Tin thế giới 12/5: Nổ bất ngờ ở căn cứ quân sự Nga; Ukraine đòi 'giữ chỗ' ở EU; Phần Lan ra tuyên bố nóng việc gia nhập NATO

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, Phần Lan tuyên bố muốn gia nhập NATO, Ukraine gia nhập EU.... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 12/5: Nổ bất ngờ ở căn cứ quân sự Nga; Ukraine đòi 'giữ chỗ' ở EU; Phần Lan ra tuyên bố nóng việc gia nhập NATO
Phần Lan tuyên bố muốn ngay lập tức gia nhập NATO, trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 3. (Nguồn: Shuttétock)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Nổ tại căn cứ quân sự ở vùng Viễn Đông của Nga: Ngày 12/5, TASS dẫn nguồn tin các dịch vụ khẩn cấp cho biết, một vụ nổ đã xảy ra tại căn cứ quân sự ở huyện Amursky, vùng Khabarovsk, Viễn Đông của Nga khiến 1 người thiệt mạng và 7 người bị thương.

Hỏa hoạn đã bùng phát sau vụ nổ bất ngờ. Lực lượng chức năng nỗ lực dập tắt đám cháy sau đó. Thông tin ban đầu cho thấy nguyên nhân của sự cố trên là bất cẩn trong khâu xử lý các vật liệu nổ.

Nhà chức trách sẽ tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.

* Nga cáo buộc Ukraine tấn công Belgorod: Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov ngày 12/5 cho biết, pháo bắn từ Ukraine đã khiến 1 người tử vong và làm bị thương 7 người ở làng biên giới Solokhi của Nga ở tỉnh Belgorod.

Các nhà chức trách ở khu vực giáp biên giới với Ukraine này cáo buộc Kiev thực hiện loạt vụ tấn công, song Kiev lên tiếng bác bỏ cáo buộc này. (Reuters)

* Nga cảnh báo chống lại nỗ lực can thiệp chiến dịch ở Ukraine: Ngày 12/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Moscow sẵn sàng đưa ra phản ứng kiên quyết nhất, nếu bất kỳ bên nào mạo hiểm can thiệp hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Bình luận về khả năng xảy ra đụng độ trực tiếp giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Peskov cho rằng, "tất cả đều muốn tránh" kịch bản này.

Ông Peskov nói rằng, hiện không có thay đổi trong tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine. (TASS)

* Ukraine phản kích ở Bắc Kharkov: Ngày 12/5, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, các lực lượng Ukraine đang tổ chức một cuộc phản công ở phía Bắc Kharkov, thành phố lớn thứ hai của nước này và chiếm lại một số thị trấn và làng mạc về phía biên giới Nga. (Reuters)

* Kherson của Ukraine muốn sáp nhập vào Nga: Ngày 12/6, quan chức chính quyền quân sự-dân sự khu vực Kherson Kirill Stremousov cho biết dự định sẽ đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập vùng này. (Sputnik)

* Ukraine thông báo thiệt hại trong xung đột với Nga: Tại họp báo trực tuyến ngày 11/5, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraine Oleksiy Nadtochy cho hay, có 561 binh sĩ của lực lượng này thiệt mạng và 1.697 binh sĩ khác bị thương kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Chi 'khủng' cho chiến dịch quân sự, Tổng thống Putin đang lấy tiền từ đâu?

Ukraine gia nhập EU

* Ukraine muốn được giữ một chỗ trong EU: Ngày 12/5, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho hay, nước này muốn được "giữ một chỗ" trong Liên minh châu Âu (EU), ngay cả khi việc giành được tư cách thành viên toàn diện có thể mất thời gian.

Ông Kuleba nêu rõ: "Chúng tôi thường nghe nói rằng Ukraine thuộc về châu Âu, thuộc về gia đình châu Âu và bây giờ cần giữ vị trí này cho chúng tôi". (AFP)

* Slovakia-Ba Lan muốn thúc đẩy Ukraine vào EU: Ngày 12/5, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova và người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố, hai nước muốn đảm bảo để Ukraine có thể nhanh chóng nhận được tư cách ứng viên gia nhập EU.

