TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc trao kháng nghị cho Mỹ về vụ Huawei, kêu gọi Washington hành xử sáng suốt | |
Nhiều khói, ít lửa. Thực chất của xung khắc Mỹ - Trung hiện tại. |
Phát biểu trong một cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Kyrgyzstan, nhà ngoại giao Trung Quốc cho hay, các đại diện của nhóm 8 nước này đã bày tỏ sự "ủng hộ to lớn" với lập trường của nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Ông Vương Nghị còn nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng, sẽ không bao giờ chấp nhận những dàn xếp thương mại bất bình đẳng. Theo ông, cường quốc châu Á này sẽ chống chọi "sức ép cực độ" từ Mỹ bằng những biện pháp của riêng nước này.
Trong khi đó, ngày 23/5, tại Paris (Pháp), Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Ủy viên phụ trách thương mại của EU Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Hiroshige Seko đã có cuộc gặp ba bên mới nhất trong chuỗi các cuộc thảo luận về việc giải quyết những hành vi bóp méo thị trường thương mại, được bắt đầu từ năm 2017.
Mặc dù không đề cập tới Trung Quốc, song tuyên bố chung ba bên đã nhắc đến những yếu tố của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, vốn bị nhiều nước công nghiệp coi là bóp méo sự cạnh tranh toàn cầu, trong đó có những chính sách phi thị trường, ép buộc chuyển giao công nghệ, cũng như việc trợ cấp và vấn đề doanh nghiệp nhà nước.
|
Bắc Kinh phản đối động thái của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc
Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh phản đối cách Mỹ hành xử với các công ty Trung Quốc. |
|
Thuế quan 'tấn công' doanh nghiệp Mỹ, tập đoàn công nghệ Trung Quốc lo âu
TGVN. Những diễn biến mới nhất của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến doanh nghiệp hai nước "đứng ngồi không yên". |
|
Quan hệ Trung – Nhật liệu có “ấm hơn” trước thềm G20?
Chuyến công du Nhật Bản và Hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe của Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì ... |