Các nước nhỏ trong hệ thống quốc tế

LTS: Quan hệ giữa nước lớn - nước nhỏ luôn là một trong những vấn đề căn bản nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong hoàn cảnh "vô chính phủ" của hệ thống quốc tế hiện đại, các nước lớn với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội luôn đe dọa sự tồn vong của các nước nhỏ. Vậy, các nước nhỏ phải làm gì trước những thách thức nghiêm trọng về an ninh và lợi ích quốc gia như vậy? Trong bài viết riêng dành cho TG&VN, dựa trên các lý thuyết của quan hệ quốc tế, đặc biệt là chủ nghĩa hiện thực, TS. Rob Kevlihan đã đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các nước nhỏ sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn trong trường hợp chạm trán và xung đột với các nước lớn mạnh hơn. (Ảnh minh họa)

Sự bi quan của các lý thuyết gia

Quan hệ quốc tế là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu về hành vi của các quốc gia trong hệ thống quốc tế. Từ trước đến nay, nghiên cứu quan hệ quốc tế thường tập trung vào vấn đề chiến tranh và hoà bình giữa các quốc gia. Qua thời gian, các học giả đã mở rộng các chủ đề khác như kinh tế chính trị trong giao dịch kinh tế và thương mại, các tổ chức quốc tế và các dạng thức khác của hợp tác quốc tế, các vấn đề pháp lý toàn cầu, phát triển quốc tế và các khái niệm về một xã hội dân sự toàn cầu.

Trong khoa học quan hệ quốc tế, các học giả theo trường phái hiện thực cổ điển thường bày tỏ quan điểm bi quan về bản chất con người và thế giới chúng ta đang sống. Họ cho rằng, trong hệ thống quốc tế, việc thiếu vắng một quyền lực tối cao có khả năng thi hành các quy định của pháp luật thông qua cưỡng chế có nghĩa là chúng ta sẽ phải sống trong một hệ thống mà theo Thucydides (nhà sử học Hy Lạp, cha đẻ trường phái hiện thực chính trị), "kẻ mạnh có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn và kẻ yếu sẽ phải cam chịu những gì họ phải cam chịu".

Khi nhìn thế giới một cách u ám và bi quan như vậy, các nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng con người sẽ tạo ra một thế giới, nơi mà sức mạnh và cạnh tranh giữa các nước là điều không thể tránh khỏi. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các nước nhỏ, bởi các nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn trong trường hợp chạm trán và xung đột với các nước lớn mạnh hơn.

Trong trường hợp này, từ “nhỏ” chỉ mang ý nghĩa tương đối - "nhỏ", trên các khía cạnh sức mạnh quân sự, kinh tế và/hoặc chính trị, so với các nước mạnh hơn. Một quốc gia được xem là "lớn" nếu xét theo địa lý, kinh tế, và/hoặc dân số, nhưng vẫn có thể coi là nhỏ so với các nước láng giềng.

Chẳng hạn như Kazakhstan là nước có diện tích địa lý lớn thứ chín trên thế giới, nhưng vẫn là một nước nhỏ nếu được so sánh theo khía cạnh chính trị, kinh tế, và quân đội với một số nước láng giềng (trong đó có Nga, Trung Quốc hay thậm chí là Uzbekistan).

Xu hướng hiện thực không hẳn là lựa chọn hợp lý

Mặc dù các nước nhỏ cũng cần phải có các tính toán thực tế, nhất là khi có bất ổn hoặc các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn tăng cao; nhưng sẽ là sai lầm nếu chỉ xem xét quan hệ quốc tế thông qua lăng kính hiện thực. Tôi có ba lý do để giải thích cho ý kiến này.

Trước tiên, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn hậu Thế chiến II, có rất ít nước được quốc tế công nhận bị triệt tiêu. Việc sụp đổ của các đế quốc thuộc địa (nhất là Anh và Pháp) vào những năm 1950 và 1960 đã dẫn tới độc lập cho hàng loạt nước mới. Trong khi đó, các nước (không phải là đế quốc) bây giờ không tồn tại nữa (như Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc) lại là các nhà nước liên bang bị phân tách ra thành các nước thành viên.

Trong các trường hợp ly khai thành công - bao gồm Eritrea từ Ethiopia và Nam Sudan từ Sudan, những cuộc ly khai này không dẫn tới việc sụp đổ của các nước cũ mà lại dẫn tới sự ra đời của các quốc gia mới. Sau Thế chiến II, thay vì các nước sụp đổ, xu hướng trong quan hệ quốc tế lại hình thành nên nhiều quốc gia nhỏ hơn.

Thứ hai, mặc dù rất cần thiết làm nổi bật lên sự thiếu vắng một chính quyền toàn cầu có khả năng thi hành các quy tắc luật pháp giữa các quốc gia, nhưng tình trạng vô chính phủ không hoàn toàn có nghĩa là xung đột. Như Alexander Wendt, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế người Đức theo thuyết kiến tạo xã hội, đã chỉ ra rằng, "chính các nước đã làm nên tình trạng vô chính phủ". Bên cạnh đó, các mạng lưới và hệ thống dày đặc những hiểu biết chung, giao dịch thương mại và hợp tác phát triển qua thời gian có thể tạo ra sự bảo vệ và các cơ hội quý cho các nước nhỏ.