Hai nhà lãnh đạo cho biết sẽ cùng đến thăm những người đồng cấp ở các nước EU còn hoài nghi về tư cách ứng cử viên EU của Ukraine. (Ukrinform)

* Ngoại trưởng Ukraine hoan nghênh động thái tích cực của Đức: Ngày 12/5, trong chuyến thăm Đức, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ca ngợi phản ứng của Berlin đối với xung đột Nga-Ukraine.

Theo ông Kuleba, Đức đã có những thay đổi tích cực sau khi quyết định chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine và ủng hộ đề xuất cấm vận dầu mỏ của EU.

Đức cũng đang huấn luyện cho 60 binh sĩ Ukraine sử dụng pháo tự hành trước khi đưa họ về nước tham chiến. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Một liên minh mới khăng khít hơn, đã thành hình ở phương Đông?

NATO

* Phần Lan tuyên bố muốn gia nhập NATO ngay lập tức: Ngày 12/5, Tổng thống Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin của Phần Lan tuyên bố, cả hai đều ủng hộ việc nước này gia nhập NATO và sẽ ra một quyết định chính thức vào cuối tuần này.

Trong một tuyên bố chung, Tổng thống Niinisto và Thủ tướng Marin nêu rõ: "Phần Lan cần nộp đơn xin gia nhập NATO ngay lập tức. Tư cách thành viên trong NATO sẽ tăng cường an ninh của Phần Lan. Với tư cách là thành viên của NATO, Phần Lan sẽ củng cố toàn bộ liên minh quốc phòng".

Theo tuyên bố này, một ủy ban đặc biệt sẽ công bố quyết định chính thức của Phần Lan về việc nộp đơn xin gia nhập NATO. Trước đây, Tổng thống Niinisto thường xuyên đóng vai trò là nhà trung gian hòa giải giữa Nga và phương Tây. (AFP, Reuters)

* Nga cảnh báo động thái của Phần Lan: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, việc Phần Lan gia nhập NATO "chắc chắn" là mối đe dọa với Nga và sự mở rộng khối quân sự này sẽ không khiến châu Âu hay toàn thế giới ổn định hơn.

Phát biểu với báo giới, ông Peskov nhấn mạnh, các bước đi do Phần Lan thực hiện nhằm gia nhập NATO là nguồn cơn gây hối tiếc và là lý do buộc Moscow phải đáp trả tương xứng.

* NATO khẳng định hoan nghênh Phần Lan: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay, việc Phần Lan trở thành thành viên của NATO sẽ củng cố liên minh quân sự thân phương Tây này và cả Helsinki.

Ông Stoltenberg nêu rõ: "Nếu Phần Lan quyết định nộp đơn, NATO sẽ hoan nghênh nhiệt liệt động thái này, và quá trình xét duyệt sẽ suôn sẻ và nhanh chóng".

Theo ông, Phần Lan là một trong những đối tác thân thiết nhất của NATO, một nền dân chủ hoàn thiện, một thành viên của EU và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho an ninh châu Âu-Đại Tây Dương.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh việc Phần Lan sẵn sàng nộp đơn xin gia nhập NATO. (TASS)

* Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO: Ngày 12/5, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev - hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga - cho rằng, việc Mỹ và các đồng minh gia tăng sự ủng hộ quân sự đối với Ukraine có khả năng châm ngòi một cuộc xung đột giữa Moscow và NATO.

Theo ông, một cuộc xung đột như vậy "luôn có nguy cơ biến thành một cuộc chiến hạt nhân toàn diện. Đây sẽ là một kịch bản thảm hại cho tất cả các bên".

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin không cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin mong muốn đối đầu quân sự với NATO.(TASS)

TIN LIÊN QUAN
NATO và quá trình mở rộng thành viên

Đông Bắc Á

* Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo: Ngày 12/5, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên vừa phóng 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn về vùng biển phía Đông của nước này từ khu vực Sunan ở Bình Nhưỡng vào lúc 16h29 (giờ địa phương). Đây là vụ phóng thứ 16 mà Triều Tiên thực hiện trong năm nay.

Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp khẩn để thảo luận về động thái mới nhất này của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng đã rơi ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Vụ phóng diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa công bố ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ứng phó đại dịch. (Yonhap)

* Mỹ chuẩn bị nhiều phương án can dự với Triều Tiên: Điều phối viên của Nhà Trắng đặc trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell ngày 12/5 tiết lộ, Mỹ hiện sẵn sàng tham gia bất kỳ hình thức ngoại giao hoặc đối thoại nào với Triều Tiên.

Ông Campbell cũng cho biết, chính phủ Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Yoon Suk-yeol quyết tâm hợp tác chặt chẽ với Mỹ. (Yonhap)

* Cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ về vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 11/5 đã tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận về những vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên, song không mang lại kết quả rõ ràng do sự phản đối từ Trung Quốc và Nga. (Yonhap)

* Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chủ trì cuộc họp Nội các đầu tiên trong ngày 12/5 để thông qua đề xuất ngân sách bổ sung kỷ lục trị giá 59,4 nghìn tỷ Won (46,1 tỷ USD) nhằm giúp các tiểu thương bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tổng thống Yoon còn kêu gọi các thành viên Nội các nỗ lực hết sức để đảm bảo đề xuất này nhanh chóng được Quốc hội thông qua.

Nếu được thông qua, đây sẽ là lần bổ sung ngân sách đầu tiên dưới thời Tổng thống Yoon và lần thứ 8 trong thời kỳ đại dịch. (Yonhap)

* Hàn Quốc muốn xây dựng quan hệ hướng tới tương lai với Nhật Bản, theo cam kết của tân Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin đưa ra ngày 12/5.

Ngoại trưởng Park mong muốn Seoul và Tokyo tìm ra các giải pháp có thể chấp nhận được đối với cả hai bên, liên quan các vấn đề lịch sử. (Kyodo)

* Thượng đỉnh Nhật Bản-EU: Ngày 12/5, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết, ông cùng các nhà lãnh đạo của EU cùng ngày đã nhất trí hợp tác để hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "tự do và rộng mở" cũng như đảm bảo an ninh kinh tế và năng lượng.

Tại cuộc họp báo chung sau Hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, khối 27 nước thành viên này muốn đóng một vai trò "tích cực hơn" trong khu vực vốn đang phát triển mạnh này và cũng được coi là "khu vực nhiều căng thẳng". (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Liệu 'cầu vồng' có đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol?

Vấn đề năng lượng

* EU tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga: Theo tờ Financial Times, EU sẽ chi 195 tỷ Euro trong 5 năm tới để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

* 20 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt từ Nga: Hãng tin Bloomberg ngày 12/5 dẫn nguồn thạo tin cho hay, thêm 10 doanh nghiệp châu Âu quyết định mở tài khoản với ngân hàng Gazprombank để mua khí đốt của Nga, nâng tổng số doanh nghiệp mở tài khoản lên 20.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo, trong ngày hôm nay, bộ này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lựa chọn thay thế cho khối lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga.

* Nga trừng phạt 30 công ty năng lượng theo sắc lệnh của chính phủ Nga công bố ngày 11/5, là các công ty của EU, Mỹ và Singapore.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm giao dịch và cấm tàu của các doanh nghiệp này vào các cảng của Nga.

TIN LIÊN QUAN
Phương Tây muốn phá hủy nền kinh tế Nga, Moscow có thể từ bỏ những 'khách hàng không thân thiện'?

Đông Nam Á

* Bầu cử Philippines - các lãnh đạo Nga, Mỹ, Trung Quốc chúc mừng: Nhà Trắng ngày 11/5 cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điện chúc mừng ông Ferdinand Marcos Jr giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Philippines và bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ đồng minh.

Ngày 12/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng gửi điện chúc mừng ông Marcos, lưu ý rằng nước này và Philippines là hai nước láng giềng tiếp giáp nhau trên biển và là đối tác của nhau dù ở cấp độ nào.

Những năm gần đây, với sự nỗ lực chung, quan hệ Trung Quốc-Philippines ngày càng được củng cố và nâng cao, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình và ổn định của khu vực.

Trong khi đó, theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng: "Tôi kỳ vọng rằng, với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Ngài sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng giữa Nga và Philippines trên các lĩnh vực khác nhau".

