Vì sao Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF?

Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được Liên Xô và Mỹ ký 30 năm trước, là một trong những nền tảng nhằm kiểm soát vũ khí hiện đại và là cơ sở cho chương trình hành động không phổ biến vũ khí hạt nhân. Vì sao Mỹ lại muốn rời INF?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20181101145513 ​Nga thất vọng với kết quả bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết INF
tin nhap 20181101145513 LHQ không xem xét dự thảo nghị quyết của Nga ủng hộ duy trì INF

Theo AP, Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF đã ký với Nga. Đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 20/10 vừa qua.

Hiệp ước INF là gì?

Hiệp ước INF được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký ngày 8/12/1987 tại Washington và có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).

Sự kiện này góp phần xóa đi nghi ngại của Liên Xô và Mỹ về khả năng bên kia tiến hành đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.

Một cuộc tấn công như vậy được thực hiện bằng tên lửa với độ chính xác cao trong phạm vi tầm ngắn và tầm trung, thời gian bay đến mục tiêu có thể chỉ chưa tới 10 phút.

tin nhap 20181101145513
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (phải) bắt tay với Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ngay sau khi ký Hiệp ước INF năm 1987. (Nguồn: AP)

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev nhận định, việc ông Donald Trump quyết định rút khỏi INF với Nga đồng nghĩa tuyên bố về một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn chưa quá muộn để hóa giải những khác biệt giữa các bên qua đàm phán.

Chia sẻ quan điểm trên tờ New York Times, cựu lãnh đạo Liên Xô cho rằng, Hiệp ước INF 1987 cũng như một loạt các Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) có vai trò làm giảm đáng kể vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ. Ông nói: “Vẫn còn quá nhiều vũ khí hạt nhân trên thế giới, nhưng các kho vũ khí của Mỹ và Nga bây giờ chỉ là một phần nhỏ so với thời Chiến tranh Lạnh. 85% các kho vũ khí này đã ngừng hoạt động và phần lớn bị phá hủy”.

Lúc đó, sự hiểu biết chung về tên lửa tầm ngắn và tầm trung chưa thực sự phổ biến, song hai nước đều cảm nhận được sự cần thiết phải hủy bỏ các vũ khí như vậy để giảm căng thẳng quốc tế.

Sau đó, Mỹ và Liên Xô đã nhất trí lập ra một danh sách các loại tên lửa thông dụng nhất, xếp loại theo tầm bắn và tiến hành phá hủy một phần đáng kể lực lượng này. Theo INF, đến giữa năm 1991, Moscow đã phá hủy 1.846 hệ thống tên lửa, còn Washington phá hủy ít hơn - 1.000 hệ thống tên lửa.

Tuy nhiên, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby, hiện là chuyên gia phân tích quân sự và ngoại giao của CNN, giải thích rằng, INF không được thiết kế để giải quyết tất cả vấn đề giữa Mỹ và Liên Xô, mà là để đưa ra biện pháp nhằm ổn định chiến lược trên lục địa châu Âu. Vì vậy, ông cho rằng các đồng minh châu Âu bây giờ không ai mừng khi nghe tin Tổng thống Trump muốn Mỹ rút khỏi hiệp ước này.

Cái cớ để Mỹ “rảnh tay”

Hiệp ước INF là một thỏa thuận quan trọng của thời kỳ chiến tranh lạnh, bởi nó giúp bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Âu trước nguy cơ từ các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Song các nhà bình luận quốc tế cho rằng Washington từ lâu đã cảm thấy bị bó buộc bởi các điều khoản của Hiệp ước này.

Các báo cáo của Mỹ gần đây đều nhấn mạnh INF có nhiều dấu hiệu đổ vỡ. Cả Nga - Mỹ đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm Hiệp ước. Vì thế, việc Tổng thống Trump tuyên bố ý định rút khỏi INF là điều không quá bất ngờ.

Theo SCMP, việc rút khỏi INF có nghĩa là Mỹ có thể triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung mặt đất. Theo đó, Chính quyền của Tổng thống Trump nhiều lần nói rằng, Nga vi phạm INF, và cũng chỉ ra rằng, chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Obama cũng không ít lần cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của INF.

