Nhỏ Bình thường Lớn

Đức gia nhập 'câu lạc bộ' Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Chính phủ Đức vừa thông qua chiến lược đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có tên gọi "Định hướng đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", nhằm hướng tới một chiến lược chung của châu Âu đối với khu vực.
TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Australia tuyên bố ưu tiên then chốt, kêu gọi Mỹ-Trung Quốc có 'trách nhiệm đặc biệt'
Rời Nhật Bản, Mỹ điều tàu sân bay đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mục đích là gì?
4425-deutsche-marine-baden-wurttemberg-f125-class-frigate
Khinh hạm lớp F125 Baden-Württemberg của Hải quân Đức. (Nguồn: Tin tức Hải quân)

Chính phủ Đức cho rằng trong thế kỷ XXI, các lực lượng kinh tế và chính trị đang ngày càng chuyển dịch theo hướng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ - ba nền kinh tế lớn nhất thế giới - là các quốc gia Thái Bình Dương, trong khi 20/33 siêu đô thị trên thế giới cũng nằm trong khu vực và có vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự quốc tế.

Với một chiến lược cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính phủ Đức muốn định hình các chính sách thông qua việc nêu bật các lợi ích, nguyên tắc, sáng kiến trong các lĩnh vực hành động chính cũng như những đề xuất với các đối tác trong khu vực.

Chính phủ Đức coi định hướng nêu trên là cơ sở nền tảng cho một chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai. Berlin chủ trương đa dạng hóa mối quan hệ của mình cả về mặt địa lý cũng như trong các lĩnh vực; đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN, Australia và Ấn Độ, như việc ký kết thêm các thỏa thuận thương mại tự do (FTA).

Mục đích của định hướng này là xây dựng một khung chiến lược với nhiều giải pháp chính trị đối với khu vực và hình thành các điểm kết nối cho việc tăng cường hợp tác, kể cả trong chính sách an ninh, với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Phát biểu nhân dịp chính phủ Đức thông qua định hướng nêu trên, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định chính sách của phương Tây cũng ở cả phương Đông, trong đó khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đức.

Với việc thông qua định hướng, chính phủ Đức mong muốn tăng cường quan hệ với khu vực quan trọng này, trong đó có xây dựng hợp tác trong các lĩnh vực như chủ nghĩa đa phương, biến đổi khí hậu, thương mại tự do dựa trên các quy tắc, kết nối, số hóa..., đặc biệt trong chính sách an ninh.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Đức, sự ổn định trong khu vực cũng rất quan trọng về mặt kinh tế đối với Đức. Do thương mại quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nền kinh tế, nên sự thịnh vượng của Đức phụ thuộc trực tiếp vào tự do thương mại và tự do các tuyến hàng hải mà phần lớn dẫn qua Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Maas cũng cho biết, Đức sẽ hợp tác cùng các đối tác EU, đặc biệt là với Pháp, để xây dựng một chiến lược của châu Âu đối với khu vực này.

Theo The Diplomat, Đức là quốc gia châu Âu thứ hai, sau Pháp, chính thức thông qua chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc gia nhập "câu lạc bộ" này được nhiều nhà bình luận cho rằng là có "nhiều hàm ý" đối với sự nổi lên của "Bộ tứ" gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.
Đối mặt với Trung Quốc, Australia mơ về liên minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới

Đối mặt với Trung Quốc, Australia mơ về liên minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới

TGVN. Lo ngại về nguy cơ đối đầu trực tiếp Mỹ - Trung, Thủ tướng Australia đang tìm kiếm một hướng đi mới thay thế ...

Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Đối với Nhật Bản, việc cân bằng lợi ích trong nước, chủ nghĩa đa phương và hợp tác toàn cầu trong thế giới hậu ...

Sau Biển Đông, Ấn Độ Dương trở thành một 'sân khấu quan trọng'

Sau Biển Đông, Ấn Độ Dương trở thành một 'sân khấu quan trọng'

TGVN. Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Ajay Kumar nhận định sau Biển Đông, khu vực Ấn Độ Dương đang trở thành trọng tâm hoạt động ...

(theo DW, The Diplomat)