Theo kết quả kiểm gần 100% phiếu bầu, ông Marcos Jr đã giành được hơn 56% phiếu ủng hộ, nhiều hơn gấp đôi số phiếu dành cho đối thủ đứng ngay sau ông là ứng cử viên tự do Leni Robredo. (Reuters, THX, TASS)

* Malaysia nêu quan điểm về Myanmar tại cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN: Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah nhắc lại quan điểm của Malaysia rằng, Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về vấn đề Myanmar nên gặp gỡ với tất cả các bên liên quan ở Myanmar.

Ông Saifuddin đưa ra ý kiến này tại cuộc họp không chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào ngày 11/5 tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), trước thềm Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ từ ngày 12-13/5.

Trong một thông điệp chính thức đăng tải trên trang Facebook cá nhân, ông Saifuddin nhấn mạnh sự ủng hộ hoàn toàn của Malaysia đối với Đặc phái viên Prak Sokhonn, cũng là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình về Đồng thuận 5 điểm (5PC). (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Philippines: Khi chiến thắng chỉ là khởi đầu

Châu Mỹ

* Nhà Trắng vận động Quốc hội Mỹ thông qua thương vụ cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ: Nhiều nguồn thạo tin ngày 11/5 tiết lộ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã liên hệ một cách không chính thức với Quốc hội Mỹ nhằm tìm cách thông qua thương vụ cung cấp các bản nâng cấp tên lửa và trang thiết bị cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các nguồn tin, gói vũ khí là yêu cầu hiện có của Ankara, gồm tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa tầm nhiệt, cũng như các bản cập nhật phần cứng và phần mềm dành cho chiến đấu cơ F-16, có giá trị khoảng 300 triệu USD.

Khi được hỏi về thương vụ trên, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định cơ quan này “không bình luận công khai hoặc xác nhận các giao dịch quốc phòng được đề xuất cho tới khi những giao dịch này chính thức được thông báo cho Quốc hội”.(Wall Street Journal)

* Tổng thống Bolivia Luis Arce có thể không dự Thượng đỉnh châu Mỹ nếu tất cả quốc gia trong châu lục không được mời tới sự kiện này.

Theo ông Luis Arce, một hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ không thể đúng nghĩa nếu không có sự tham gia của tất cả quốc gia châu Mỹ.

Trước đó, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cũng khẳng định sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 9, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 8-10/6 tới tại Los Angeles, Mỹ, nếu tất cả các nước trong khu vực không được mời.

Khi được hỏi về khả năng đại diện của Cuba, Nicaragua và Venezuela bị loại khỏi hội nghị này, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki hôm 10/5 cho hay “quyết định cuối cùng chưa được đưa ra”.

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ 2022 sẽ vắng 3 quốc gia trong khu vực, vì sao?

Trung-Nam Á

* Ấn Độ-Uzbekistan tham vấn chính trị lần thứ 15 vào ngày 11/5 tại New Delhi, do các Thứ trưởng Ngoại giao của hai nước chủ trì.

Hai bên tiến hành đánh giá toàn diện thực trạng và triển vọng hợp tác song phương bao gồm các lĩnh vực chính trị, an ninh, kết nối, quan hệ đối tác phát triển, nhân đạo và văn hóa, đặc biệt tập trung vào hợp tác kinh tế lớn hơn.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Afghanistan. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác tại Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các diễn đàn đa phương khác.

* Thủ tướng Ấn Độ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Covid toàn cầu lần thứ hai dưới hình thức trực tuyến vào ngày 12/5 theo lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Những người tham gia khác bao gồm lãnh đạo Belize với tư cách là Chủ tịch CARICOM, Senegal với tư cách là Chủ tịch Liên minh châu Phi, Indonesia với tư cách là Chủ tịch G20 và Đức là Chủ tịch G7.

Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... cũng sẽ tham gia.

* Sri Lanka cấm cựu Thủ tướng xuất cảnh: Ngày 12/5, một tòa án Sri Lanka ra lệnh cấm cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa cùng con trai chính trị gia này - cựu Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Namal Rajapaksa - và 15 đồng minh rời khỏi đất nước liên quan các vụ bạo lực trong biểu tình chống chính phủ.