Năm 2014, CNN đưa tin Mỹ cáo buộc Nga vi phạm INF, viện dẫn các vụ thử tên lửa hành trình từ năm 2008. Hồi cuối năm ngoái, báo chí Mỹ rộ tin về việc Nga phát triển tên lửa hành trình 9-M729, được cho là dành cho tổ hợp chiến thuật-cơ động Iskander-M (OTRK) và tầm bắn của nó ít nhất là 3.000km. Việc Nga không tuân thủ INF cũng được nêu trong Báo cáo tình hình hạt nhân gần đây nhất do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng 2/2018. Theo đó, Nga “tiếp tục vi phạm một loạt hiệp ước và cam kết về kiểm soát vũ khí”. “Nói rộng hơn, Nga đang bác bỏ hoặc trốn tránh các nghĩa vụ và cam kết quốc tế dưới một loạt hiệp ước, và ngăn chặn những nỗ lực của Mỹ về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START)”, báo cáo nhấn mạnh.

Về phần mình, giới chức Nga khẳng định các cáo buộc trên chỉ là cái cớ để Mỹ “rảnh tay” triển khai các tham vọng của mình.

Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, việc Mỹ quyết định rút khỏi INF là mưu toan quay lại một thế giới đơn cực. Đây là hành động nguy hiểm, tác động tiêu cực đến ổn định chiến lược trên thế giới, tiếp theo việc vào năm 2001 Mỹ cũng đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước cắt giảm hệ thống phòng thủ chống tên lửa được ký giữa Mỹ và Liên Xô năm 1972.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định Nga không vi phạm Hiệp ước INF. Ông cũng đồng thời tuyên bố nếu Washington tiếp tục có hành động vô trách nhiệm tương tự, Nga buộc phải có những biện pháp đáp trả, kể cả bằng quân sự.

Nói chung, các nhà bình luận chính trị của Nga cho rằng, nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ chỉ khiến Washington tự biến mình thành một đối tác không đáng tin cậy khi luôn hành động đơn phương và hầu như không cân nhắc đến lợi ích của các quốc gia khác.

Mặc dù ý định rút khỏi INF của Tổng thống Trump có vẻ như một đòn tấn công của Mỹ nhằm vào cựu đối thủ thời chiến tranh lạnh, nhưng Nga không phải là mục tiêu duy nhất của Nhà Trắng trong động thái này.

Tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ), Đức và một số đồng minh châu Âu kêu gọi Mỹ có nỗ lực phút chót nhằm thuyết phục Nga ngừng các hành động mà phương Tây cho là vi phạm INF, hoặc có thể cùng Moscow đàm phán lại INF với sự tham gia của Trung Quốc. Quan chức này nhấn mạnh các nước đồng minh châu Âu muốn chứng kiến nỗ lực cuối cùng nhằm tránh việc Mỹ rút khỏi INF, điều mà Nga mô tả sẽ khiến thế giới mất an toàn.

“Biến số” Trung Quốc

Trong tuyên bố ngày 20/10 về ý định rút khỏi INF, Tổng thống Trump đã nhắc trực tiếp tới Trung Quốc: “Nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển, còn chúng ta lại chịu bó buộc với thỏa thuận này thì không thể chấp nhận được. Trung Quốc không nằm trong INF. Họ cần phải trở thành một phần của thỏa thuận này”.

Giới chức chính quyền Mỹ tin rằng, INF đang đặt Mỹ ở thế bất lợi hơn vì Trung Quốc không tham gia vào cam kết cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở Thái Bình Dương, trong khi các điều khoản của INF không cho phép Mỹ phát triển vũ khí mới.

Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện năm 2017, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris nói rằng, khoảng 95% lực lượng tên lửa Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận. “Đây là sự thật rất quan trọng, vì Mỹ không có năng lực tương đương do chúng ta tuân thủ INF với Nga”.

