Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres: Chuyện chưa kể (kỳ 1)

Qua câu chuyện của những người từng làm việc cùng, tân Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres hiện lên là một chính khách uyên bác, mẫn cán, đầy nhiệt huyết…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Tân Tổng thư ký LHQ: Năm 2017 ưu tiên hàng đầu cho hòa bình
tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Những gương mặt nổi bật trên chính trường quốc tế năm 2016

Ngày 1/1 vừa qua, ông Antonio Guterres chính thức nhậm chức Tổng Thư ký LHQ. Ông Guterres nhận nhiệm vụ mới trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động. Vì vậy, ông tuyên bố sẽ làm việc với các chính phủ để xử lý “những thách thức to lớn mà chúng ta cùng đối mặt”.

Trên thực tế, ông Guterres không phải là gương mặt xa lạ với chính trường thế giới. Từng đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Bồ Đào Nha, sau đó là Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), trên cương vị nào, ông Guterres cũng chứng tỏ năng lực nổi trội của mình.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. (Nguồn: EPA)

Thủ tướng đi… dạy trẻ con

Năm 2002, trong bối cảnh liên minh cầm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành đất nước, ông Guterres đã quyết định từ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha khi nhiệm kỳ thứ 2 của mình mới đi qua một nửa chặng đường. Sau đó, ông làm một việc mà không ai ngờ đến: Mỗi tuần vài lần, Guterres đến các khu ổ chuột ở ngoại ô Lisbon để dạy Toán cho các em nhỏ.

Ông Ricardo Costa, Tổng biên tập SIC News, đồng thời là người theo sát sự nghiệp chính trị của ông Guterres, cho biết: “Ông ấy không bao giờ để cánh nhà báo bám theo, cũng như không để họ phỏng vấn các học sinh”. Vị cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha nói với các học sinh của mình rằng, ông làm điều này trên tư cách cá nhân chứ không phải để phô trương.

Ông Antonio Guterres, người mới chính thức trở thành Tổng thư ký LHQ hôm 1/1, lớn lên trong chế độ độc tài ở Bồ Đào Nha và chứng kiến cuộc cách mạng năm 1974, chấm dứt thời kỳ toàn trị kéo dài 48 năm ở đất nước mình. Có thể thấy, một trong những điểm nổi bật ở Guterres là đức tin Thiên Chúa. Chính quan điểm Thiên Chúa giáo tiến bộ đã hình thành nên “thương hiệu” chính trị dân chủ xã hội (social democratic politics) của ông.

Trong những ngày khó khăn của cuộc cách mạng ở Bồ Đào Nha, không mấy ai trong đảng Xã hội theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, ông Guterres - một sinh viên kỹ thuật tài năng và để ria mép theo kiểu nhà cách mạng Chile Salvador Allende, đã dần trở thành một nhà lãnh đạo có tư tưởng hiện đại, nhấn mạnh mục tiêu công lý và công bằng xã hội.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Ông Guterres ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 1999. (Nguồn: AP)

Đối với những người cánh tả ở Bồ Đào Nha, niềm tin tôn giáo là một vấn đề khá nhạy cảm. Năm 1998, dưới thời ông Guterres làm Thủ tướng, Bồ Đào Nha đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc nới lỏng đạo luật chống phá thai. Khi đó, ông Guterres ủng hộ phương án không thay đổi luật hiện hành, khiến cho nhiều thành viên trong đảng Xã hội của ông tức giận. Những người có cùng quan điểm với Thủ tướng Guterres đã giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu này, song tỷ lệ chưa vượt quá bán nên kết quả không được công nhận. Phải đến năm 2007, việc nới lỏng quy định nạo phá thai mới được thông qua, cũng trong một cuộc trưng cầu ý dân.

