Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Món quà cuối cùng của bà Merkel

Phan Quân
Chuyến thăm Washington ngày 15/7, gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden là cơ hội để Thủ tướng Đức Angela Merkel viết nên cái kết đẹp cho sự nghiệp chính trị của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là chuyến thăm nước ngoài hiếm hoi của bà Angela Merkel kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Quan trọng hơn, khi nhiệm kỳ dài 16 năm của nhà lãnh đạo này sẽ khép lại sau ngày 26/9 tới, chuyến thăm chính thức Mỹ lần thứ 19 này có thể là chuyến công du lớn cuối cùng của bà trên cương vị Thủ tướng Đức.

Do đó, bà Angela Merkel đứng trước cơ hội củng cố quan hệ Mỹ-Đức, vốn chịu tổn hại do chính sách đơn phương của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, tạo nền tảng vững chắc cho người kế nhiệm và viết nên cái kết đẹp cho sự nghiệp chính trị của mình.

(7.14) Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Thượng đỉnh G7 vừa qua. (Nguồn: Imago Images)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Thượng đỉnh G7 vừa qua tại Anh. (Nguồn: Imago Images)

Về phía Mỹ, không phải ngẫu nhiên mà nhiều quan chức đối ngoại nước này cho rằng người họ có thể nói chuyện về châu Âu một cách thẳng thắn không ai khác ngoài nhà lãnh đạo Đức.

Khác với thời chính quyền Donald Trump, Washington dưới thời Tổng thống Joe Biden coi trọng quan hệ với Berlin, đặc biệt là Thủ tướng Angela Merkel.

Hai đặc điểm trong phương châm “Đưa nước Mỹ trở lại” của ông Joe Biden là khôi phục vị thế dẫn dắt thông qua củng cố quan hệ với đồng minh, đối tác và trở lại chủ nghĩa đa phương.

Đức là “người bạn không thể tốt hơn” của Mỹ và đóng vai trò quan trọng tại cơ chế, diễn đàn đa phương. Một mối quan hệ Mỹ-Đức bền chặt sẽ là minh chứng rõ nét cho cam kết “Đưa nước Mỹ trở lại”. Do đó, cuộc gặp ngày 15/7 được cả hai bên đặc biệt mong đợi.

Tìm lợi ích chung

Trong cuộc gặp sắp tới tại Washington D.C, hai nhà lãnh đạo dự kiến đề cập tới thách thức từ biến đổi khí hậu, thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc tế trên giá trị chung cũng như các biện pháp đối phó và khắc phục hậu quả từ đại dịch Covid-19.

Câu chuyện về hợp tác trong phòng chống Covid-19, đặc biệt là quá trình cộng tác nghiên cứu, sản xuất vaccine giữa Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Mới đây, trong chuyến thăm nhà máy dược phẩm của Pfizer tại thành phố Kalamazoo, bang Michigan (Mỹ) ngày 13/7, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định ông sẵn sàng thảo luận về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19.

Trước đó, Washington đề xuất tạm hoãn vấn đề bản quyền để tăng cường sản xuất vaccine Covid-19 cho nước nghèo, song Đức từ chối.

Tuy nhiên, tuyên bố trên cho thấy không loại trừ khả năng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có thể mang tới tiến triển trong chuyện này, mở rộng lượng vaccine Covid-19 cung cấp cho các nước kém phát triển hơn, phù hợp với cam kết của ông Biden và củng cố danh tiếng cho bà Merkel.

Biến đổi khí hậu cũng là lĩnh vực mà hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác. Thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển (G7) vừa qua đã đặt ra mục tiêu ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học và năm 2030 bằng cách bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất liền và biển, giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chấm dứt việc dùng ngân sách công tài trợ cho các nhà máy điện than trong năm nay.

Câu chuyện về hợp tác trong phòng chống Covid-19, đặc biệt là quá trình cộng tác nghiên cứu, sản xuất vaccine giữa Pfizer (Mỹ) và bioNTech (Đức) là điểm sáng trong quan hệ song phương.

Trong đó, cả Mỹ và Đức đang cho thấy cam kết cụ thể về vấn đề này.

Từ năm 2019, Berlin đã thông qua Luật Hành động Khí hậu, qua đó thiết lập mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính năm 2030 còn 55% so với năm 1990, đồng thời đề ra giới hạn khí thải trong một số lĩnh vực cụ thể như năng lượng, ô tô.

Dưới thời ông Biden, Washington đã bổ nhiệm Đặc phái viên về biến đổi khí hậu John Kerry, thiết lập cơ chế chuyên trách và liên tục đề cập vấn đề này trong thảo luận với các nước.

Do đó, chống biến đổi khí hậu rõ ràng là lĩnh vực hai nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm tiếng nói chung.