Trao đổi với Sputnik, học giả Ralph Cossa, Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) cũng nhận định: “Biến số khó lường” thực sự trong toàn bộ chuyện này là Trung Quốc, bởi trong khi Mỹ tuân thủ INF và Nga khẳng định là mình tuân thủ INF, chắc chắn không vi phạm trên quy mô lớn, thì người Trung Quốc đang chế tạo chính những tên lửa tầm trung ấy, và chuyện này trở thành một vấn đề an ninh đối với Mỹ ở châu Á. Ông cho rằng Trung Quốc là nhân tố chính, mang ý nghĩa quyết định đối với việc tồn tại INF vì Trung Quốc hiện không phải là một phần của Hiệp ước này.

Tờ SCMP dẫn nhận định của giới chuyên gia quân sự nói thêm, việc rút khỏi INF với Nga bổ sung thêm lựa chọn quân sự cho Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc. Theo tờ báo này, Bắc Kinh không phải là thành viên của INF và đã đưa vào hoạt động những tên lửa mới, có tính sát thương cao hơn, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26, có tầm bắn tối đa 4.000km, mà Lầu Năm Góc nói là có thể đe dọa đến đất liền và các lực lượng trên biển của Mỹ ở xa như đảo Guam.

Cho đến nay, các giới chức Mỹ đều dựa vào những khả năng khác để đối trọng với Trung Quốc, như tên lửa bắn từ tàu hoặc máy bay của Mỹ. Nhưng những người ủng hộ việc phản ứng bằng tên lửa mặt đất của Mỹ nói rằng rút khỏi INF là cách tốt nhất để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng tên lửa mặt đất của nước này.

Tóm lại, nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, Washington sẽ rảnh tay để phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung và triển khai ở các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới. Nhưng điều đó cũng sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua hạt nhân mới trên phạm vi toàn cầu.

Theo RT, ông Andrei Belousov, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát Vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã nói với các đồng nghiệp ở Liên hợp quốc: “Nếu không phải như thế thì tại sao Mỹ lại rút khỏi INF? Phải chăng, Mỹ muốn rút khỏi INF để rảnh tay xây dựng tiềm năng hạt nhân của mình, áp dụng một học thuyết hạt nhân mới làm suy giảm mức độ an toàn của nhân loại trước các loại vũ khí hạt nhân? Đây là một câu hỏi cho tất cả chúng ta”.

Mặc dù Hiệp ước INF đã giúp loại bỏ được hàng nghìn tên lửa có trong kho vũ khí của Nga và Mỹ, nhưng hai nước vẫn liên tiếp cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước này. Theo Mỹ, loại tên lửa 9-M729 mới của Nga nằm trong quy định cấm của INF và có khả năng tấn công châu Âu trong thời gian cực nhanh. Truyền thông phương Tây cho rằng, đây chính là phiên bản phóng từ trên bộ của tên lửa hành trình Kalibr-NK và đã được thử nghiệm thành công. Trong khi đó, Nga lại tố Mỹ vi phạm INF bằng việc lấy cớ triển khai hệ thống phòng không đến châu Âu, nhưng thực chất hệ thống này lại là có khả năng phóng các tên lửa hành trình tấn công Tomahawk.
tin nhap 20181101145513 Tổng thống Mỹ: Trung Quốc nên tham gia vào hiệp ước INF

Ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Trung Quốc nên trở thành một phần trong hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung ...

tin nhap 20181101145513 Nga: Mỹ chưa đưa ra hành động cụ thể nào về việc rút khỏi INF

Ngày 22/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, nước này bác bỏ thẳng thừng các cáo buộc của Mỹ cho rằng Moscow ...

tin nhap 20181101145513 Tổng thống Pháp: Hiệp ước INF đặc biệt quan trọng đối với an ninh châu Âu

Trong một tuyên bố, văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, ông Macron hôm 21/10 đã thảo luận với người đồng cấp ...

Hoàng Minh (tổng hợp)

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD, thăm Pháp; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD, thăm Pháp; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 29/4-6/5.
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 7/5/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày ...
Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên giúp bạn tránh khỏi những phiền phức từ tài khoản, tin nhắn spam. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn ...
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động