Trước đó hồi đầu tuần, cựu Bộ trưởng Namal Rajapaksa khẳng định gia đình ông không có ý định rời khỏi đất nước. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Sri Lanka: Thủ tướng từ chức, quân đội mở đường sơ tán khẩn

Trung Đông

* LHQ yêu cầu điều tra về vụ phóng viên Al Jazeera bị sát hại: Văn phòng nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 11/5 bày tỏ sự kinh hoàng về vụ phóng viên Shireen Abu Akleh, 51 tuổi, của kênh truyền hình Al Jazeera bị sát hại tại khu Bờ Tây và yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra minh bạch.

Phóng viên Akleh bị bắn tử vong trong khi đưa tin về một cuộc càn quét của quân đội Israel tại Bờ Tây. Al Jazeera cáo buộc Israel cố tình bắn vào đầu phóng viên Akleh, song Thủ tướng Israel Naftali Bennett lại cho rằng, “có khả năng những người Palestine có vũ trang phải chịu trách nhiệm" về vụ việc.

* Israel cáo buộc Palestine thiếu hợp tác trong vụ phóng viên Al Jazeera: Đại sứ Israel tại LHQ Gilad Erdan ngày 11/5 cho hay, Palestine từ chối tổ chức cuộc điều tra chung về cái chết của phóng viên người Mỹ Shireen Abu Akleh.

Tờ Times of Israel dẫn lời ông Erdan nói: “Palestine vội vàng đổ lỗi cho Israel, thậm chí khi không đủ khả năng biết sự thật. Đó là lý do chúng tôi kêu gọi Palestine minh bạch và đồng ý tiến hành điều tra chung. Họ đã từ chối”.

Cũng theo ông Erdan “cái chết của phóng viên Akleh là một thảm hoạ, nhưng không nên sử dụng sự cố này vì mục đích chính trị".

* Mỹ-EU hối thúc điều tra độc lập về cái chết của phóng viên Al Jazeera: Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield ngày 11/5 đã hối thúc tiến hành một cuộc đều tra minh bạch về vụ phóng viên Al Jazeera bị sát hại tại Bờ Tây.

Đại sứ Thomas-Greenfield nhấn mạnh, “ưu tiên cao nhất của Washington là bảo vệ công dân Mỹ và bảo vệ các phóng viên”.

EU cũng đã lên án vụ sát hại phóng viên Akleh và yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập về vụ việc.

* Iran nỗ lực dỡ bỏ biện pháp trừng phạt của Mỹ: Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 11/5 cho biết, Tehran đang nỗ lực hướng tới mục tiêu “vô hiệu hoá” và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Theo ông, tiến trình đàm phán tại Vienna (Áo) nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015 và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang tiếp tục được tiến hành theo đúng hướng. Mục tiêu là đạt được một thoả thuận tốt đẹp, mạnh mẽ và lâu dài, không vượt quá giới hạn đỏ của Iran.

Cũng theo Ngoại trưởng Amir-Abdollahian, chiến lược chủ yếu của chính phủ Iran là bảo vệ đất nước trong quá trình chuyển đổi kinh tế và phân phối công bằng trợ cấp nhà nước.

Phần Lan giải thích gì về việc xin gia nhập NATO?

Phần Lan giải thích gì về việc xin gia nhập NATO?

Ngày 11/5, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã nêu mục đích của trường hợp nước này nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ...

Kinh tế thế giới nổi bật (6-12/5): EU sôi sục bàn cấm vận dầu mỏ Nga, Ukraine ngừng chuyển khí đốt, Moscow-Bắc Kinh hợp tác thanh toán quốc tế

Kinh tế thế giới nổi bật (6-12/5): EU sôi sục bàn cấm vận dầu mỏ Nga, Ukraine ngừng chuyển khí đốt, Moscow-Bắc Kinh hợp tác thanh toán quốc tế

Hạ dự đoán tăng trưởng toàn cầu, EU họp bàn gói trừng phạt thứ 6 đối với Moscow, Ukraine dừng vận chuyển khí đốt Nga ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động