Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 23-29/8: Chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ; khủng bố đẫm máu ở Afghanistan

Hà Anh Vy
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công du Đông Nam Á, khủng bố ở Afghanistan, căng thẳng ngoại giao Algeria-Morocco... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong tuần:

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kết thúc chuyến công du Đông Nam Á

Chiều 26/8, chuyên cơ Air Force Two chở Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cất cánh rời sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến công du dài 5 ngày đến Singapore và Việt Nam.

Sáng 25/8/2021, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thăm Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
Sáng 25/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN

Trong các buổi tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao hai nước, bà Harris nhấn mạnh về cam kết của Mỹ đối với khu vực, khẳng định sự xuất hiện của Mỹ ở khu vực “không để chống lại một quốc gia nào hoặc buộc bất kỳ ai phải lựa chọn giữa các nước”.

Bài phát biểu của Phó Tổng thống Harris tại Singapore cũng khẳng định, tầm nhìn của Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là một khu vực của “hoà bình và ổn định, tự do hàng hải, tự do thương mại, thúc đẩy nhân quyền, cam kết đối với trật tự quốc tế dựa trên luật định và hợp tác đôi bên cùng có lợi”.

Theo đó, trọng tâm của các cuộc thảo luận giữa Mỹ và hai nước chủ yếu xoay quanh các biện pháp để đối phó với đại dịch Covid-19 nói riêng và thúc đẩy hệ thống y tế công cộng nói chung, đồng thời đàm phán nối lại các hoạt động hợp tác kinh tế.

Trong chuyến thăm, bà Harris tham dự lễ khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, được đặt tại Hà Nội.

Chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris được đánh giá là thành công khi vừa giúp thắt chặt quan hệ song phương giữa Mỹ với Singapore và Việt Nam, vừa củng cố chính sách xoay trục sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dành nhiều thời gian và nguồn lực ngoại giao cho Đông Nam Á.

Khủng bố đánh bom ở Afghanistan, Mỹ tiêu diệt IS-K, cảnh cáo tiếp tục phản đòn

Theo AP, số ca tử vong do vụ đánh bom kép tại khu vực cổng chào sân bay quốc tế Hamid Karzai vào hôm 26/8 hiện đã lên tới 182, bao gồm 28 thành viên của Taliban, 13 nhân viên quân sự Mỹ, còn lại là dân thường.

Sân bay Kabul bị khủng bố đẫm máu: Các nước khẩn trương xác định thương vong; quốc tế phẫn nộ, họp khẩn. (Nguồn: AFP)
Afghanistan bị tổ chức khủng bố IS-K tấn công vào ngày 26/8 vừa qua. (Nguồn: AFP)

Chi nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng IS-K đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công thông qua một tài khoản trên trang mạng Telegram.

Trước đây, nhóm cũng đã từng thực hiện nhiều vụ khủng bố đẫm máu khác tại Afghanistan và Pakistan, đặc biệt nhằm vào những người Hồi giáo dòng Shiite.

Theo Sputnik, đại diện của Taliban cũng từng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ tấn công khủng bố của “các thành phần hiểm độc” nhằm vào các khu vực tập trung đông người. Nhóm đã ra thông cáo lên án vụ tấn công và cho rằng, vụ nổ xảy ra tại “khu vực nơi lực lượng Mỹ chịu trách nhiệm” về an ninh.

Tuy nhiên, Taliban vẫn khẳng định sẽ không cho phép Mỹ kéo dài thời hạn rút quân sau ngày 31/8.

Trong bài phát biểu tối ngày 26/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố “chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra”. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng khẳng định, các nỗ lực sơ tán quân nhân và dân thường ra khỏi Afghanistan vẫn được triển khai.

Sky News cho biết, chưa đầy 48h sau cuộc tấn công, Mỹ đã nhanh chóng đáp trả bằng một cuộc không kích thực hiện bởi máy bay không người lái, nhằm vào các phần tử lập kế hoạch cho IS-K tại tỉnh Nangarhar của Afghanistan.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 28/8 của Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Lục quân Mỹ William Taylor cho biết một cuộc tấn công đã tiêu diệt hai nhân vật chủ chốt và làm bị thương một thành viên khác của IS-K.

Mỹ cũng để ngỏ khả năng sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tương lai nhằm vào IS-K.

Bộ Tứ khai mạc tập trận thường niên tại đảo Guam

Ngày 26/8, Hải quân 4 quốc gia thành viên nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản khai mạc cuộc tập trận thường niên Malabar lần thứ 25 ngoài khơi hòn đảo Guam thuộc Thái Bình Dương.