Tránh khơi bất đồng

Tuy nhiên, câu chuyện về khác biệt quan điểm giữa Mỹ và Đức về Nga, Trung Quốc sẽ rất khác.

Một chuyên gia cấp cao của Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden có thể phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), dự án hợp tác Nga-Đức trong cuộc gặp Thủ tướng Angela.

Theo ông chủ Nhà Trắng, Washington chỉ tạm thời ngưng trừng phạt công ty Nord Stream 2 AG phụ trách dự án là nhằm “tạo khoảng trống” để Mỹ - Đức có thể cùng giải quyết tác động từ dự án này.

Quan chức này cũng cho biết Mỹ đang thảo luận để đảm bảo rằng Nga không thể sử dụng năng lượng như một công cụ gây sức ép với Ukraine, các đồng minh sườn phía Đông hoặc nước khác.

Trong khi đó, Deutsch Welle cho rằng từ góc nhìn thực tế của bà Merkel, Nord Stream 2 đơn thuần là một dự án năng lượng hợp tác với Nga và không mang hàm ý về chính trị.

Song theo chuyên gia Thorsten Benner thuộc Viện Chính sách công toàn cầu (GPPi), Mỹ-Đức có thể đạt được tiến bộ liên quan tới Nord Stream 2, nếu bà Merkel có thể đảm bảo vai trò trung chuyển khí đốt của Ukraine trong mọi trường hợp.

Mỹ và Đức cũng khó tìm kiếm tiếng nói chung về Trung Quốc.

Trong 16 năm cầm quyền, Thủ tướng Merkel ủng hộ mạnh mẽ hợp tác kinh tế giữa Đức, châu Âu với Trung Quốc, cũng như thỏa thuận đầu tư Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc cuối năm ngoái. Washington lại coi Bắc Kinh là “mối đe dọa” và một muốn tìm kiếm mặt trận chung chống lại ảnh hưởng của quốc gia châu Á.

Sự khác biệt này đã được thể hiện rõ tại Thượng đỉnh G7 – khi Mỹ muốn công khai chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền, Berlin lại nhấn mạnh về hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực cùng quan tâm.

(7.14) Nước Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc. (Nguồn: Bundesregierung)
Nước Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Trung Quốc. (Nguồn: Bundesregierung)

Chuyên gia về đối ngoại, Nghị sỹ Bundestag Alexander Graf Lambsdorff nhận định khác biệt về lập trường này khiến Washington duy trì thái độ hoài nghi đối với Berlin cũng như cách tiếp cận “nặng tính kinh doanh” của Thủ tướng Angela Merkel.

Trong khi đó, ông Benner cũng cho rằng “không nên kỳ vọng hơn bất cứ diều gì” từ nhà lãnh đạo Đức trong chính sách đối với Trung Quốc.

Do đó, theo giới chuyên gia, nhiều khả năng hai nhà lãnh đạo sẽ chỉ kêu gọi Bắc Kinh nỗ lực giảm thiểu phát thải khí carbon, tăng cường hệ thống y tế toàn cầu, hay xa hơn là mở cửa nền kinh tế.

Ông Lambsdorff nhận định quan hệ xuyên Đại Tây Dương đóng vai trò đặc biệt quan trọng với Mỹ hiện nay. Do đó, ngay cả khi Trung Quốc có là “thách thức chiến lược lớn nhất của thời đại” hay hai bên có khác biệt lập trường về Nga, Washington sẽ không đặt Berlin vào thế khó, gây tổn hại tới quan hệ song phương.

Tương tự, Thủ tướng Angela Merkel hẳn mong muốn chuyến công du lớn cuối cùng trong sự nghiệp sẽ diễn ra suôn sẻ, khép lại sự nghiệp chính trị nhiều thăng trầm, với món quà cuối cùng dành cho người kế nhiệm là mối quan hệ Mỹ - Đức cởi mở, bền chặt.

Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Dòng chảy phương Bắc 2 và Trung Quốc - chướng ngại khó vượt?

Thủ tướng Đức thăm Mỹ: Dòng chảy phương Bắc 2 và Trung Quốc - chướng ngại khó vượt?

Nhận định về chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel tới Mỹ và hội đàm với Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng vào ...

'Tình thân' đang trở lại, ai sẽ là người được Tổng thống Mỹ Biden gửi gắm sứ mệnh ở Đức?

'Tình thân' đang trở lại, ai sẽ là người được Tổng thống Mỹ Biden gửi gắm sứ mệnh ở Đức?

Ngày 30/6, các nguồn thạo tin tiết lộ, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bổ nhiệm học giả Amy Gutmann làm Đại sứ nước này ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu Brent và WTI cùng lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu Brent và WTI cùng lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 1/9, kết thúc một tuần biến động với cả dầu Brent và WTI cùng lao dốc.
Nga không thương lượng việc Ukraine gia nhập NATO, Kiev 'rỉ tai' phương Tây về vấn đề vũ khí

Nga không thương lượng việc Ukraine gia nhập NATO, Kiev 'rỉ tai' phương Tây về vấn đề vũ khí

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, các cuộc đàm phán giữa nước này và Ukraine có thể ngày càng khó khăn hơn theo thời gian.
Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 được điều chỉnh thế nào?