Khả năng kiến tạo đồng thuận

Sinh ra ở Lisbon song ông Guterres có nhiều họ hàng ở những miền nông thôn, nơi ông tận mắt chứng kiến cảnh nghèo đói dưới thời chính quyền cũ. Ở Lisbon, ông tích cực tham gia vào các dự án giúp đỡ xã hội của các nhóm sinh viên Công giáo.

Năm 1976, trong kỳ bầu cử đầu tiên kể từ sau khi chính quyền cũ bị lật đổ, chàng giảng viên kỹ thuật trẻ tuổi Guterres được bầu làm nghị sĩ đảng Xã hội. Trong Quốc hội, Guterres là người luôn sẵn sàng nói lên quan điểm của mình một cách thẳng thắn, thuyết phục. Với khả năng hùng biện xuất sắc trước các đối thủ chính trị, ông được gán biệt danh “cái cuốc biết nói” (“talking pickaxe”).

Guterres trở thành Thủ tướng Bồ Đào Nha vào năm 1995, với chủ trương thúc đẩy chủ nghĩa nhân đạo và chính trị xã hội. Trước đó 3 năm, ông Guterres đã là nhà lãnh đạo của đảng Xã hội và tiến hành hiện đại hóa đảng này, mặc dù ông vẫn tự nhận là một chính khách thiên tả như Thủ tướng Anh Tony Blair.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Ông Tony Blair (trái) và ông Antonio Guterres gặp nhau tại một hội nghị ở Paris, Pháp năm 1999. (Nguồn: AP)

Trong bối cảnh kinh tế Bồ Đào Nha phát triển nhanh chóng và việc làm mới dần trở nên khó tìm hơn, ông Guterres đã thiết lập mức thu nhập tối thiểu cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, ông không giành được đa số ủng hộ trong liên minh cầm quyền và buộc phải từ chức. Dù vậy, trong thời gian cầm quyền, Guterres đã cho thấy khả năng tạo đồng thuận tuyệt vời, khi ông luôn phải đàm phán với các đảng đối lập để thông qua quyết sách.

“Ông ấy (Guterres) là một người rất khéo léo, thông minh và nhanh nhạy trong việc thấu hiểu quan điểm người khác, đồng thời tập trung vào việc tìm ra giải pháp có lợi cho các bên. Đó là điều giúp ông ấy thành công”, theo ông Antonio Vitorino, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha.

Ông Guterres làm việc cực kỳ hăng say, mẫn cán. Nhưng không mấy ai biết rằng, nhiều bi kịch xảy đến với gia đình ông. Vợ của Guterres, nhà tâm lý học Luisa Guimaraes e Melo, bị ốm nặng trong suốt thời gian ông điều hành chính phủ và phải điều trị ở London, Anh.

“Đó là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của Guterres”, ông Vitorino nói. “Thứ Sáu hàng tuần, Guterres lại bay sang London, dành 2 ngày cuối tuần trong lúc 'nước sôi lửa bỏng' để chăm sóc vợ, sau đó quay về Bồ Đào Nha vào sáng thứ Hai tuần sau”.

Bà Melo qua đời năm 1998. Chỉ 1 năm sau đó, ông Guterres bước vào cuộc bầu cử toàn quốc với hy vọng đảng Xã hội giành đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, đảng của Guterres chỉ về nhì trong cuộc đua này và buộc phải liên minh với các chính đảng khác. Cũng trong giai đoạn này, tình hình phát triển kinh tế chậm lại cũng đặt ra nhiều khó khăn với đất nước Bồ Đào Nha.

Tạo sự thay đổi trên thế giới

Ông Guterres, vốn ngày càng mệt mỏi với sự chia rẽ nội bộ, bắt đầu quan tâm hơn tới quan hệ quốc tế. Ông ghi dấu ấn trong việc giải quyết khủng hoảng ở Timor Leste - một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, vốn bùng nổ xung đột từ năm 1999 sau cuộc trưng cầu về việc tách khỏi Indonesia. Ông Guterres đã tiến hành những nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục LHQ can thiệp nhằm khôi phục hòa bình ở vùng lãnh thổ này.