Các tàu chiến của Hải quân 4 nước Bộ tứ tiến vào biển Bắc Arab tham gia cuộc tập trận Malabar 2020 giai đoạn 2 ngày 17/11/2020. (Nguồn: AP)
Các tàu chiến của Hải quân 4 nước Bộ tứ tiến vào biển Bắc Arab tham gia cuộc tập trận Malabar 2020 giai đoạn 2 ngày 17/11/2020. (Nguồn: AP)

Cuộc tập trận Malabar 2021 do Hải quân Mỹ đảm nhiệm tổ chức và có hai giai đoạn. Giai đoạn 1 diễn ra trong 4 ngày và kết thúc vào ngày 29/8.

Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận, Hải quân Mỹ đã cử tàu khu trục USS Barry, lực lượng chiến tranh đặc biệt cùng tàu tiếp tế USNS Rappahannock.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gửi khu trục hạm đa nhiệm lớp Izumo JS Kaga cùng hai tàu khu trục lớp Murasame JS Murasame và JS Shiranui tham gia.

Hai tàu chiến Ấn Độ tham gia cuộc tập trận gồm khinh hạm tàng hình INS Shivalik và tàu hộ vệ tác chiến chống ngầm INS Kadmatt đã đến đảo Guam vào ngày 22/8.

Australia tham dự Malabar thứ hai và nước này đưa tàu chiến lớp Anzac HMAS Warramunga đến huấn luyện.

Phó Đô đốc Michael Noonan thuộc Hải quân Hoàng gia Australia cho biết, các cuộc tập trận sẽ giúp tăng cường vai trò của bốn quốc gia trong việc xây dựng an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận Malabar, bắt đầu vào năm 1992, được xem là hoạt động song phương giữa Ấn Độ và Mỹ. Nhật Bản trở thành thành viên thường trực từ năm 2015.

Theo lời mời của Ấn Độ, Australia đã tham gia phiên bản Malabar 2020, đưa cuộc tập trận này trở thành cuộc tập trận của cả 4 quốc gia thành viên nhóm Bộ tứ

Xung đột Armenia-Azerbaijan có dấu hiệu căng thẳng trở lại

Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, một nhóm binh sĩ Azerbaijan được trang bị vũ khí và khí tài đầy đủ đã chiếm một vùng nhỏ dọc theo đường cao tốc chạy qua tỉnh Syunik của Armenia.

Nga đề nghị giúp phân định biên giới Armenia-Azerbaijan. (Nguồn: IFP)
Armenia-Azerbaijan lại bùng phát nguy cơ xung đột. (Nguồn: IFP)

Các chuyên gia quân sự cho biết, nguy cơ đụng độ quân sự sẽ rất cao nếu phía Azerbaijan tận dụng tuyến đường cao tốc này làm bàn đạp để tiến quân sâu hơn vào lãnh thổ Armenia. Điểm đến của lực lượng này rất có thể sẽ là toàn bộ tỉnh Syunik thuộc Armenia. Đây là khu vực có tính chiến lược trong cuộc xung đột giữa hai quốc gia thời gian gần đây.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 21/8 đã lên tiếng cáo buộc lực lượng vũ trang Armenia tấn công nhiều vị trí quân sự của Baku nằm dọc biên giới hai nước.

Theo hãng tin Sputnik, tình hình tại khu vực biên giới giữa Azerbaijan và Armenia gần đây có dấu hiệu căng thẳng trở lại, khi Azerbaijan cáo buộc Armenia vi phạm các điều khoản trong hiệp định ngừng bắn được ký kết hồi năm ngoái.

Chính quyền Yerevan cũng tố cáo Azerbaijan đã gây ra xung đột khiến một số quân nhân đồn trú ở tỉnh Gegharkunik của nước này thiệt mạng.

Mâu thuẫn EU-Nga về vấn đề Crimea

Ngày 23/8, tại Kiev đã diễn ra Diễn đàn Nền tảng Crimea do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chủ trì. Diễn đàn này lần đầu tiên được ông Zelensky công bố hồi tháng 9/2020 nhằm mục tiêu tập hợp các nỗ lực quốc tế để "đưa Crimea trở lại quyền kiểm soát của Kiev".

Tin thế giới 24/8: Ukraine tuyên bố hùng hồn, EU 'lơ' cảnh cáo của Nga về Crimea; Nga hỏi nhẹ 'Mỹ ở đâu? Dòng chảy phương Bắc 2 ở đâu?' (Nguồn: TASS)
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Nền tảng Crimea tại Kiev. (Nguồn: TASS)

Các quan chức hàng đầu từ 46 quốc gia, trong đó có 30 quốc gia thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham dự Diễn đàn này.