Vấn đề thứ ba của phương pháp tiếp cận hiện thực là quá chú trọng tới các quốc gia. Mặc dù mới chỉ là một ý tưởng chưa được củng cố đầy đủ nhưng khái niệm sự đoàn kết toàn cầu và thách thức toàn cầu không chỉ gắn kết các quốc gia mà còn kết nối mọi người ở cấp độ quốc tế.

Phản ứng của quốc tế về các trường hợp khẩn cấp nhân đạo là một ví dụ khi cả chính phủ và hành động cá nhân (thông qua quyên góp và của các quỹ từ thiện tư nhân) đã mang lại những hỗ trợ vật chất tới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa trên khắp thế giới.

Chủ nghĩa hiện thực truyền thống hoàn toàn không quan tâm tới bất kỳ lý thuyết nào ngoài lý thuyết về các nước là những chủ thể chính trong hệ thống quốc tế. Bởi vì vậy, chủ nghĩa này có thể sẽ bỏ qua các hành động xuyên quốc gia quan trọng khác, có thể là từ các công ty đa quốc gia, các tổ chức giáo dục, các quỹ từ thiện tư nhân, hay các phong trào xã hội (như các phong trào ủng hộ hành động về biến đổi khí hậu) - những hành động mà có thể mang lại kết quả tốt và xấu tới quan hệ quốc tế giữa các nước.

Kinh nghiệm của Ireland

Ireland là một quốc gia châu Âu nhỏ bé, nhưng đã tích cực ủng hộ Liên hợp quốc qua hàng thập kỷ như là một đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại. Điều này được thể hiện qua những hành động thực tế, như việc gửi quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham gia mạnh mẽ vào những hiệp ước của Liên hợp quốc về vấn đề chống phát triển vũ khí hạt nhân.

Ireland đồng thời là một thành viên tích cực của Liên minh châu Âu (EU) từ khi gia nhập năm 1972, nhưng không tham gia các liên minh quân sự ở châu Âu như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Quan điểm của Ireland trong vấn đề này có lẽ được phát sinh từ quan hệ với những quốc gia láng giềng. Ireland vốn là một đảo quốc nhỏ nằm bên rìa phía Tây của châu Âu, ít có khả năng bị xâm chiếm trong thời hiện đại bởi quốc gia liền kề là Vương quốc Anh, bất chấp sự bất đồng về vấn đề Bắc Ireland (gần như đã giải quyết xong) và lịch sử hàng trăm năm đô hộ của Anh. Ireland may mắn bởi lẽ quốc gia gần nó nhất, mạnh hơn lại có truyền thống dân chủ tương tự.

Một nghiên cứu về quan hệ quốc tế cho thấy các quốc gia theo đường lối dân chủ thì không gây chiến tranh lẫn nhau. Điều này đúng trong thời kì Chiến tranh Lạnh (và cả Thế chiến II) khi Ireland không bị ép buộc phải tham gia vào bất kì liên minh quân sự nào với các nước phương Tây.

Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều may mắn với các nước láng giềng.

Tôi cho rằng, các quốc gia nhỏ, cho dù họ chọn cách cân bằng hay đi theo bởi những hoàn cảnh đặc thù, hãy ủng hộ các quy tắc và thể chế để có thể tạo ra một trật tự - bao gồm nỗ lực ủng hộ các quy tắc của luật quốc tế, hoạt động của các thể chế quốc tế (bao gồm các thể chế khu vực) và tìm đến sự ủng hộ của các thể chế này khi bị đe dọa. Cho dù khi làm như vậy, các nước nhỏ sẽ hiểu được những hạn chế quyền lực của các thể chế này.

TS. Rob Kevlihan *

Quỳnh Mai - Quang Chinh (lược dịch)

* Tác giả là Giám đốc điều hành, Trung tâm nghiên cứu phát triển Kimmage, Dublin, Ireland

Xem nhiều

Đọc thêm

Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện

Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện

Cô Lexi Alford, người Mỹ, đã đặt chân đến 6 lục địa với tổng hành trình 29.000km bằng xe ô tô điện nhằm xác lập kỷ lục thế giới.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Xoá nhật ký TikTok nhanh chóng

Muốn làm mới hồ sơ TikTok nhưng chưa biết cách xóa nhật ký video? Bài viết sẽ hướng dẫn cách xóa nhật ký trên TikTok giúp bạn có ngay hồ ...
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Số phận những 'gã khổng lồ' Mỹ tại Trung Quốc sẽ ra sao trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump?

Số phận những 'gã khổng lồ' Mỹ tại Trung Quốc sẽ ra sao trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump?

Apple, Tesla và Starbucks sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Sau khi nhận được ưu đãi, giá bán của mẫu iPhone 16 Pro Max hiện đang thấp hơn 500.000 đồng so với tuần trước và thấp hơn 1 triệu đồng ...
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động