Năm 2000, khi Bồ Đào Nha đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), nhờ vào khả năng của ông Guterres, Lisbon đã kết nối các quốc gia trong liên minh, tạo sự đồng thuận giữa các nước lớn cũng như lắng nghe quan điểm chính đáng của các nước nhỏ.

“Ông ấy làm một điều rất đặc biệt: xem mỗi quốc gia muốn gì và thiết lập chương trình nghị sự phù hợp cho tất cả quốc gia”, theo Francisco Seixas da Costa, một nhà ngoại giao phụ trách quan hệ với EU của Bồ Đào Nha. “Các quốc gia nhỏ thường không có tiếng nói trong quá trình hoạch định chính sách, nên chúng tôi cố gắng lắng nghe quan điểm của họ”.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Ông Guterres phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban châu Âu, năm 2015. (Nguồn: EurActive)

Ông Guterres rất giỏi điều hòa mối quan hệ giữa các nước lớn ở châu Âu. Ông Seixas de Costa hồi tưởng: “Tại Hội đồng châu Âu, một lần, Thủ tướng Pháp Jacque Chirac và người đồng cấp Đức Helmut Kohl xảy ra mâu thuẫn. Ông Guterres xin được phát biểu ý kiến, trong đó đưa ra giải pháp có lợi cho cả Pháp và Đức. Thật bất ngờ, Guterres đã thành công. Rõ ràng, ông ấy có khả năng đặc biệt trong việc kết nối mọi người”.

Năm 2002, khi nhiệm kỳ Thủ tướng Bồ Đào Nha đi qua được một nửa, ông Guterres bất ngờ từ chức sau khi đảng Xã hội gặp nhiều thất bại ở các cuộc bầu cử địa phương. Guterres nói rằng ông muốn tránh để đất nước rơi vào “vũng bùn chính trị”, đồng thời ông nhận ra rằng “chính trị có những giới hạn của nó”.

Tại thời điểm đó, ông Guterres không được nhiều người yêu mến, thậm chí bị chỉ trích vì những thỏa thuận mà ông đứng ra dàn xếp. Nhưng chỉ vài năm sau khi ông từ chức, các cuộc điều tra dư luận dần cho thấy Guterres được nhìn nhận là một chính khách công tâm và chân thành, cũng như là một ứng viên tiềm năng cho ghế Tổng thống. Tuy nhiên, Guterres không còn muốn tham gia vào nền chính trị Bồ Đào Nha nữa. Thay vào đó, ông muốn tạo sự thay đổi trên phạm vi toàn thế giới.

Đón đọc kỳ II vào lúc 8 giờ 00 ngày 3/1/2017: "Sau khi rời bỏ chính trường Bồ Đào Nha, ông Guterres bày tỏ thiên hướng tham gia vào các vấn đề quốc tế. Ông đã có nhiều đóng góp cho UNHCR trong một thập kỷ".

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Ông António Guterres chính thức nhậm chức Tổng thư ký LHQ

Ngày 12/12, tại phòng họp lớn của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres đã chính thức tuyên ...

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Tân Tổng Thư ký LHQ muốn phân bổ người tị nạn trên toàn thế giới

Theo Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, thế giới cần có một hệ thống phân bổ người tị nạn quy mô lớn và hiệu quả để ...

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Tân Tổng Thư ký LHQ: Phải đoàn kết để chấm dứt cuộc chiến Syria

"Điều quan trọng hơn cả là phải đoàn kết bất luận đang tồn tại những khác biệt như thế nào. Đã tới lúc cần phải ...

Quang Chinh (theo The Guardian)

Đọc thêm

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/5/2024: Tuổi Tý tài lộc ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/5/2024: Tuổi Tý tài lộc ổn định

Xem tử vi 7/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động