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 được điều chỉnh thế nào?

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh.
Tổng thống Mỹ báo tín hiệu vui ở Gaza; Israel thiết lập hành lang mới, chia rẽ người dân Palestine

Tổng thống Mỹ báo tín hiệu vui ở Gaza; Israel thiết lập hành lang mới, chia rẽ người dân Palestine

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, các bên tham gia đàm phán ngừng bắn ở Gaza đã đi đến sự nhất trí cơ bản cho một thỏa thuận khả ...
Cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh TP. Hạ Long, Quảng Ninh tại Lễ hội khinh khí cầu

Cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh TP. Hạ Long, Quảng Ninh tại Lễ hội khinh khí cầu

Lần đầu tiên diễn ra Lễ hội khinh khí cầu với chủ đề 'Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long' năm 2024 tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
Một số hình ảnh ấn tượng về chương trình 'Áo dài kết nối Du lịch với Di sản Hà Nội 2024'

Một số hình ảnh ấn tượng về chương trình 'Áo dài kết nối Du lịch với Di sản Hà Nội 2024'

Ngày 1/9, tại Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình hành trình 'Áo dài kết nối Du lịch ...
Nga không thương lượng việc Ukraine gia nhập NATO, Kiev 'rỉ tai' phương Tây về vấn đề vũ khí

Nga không thương lượng việc Ukraine gia nhập NATO, Kiev 'rỉ tai' phương Tây về vấn đề vũ khí

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, các cuộc đàm phán giữa nước này và Ukraine có thể ngày càng khó khăn hơn theo thời gian.
Tổng thống Mỹ báo tín hiệu vui ở Gaza; Israel thiết lập hành lang mới, chia rẽ người dân Palestine

Tổng thống Mỹ báo tín hiệu vui ở Gaza; Israel thiết lập hành lang mới, chia rẽ người dân Palestine

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, các bên tham gia đàm phán ngừng bắn ở Gaza đã đi đến sự nhất trí cơ bản cho một thỏa thuận khả thi.
Syria lên án hành động của Israel với Palestine, bất ngờ nhắc đến Mỹ; Thủ tướng Senegal cáo buộc ông Netanyahu

Syria lên án hành động của Israel với Palestine, bất ngờ nhắc đến Mỹ; Thủ tướng Senegal cáo buộc ông Netanyahu

Ngày 31/8, Syria lên án các hành động bạo lực leo thang của Israel đối với người Palestine ở Bờ Tây.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump nói bà Harris có nhiều khiếm khuyết, ứng cử viên của đảng Dân chủ yêu cầu một việc

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump nói bà Harris có nhiều khiếm khuyết, ứng cử viên của đảng Dân chủ yêu cầu một việc

Ngày 31/8, Phó Tổng thống Kamala Harris nói rằng, nhóm của chính ông Trump không tin tưởng ông, thì nhân dân Mỹ chắc chắn cũng không thể…
Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định 'đứng ngoài' làn sóng trừng phạt chống Moscow

Serbia thừa nhận một điều về hành trình gia nhập EU, khẳng định 'đứng ngoài' làn sóng trừng phạt chống Moscow

Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, Belgrade khó gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
Estonia cho biết FSB có thể đứng sau vụ việc ở Đức, Iran bác cáo buộc huấn luyện lực lượng Nga, Ukraine thừa nhận khó khăn trên mặt trận

Estonia cho biết FSB có thể đứng sau vụ việc ở Đức, Iran bác cáo buộc huấn luyện lực lượng Nga, Ukraine thừa nhận khó khăn trên mặt trận

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cho rằng giả thuyết về sự liên quan của Nga trong vụ nổ tại một cơ sở sản xuất quân sự ở Đức là có khả năng cao.​​​​​​​
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một dự án khoa học không gian tốn kém nhất trong lịch sử với sự tham gia của nhiều quốc gia.
'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới.
Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc mong đợi bà Harris nếu thắng cử sẽ nhận thức rõ trách nhiệm thực thi các thỏa thuận Mỹ-Trung Quốc đã đạt được.
Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Nhiều quốc gia châu Phi đang đấu tranh để giành vị trí trong HĐBA LHQ cũng như nâng cao vị thế và tiếng nói của đất nước.
Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Thống kê cho thấy một số quốc gia NATO, bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.
Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran bắt đầu có dấu hiệu thể hiện sự thiện chí trong đàm phán với Mỹ, xóa bỏ 'lằn ranh đỏ'.
Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

An ninh châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới tại Anh.
Phiên bản di động