Nhỏ Bình thường Lớn

Tình báo Đức tiến thoái lưỡng nan

Sau vụ tấn công khủng bố tại Brussels, có những lời kêu gọi các cơ quan an ninh châu Âu phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn. Nhưng đây là một đề nghị khó thực hiện vì cơ quan an ninh của Đức vốn không “được lòng” các đồng minh châu Âu.
TIN LIÊN QUAN
tinh bao duc tien thoai luong nan Ấn Độ bắt giữ 3 nghi can làm gián điệp cho Pakistan
tinh bao duc tien thoai luong nan Tình báo Mỹ sai lầm về Nga?

Vừa nhấp ngụm capuccino, người đàn ông giấu tên từng làm việc cho cơ quan an ninh Đức vừa kể về vụ bắt cóc khách du lịch Đức tại sa mạc Sahara cách đây vài năm. Ủy ban khủng hoảng đã nhóm họp tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin. Cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND) ở Pullach cũng cố gắng lục tìm thông tin của những kẻ bắt cóc. Trong khi đó, Cơ quan tình báo Pháp không sẵn sàng chia sẻ các thông tin có được với các đồng nghiệp Đức. Vì vậy, BND đã quyết định do thám người Pháp để có được tin họ cần. Đây là nguyên nhân dẫn đến quyết định theo dõi đồng minh của người Đức, lý giải cho việc BND đã do thám rất nhiều tổ chức ở châu Âu. Vì công việc của họ chủ yếu là dựa trên sự nghi ngờ, nhân vật giấu tên này cho biết.

Theo dõi cả đồng minh

Ở Đức đã có những cuộc thảo luận về một cộng đồng chung giá trị, đoàn kết và tin tưởng. Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière, một thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc trung hữu (CDU), đề cập đến các "hộp dữ liệu" khác nhau và nhu cầu liên kết chúng lại với nhau. Trong khi Tổng Công tố Liên bang Peter Frank và người phát ngôn chính sách trong nước của nhóm trung tả Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Burkhard Lischka, kêu gọi thành lập một trung tâm chống khủng bố của châu Âu.

BND được thành lập ngày 1/4/1956 với khoảng 6.050 điệp viên, khoảng 300 cơ sở hoạt động ở Đức và nước ngoài, chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Thủ tướng. BND hoạt động giống như một hệ thống cảnh báo sớm trước các nguy cơ đe dọa lợi ích của Đức từ nước ngoài.

Các chính trị gia đã cổ vũ cho lập luận này trong suốt thời gian qua, đặc biệt sau khi có những cuộc tấn công, chẳng hạn như vào toà soạn tạp chí Charlie Hebdo (Paris)… Ý nghĩa của nó là: Nếu những kẻ khủng bố đang hình thành mạng lưới xuyên biên giới, thì các chính phủ phải phối hợp để chống lại bọn khủng bố. Tuy nhiên, hợp tác giữa các cơ quan an ninh ở châu Âu lại rất hạn chế.

Thực tế, các cơ quan an ninh thường ít tin tưởng lẫn nhau. Các thông tin dữ liệu thường được lưu trữ thay vì chia sẻ. Điều này đã dẫn đến hệ quả là các cơ quan theo dõi lẫn nhau. Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel, và BND do thám cựu Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius...

Cải cách cần thiết

Trong nhiều tháng, Chính phủ Đức nỗ lực xây dựng đạo luật cải tổ cơ quan tình báo của mình. Mục đích là cải thiện tính minh bạch và loại bỏ sự hoài nghi, đặc biệt là với các đối tác châu Âu. Nhưng nghi ngờ đã ăn sâu, bằng chứng là BND đã chỉ đạo “theo sát” hàng ngàn mục tiêu tại các nước láng giềng châu Âu.

Đó có thể là các địa chỉ email, điện thoại, fax của hầu hết các đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán của các nước châu Âu ở nước này. Thậm chí các nhân viên tình báo cũng không ngần ngại theo dõi cả phái đoàn Vatican.

Câu hỏi là phải chăng các mục tiêu BND đặt ra đều cần thiết để theo dõi khủng bố và tội phạm rửa tiền, buôn người và buôn vũ khí? Nói cách khác, xâm phạm vào dữ liệu cá nhân có thực sự là cần thiết và đến mức độ nào để đảm bảo an ninh ở Đức?

tinh bao duc tien thoai luong nan
Trụ sở cơ quan tình báo Đức BND.

Các mục tiêu cho thấy một phần tâm lý của BND là không tin tưởng bất cứ ai. Trong hơn hai năm qua, một ủy ban điều tra của Quốc hội Liên bang Đức đã cố gắng làm sáng tỏ các hoạt động của cơ quan tình báo Đức. Nhưng trong môi trường có sự nghi ngờ, các nhà lập pháp luôn vấp phải các rào cản. Hầu hết nhân viên BND chỉ trình bày những điều tối thiểu để tránh phải chịu trách nhiệm truy tố. Những nỗ lực cải cách cũng bị đình trệ một thời gian. Các kế hoạch giám sát cơ quan này còn chưa chặt chẽ do những lo sợ sẽ làm tê liệt BND.