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố “làm mọi thứ có thể để lấy lại Crimea, để Crimea cùng với Ukraine trở thành một phần của châu Âu”.

Tổng thống Zelensky khẳng định Ukraine sẽ "sử dụng tất cả các phương tiện chính trị, pháp lý, nhưng trước hết và quan trọng nhất là ngoại giao”, đồng thời kêu gọi sự “hỗ trợ hiệu quả ở cấp độ quốc tế”.

Nhà lãnh đạo Ukraine tiếp tục cáo buộc Nga chiếm đóng trái phép và biến Crimea thành một “căn cứ quân sự” và “một chỗ đứng để Nga tăng cường ảnh hưởng của mình đối với khu vực Biển Đen”, dù Moscow liên tục bác bỏ.

Cùng ngày, bình luận về Diễn đàn Nền tảng Crimea, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Chúng tôi coi sự kiện này là cực kỳ không thân thiện đối với Nga. Chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận những động thái như vậy liên quan khu vực của Nga, liên quan Crimea".

Ông Peskov tuyên bố, đối với Diễn đàn Nền tảng Crimea, Nga có thái độ hoàn toàn rõ ràng: "Đó là một sự kiện chống Nga".

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Trung Đông

Ngày 28/8, tại thủ đô Baghdad của Iraq, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Trung Đông đã chính thức khai mạc.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lắng nghe Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi trong cuộc họp báo chung tại văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Baghdad của Iraq. - AFP PIC
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lắng nghe Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi trong cuộc họp báo chung tại văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Baghdad của Iraq. (Nguồn: AFP)

Hội nghị có sự tham dự của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, Quốc vương Jordan Abdullah II, Thủ tướng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Rashid, Thủ tướng Kuwait Sheikh Sabah Al-Khalid Al-Sabah, các ngoại trưởng của Iran và Saudi Arabia. Đáng chú ý, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo duy nhất ngoài khu vực, tham dự với vai trò đồng tổ chức hội nghị.

Các nhà tổ chức không tiết lộ chương trình nghị sự nhưng theo các nguồn tin, hội nghị này được tổ chức nhằm tìm giải pháp tháo gỡ căng thẳng giữa Iran và các nước vùng Vịnh đối địch vốn đẩy các bên đến gần tình trạng xung đột trong những năm trở lại đây cũng như thảo luận về cuộc chiến tại Yemen, sự sụp đổ của chính quyền Lebanon và cuộc khủng hoảng nước trong khu vực.

Ngoài ra, Hội nghị được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ vai trò nòng cốt của Iraq trong cuộc chiến chống khủng bố và vì sự ổn định ở Trung Đông, cũng như thúc đẩy đối thoại giữa các nước láng giềng. Nhất là trong bối cảnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng một lần nữa trở thành mối lo ngại hàng đầu tại khu vực.

Thông cáo của Văn phòng Tổng thống Iraq trước thềm hội nghị nhấn mạnh, hội nghị “sẽ góp phần giảm căng thẳng khu vực và những cuộc khủng hoảng, đồng thời ủng hộ định hướng đối thoại mang tính xây dựng”.

Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco

Ngày 24/8, Ngoại trưởng Algeria Ramtane Lamamra thông báo về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco do “những hành động thù địch” từ phía nước láng giềng mà họ đã có quan hệ căng thẳng trong nhiều thập kỷ.

Morocco phản ứng về quyết định 'dứt tình' của Algeria, Liên đoàn Arab kêu gọi kiềm chế. (Nguồn: jeuneafrique)
Căng thẳng Algeria-Morocco đẩy lên cao sau khi Algiers đơn phương cắt đứt quan hệ với Rabat ngày 24/8. (Nguồn: jeuneafrique)

“Algeria quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vương quốc Morocco từ ngày 24/8. Vương quốc Morocco chưa bao giờ ngừng các hành động thù địch nhằm vào Algeria", ông Lamamra cho biết.

Cũng tại buổi họp báo, ông đưa ra cáo buộc Morocco sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus nhằm chống lại chính quyền Algeria, ủng hộ cho một nhóm ly khai và thất bại trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, trong đó có vấn đề Tây Sahara.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Morocco cho rằng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao là “hoàn toàn không hợp lý”, dựa trên “những cái cớ sai lầm, thậm chí ngớ ngẩn” và Morocco sẽ tiếp tục là “đối tác tin cậy” đối với người Algeria.

Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit đã lên tiếng kêu gọi hai nước kiềm chế, tránh tình trạng căng thẳng leo thang và hy vọng mối quan hệ sẽ được khôi phục ở mức độ tối thiểu trong tương lai.

Tổng thống Philippines Duterte sẽ chạy đua vào chức vụ Phó Tổng thống

Ngày 24/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố tranh cử chức phó tổng thống Philippines vào năm 2022. Tuy nhiên, quyết định này bị chỉ trích từ nhiều phía.

4212-31-8-baiphu-philippines
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Cụ thể, ông Duterte đã chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ Philippines (PDP-Laban) làm ứng viên Phó Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2022. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Christopher “Bong” Go - trợ lý lâu năm của ông Duterte, được đề cử là ứng cử viên Tổng thống của đảng này.

"Tôi sẽ tranh cử Phó Tổng thống. Tôi sẽ tiếp tục chiến dịch của mình. Tôi còn lo ngại về vấn đề ma túy và các phần tử nổi loạn", ông Duterte khẳng định.

Ông Nograles, người cũng đồng thời là trợ lý của ông Duterte, nói rằng quyết định đề cử bộ đôi Go - Duterte nhằm "đảm bảo tính liên tục" của cuộc chiến chống ma túy và khủng bố, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và nỗ lực ứng phó với đại dịch của Philippines.

Nhiệm kỳ hiện tại của ông Duterte sẽ kết thúc vào tháng 6/2022. Theo hiến pháp Philippines, kể từ năm 1986, nhiệm kỳ Tổng thống kéo dài 6 năm, và Tổng thống không được phép tái tranh cử.

Giới hạn này được đặt ra sau khi Philippines trải qua 20 năm dưới thời Ferdinand Marcos.

Hạn hán đe dọa cuộc sống của người dân Iraq và Syria

Trong một báo cáo mới đây của 13 tổ chức cứu trợ vào ngày 23/8, hơn 12 triệu người tại Iraq và Syria hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đồ ăn, nước uống và điện.

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 23-29/8: Chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ; khủng bố đẫm máu ở Afghanistan
Hạn hán đe dọa cuộc sống của người dân Iraq và Syria. (Nguồn: AFP)

Nhiệt độ tăng cao, lượng mưa thấp kỷ lục và hạn hán nặng nề nhất trong vòng hơn 70 năm qua đang khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và nông nghiệp. Các đập thủy điện đều cạn nước khiến cho quá trình sản xuất điện gặp gián đoạn, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ sở hạ tầng thiếu yếu như các địa điểm khám sức khỏe.

Báo cáo cũng nhận định, với việc hàng trăm nghìn người tại Iraq và Syria đã buộc phải đi sơ tán, một cuộc khủng hoảng nước trong thời gian tới sẽ sớm trở thành một “thảm họa chưa từng có tiền lệ”.

Phát biểu về tình trạng hiện tại, Giám đốc khu vực của tổ chức phi chính phủ Hội đồng Tị nạn Na Uy Carsten Hansen khẳng định: “Sự sụp đổ của hệ thống cung cấp đồ ăn và nước uống cho hàng triệu người Syria và Iraq là điều khó tránh khỏi”.

Các tổ chức nhân đạo đang kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực và các cơ quan viện trợ cần gấp rút hỗ trợ khẩn cấp cũng như đầu tư cho các giải pháp lâu dài trước cuộc khủng hoảng nguồn nước tại đây.

Tin thế giới 27/8: IS trở lại, đánh bom khủng bố Afghanistan; Mỹ tức tối chuẩn bị phản đòn; Triều Tiên bỗng im lặng một cách ‘bí ẩn’

Tin thế giới 27/8: IS trở lại, đánh bom khủng bố Afghanistan; Mỹ tức tối chuẩn bị phản đòn; Triều Tiên bỗng im lặng một cách ‘bí ẩn’

Afghanistan rơi vào tầm ngắm của khủng bố IS, Mỹ tức giận sẽ trả đũa, căng thẳng Armenia-Azerbaijan bùng phát... là những sự kiện quốc ...

Tin thế giới 26/8: Động thái khó hiểu của Nga với Taliban; lo ngại tổ chức khủng bố IS trỗi dậy; Bộ  tứ tập trận Malabar

Tin thế giới 26/8: Động thái khó hiểu của Nga với Taliban; lo ngại tổ chức khủng bố IS trỗi dậy; Bộ tứ tập trận Malabar

Nga có những động thái mới với Taliban và Aghanistan; Mỹ-Nga hợp tác về an ninh mạng, Mỹ-Israel tìm tiếng nói chung... là những sự ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động