Năm 2002, BND và NSA, vẫn còn sốc bởi sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, đã ký thỏa thuận hợp tác chặt chẽ, trong đó bao gồm một trạm nghe chung tại Bad Aibling, phía Nam Munich. Sau đó, nhân viên BND nhập nhiều dữ liệu của người Mỹ vào cơ sở dữ liệu của họ - một chương trình mà công chúng chỉ được biết cách đây một năm. Bản thân BND cũng tự tiến hành do thám nhiều mục tiêu ở châu Âu không nằm trong chương trình hợp tác với người Mỹ. Đến cuối năm 2013, đại diện chính phủ Đức đã ra lệnh đình chỉ hoạt động do thám các đối tác EU và NATO, tuy vậy một số mục tiêu vẫn bị theo dõi.

Thêm một số chi tiết được tiết lộ, BND không chỉ theo dõi các chính trị gia như Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, mà còn cả công dân Đức. Các lực lượng đặc nhiệm đã kết luận rằng BND đã "do thám số lượng lớn các mục tiêu không phù hợp với nhiệm vụ của mình, là điều không thể chấp nhận về mặt pháp lý".

BND thu thập và đánh giá thông tin trên nhiều lĩnh vực như: khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chuyển giao công nghệ trái phép và tổ chức tội phạm. Phạm vi hoạt động của BND gồm cả tình báo quân sự và dân sự.

Khó khăn cho mục tiêu chống khủng bố

Làm thế nào thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan an ninh châu Âu vẫn còn là câu hỏi ngỏ. Nếu không có cơ sở pháp lý rõ ràng, không có sự giám sát đáng tin cậy, chương trình chống khủng bố ở châu Âu sẽ không tiến triển.

Từ năm 1999 đến năm 2005, Ngoại trưởng Steinmeier từng làm Chánh Văn phòng Chính phủ của Thủ tướng Gerhard Schroder, phụ trách BND. Ông tuyên bố không biết gì về các mục tiêu có vấn đề vào thời điểm đó và rằng ông không bao giờ đưa ra bất kỳ đơn đặt hàng nào do thám các đối tác châu Âu. Trên thực tế, ông cho biết, ông không có nhu cầu  về thông tin của BND bởi vì ông đã quen thuộc với các vị trí chính trị của các đối tác châu Âu.

Các nhân viên BND đã gặp phải những nghi ngại về luật pháp. Cơ quan này hoạt động không có quy tắc rõ ràng ràng buộc. Khi đề cập đến việc tiến hành theo dõi ở nước ngoài- một trong những nhiệm vụ chính của BND thì cơ quan này hoạt động chủ yếu bên ngoài giới hạn của luật pháp Đức. BND cũng vi phạm quy tắc khi cố gắng thu thập dữ liệu. Các tài liệu nội bộ cho thấy từ lâu BND đã biết các hoạt động này phần nào trái ngược với lợi ích của Đức và châu Âu. Nhưng cơ quan này gạt sang bên mối quan ngại đó. Hợp tác chặt chẽ với NSA còn quan trọng hơn việc bảo vệ các quyền hiến định của công dân Đức.

Những ví dụ cho thấy, sự giám sát của chính phủ đối với BND đã thất bại. Để chấn chỉnh, các nhóm nghị sĩ trong Quốc hội Đức trình bày những ý tưởng để cải cách BND, rất nhiều ý tưởng đã được đưa vào dự thảo luật do Phủ Thủ tướng Đức đệ trình. Theo đó, không chỉ người Đức mà tất cả các công dân và các tổ chức trong EU sẽ được đặt dưới sự bảo vệ đặc biệt chống lại hoạt động do thám trong tương lai. Giám đốc BND sẽ được yêu cầu xác nhận các hoạt động do thám quan trọng. Dự thảo luật cũng kêu gọi giám sát hoạt động của BND chặt chẽ hơn.

Các chuyên gia chính sách đối nội của chính phủ liên minh nhanh chóng nhất trí về các yếu tố cơ bản của đề xuất này. Ít ra dự thảo luật sẽ tạo ra một khuôn khổ cho các hoạt động của BND. Tuy nhiên, cuộc đàm phán trong chính phủ liên minh đã bị đình trệ vì CDU chia rẽ. Dù biết rằng cơ hội để đặt các cơ quan an ninh hoạt động trong môi trường hiện đại và luật pháp rõ ràng không nên bị bỏ lỡ, đặc biệt là trong thời gian Đức phải đối mặt với mối đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố và cần các cơ quan tình báo hợp tác với các cơ quan đối tác, song không dễ để cải cách có thể thực hiện nhanh chóng. Vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Một lần nữa, sự nghi ngờ đã thắng thế.

tinh bao duc tien thoai luong nan Tình báo Mỹ: Triều Tiên thử tên lửa từ tàu ngầm

Nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Triều Tiên đã tiến hành lần bắn thử thứ 3 cho một loại tên lửa đạn đạo phóng ...

tinh bao duc tien thoai luong nan Malaysia, Indonesia chia sẻ tình báo để đối phó với IS

Malaysia và Indonesia đã đồng ý hợp tác chia sẻ thông tin tình báo, giám sát động thái của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự ...

tinh bao duc tien thoai luong nan Hiệp ước tình báo Mỹ-Nhật-Hàn chính thức có hiệu lực

Ngày 29/12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hiệp ước trao đổi tình báo ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ...

Hùng Sơn (theo Spiegel)