Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua

Hà Đăng*
Tôi nhớ, hồi tháng 3/2009, với tư cách một "nhân chứng" của Hội nghị Paris, khi tiếp chuyện bà giáo sư sử học Mỹ Caroline Eisenberg, chúng tôi đã trao đổi về chuyện ai thắng ai thua, ai “bồ câu” ai “diều hâu” trên bàn đàm phán và trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua
Ông Hà Đăng (ngoài cùng bên trái) tại một cuộc mít-tinh ủng hộ Việt Nam tại Italy.

Thắng hay thua?

Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến cuộc đàm phán Paris giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) khởi đầu từ tháng 5/1968, và sau đó là Hội nghị bốn bên về Việt Nam từ tháng 1/1969 trở đi, tôi có trả lời rằng, nguyên nhân quan trọng nhất là thắng lợi của Việt Nam và là thất bại của Mỹ trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968). Bà giáo sư hỏi lại:

- Theo các nhà quân sự Mỹ, hồi đó, Mỹ không thua trên chiến trường mà chỉ thua trên các đường phố hay trong phòng họp của Quốc hội Mỹ.

Tôi trả lời:

- Người ta nói điều này không chỉ sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân của chúng tôi, mà cả khi Mỹ đã thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh. Hơn nữa, không chỉ giới quân sự nói mà nhiều chính trị gia hàng đầu của Mỹ, như Tổng thống Nixon cũng nói.

Cái Mỹ gọi là "thất bại về tâm lý" chính là điều chúng tôi khẳng định: VN đã đánh sập (hay làm lung lay) ý chí xâm lược của Mỹ. Chúng tôi đã tiến công và nổi dậy đồng loạt trong tất cả các thành phố và thị xã của miền Nam, trực tiếp đưa chiến tranh vào thành thị, đánh vào tất cả các cơ sở quân sự, cơ quan chỉ huy đầu não của Mỹ, chính quyền và quân đội Sài Gòn, gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Từ cuộc tổng tiến công và nổi dậy này, Nhà Trắng đã nhận ra rằng không thể thắng chúng tôi bằng quân sự mà phải tìm một con đường khác để rút ra khỏi cuộc chiến tranh. Con đường đó là đàm phán. Nếu chúng tôi không có thắng lợi về quân sự thì sao có thể có thắng lợi về mặt chính trị như thế được? Nếu Mỹ không thất bại về quân sự thì sao có thể giải thích được việc hàng loạt tướng lĩnh cao cấp của Mỹ bị mất chức. Bộ trưởng Quốc phòng Mc Mamara phải từ chức và Tổng thống Johnson chấp nhận đàm phán và không ứng cử nữa?

- Nhưng sau Tết Mậu Thân, phải chăng đã có cuộc phản công khiến các ông bị đẩy khỏi các vùng nông thôn và rút đến tận biên giới? Bà giáo sư hỏi lại.

Tôi không trực tiếp trả lời câu hỏi ấy, nhưng đã kể lại một chuyện vui trong cuộc họp báo của Người phát ngôn Đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng tại Hội nghị Paris thời đó. Tại cuộc họp báo này, có một nhà báo Mỹ đưa ra một tấm bản đồ khá lớn và hỏi: "Mặt trận các ông thường khoe là kiểm soát được hai phần ba lãnh thổ Việt Nam, vậy ông vui lòng chỉ cho tôi xem trên tấm bản đồ này các vùng giải phóng đó ở đâu?". Người phát ngôn Mặt trận đáp: "Điều ông hỏi cũng là điều Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn muốn biết. Xin ông hãy đọc thông báo quân sự Mỹ ngày hôm nay, xem máy bay của họ đã ném bom những nơi nào ở miền Nam VN, những nơi ấy chính là vùng giải phóng của chúng tôi đấy!" (hôm ấy máy bay Mỹ ném bom dữ dội ở vùng Củ Chi và ngoại vi Sài Gòn). Có nhiều tiếng vỗ tay trong phòng họp.

Câu chuyện về "thắng - thua" giữa bà giáo sư và tôi một lần nữa trở lại khi chúng tôi đề cập đến nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973. Tôi có nói tới thất bại của Mỹ trong trận tập kích chiến lược bằng B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác ở miền Bắc vào cuối tháng 12/1972.

Bà giáo sư nói: "Chính quyền Mỹ lại cho rằng nếu không có thắng lợi của cuộc tập kích đó thì VN không nhanh chóng chịu ký kết Hiệp định". Tôi hỏi bà giáo sư có từng nghe một danh từ nào đó là "Điện Biên Phủ" không? Bà đáp: "Có. Có. Điện Biên Phủ là trận thắng lừng lẫy của Việt Nam để đi đến kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trước đây". Tôi nói: "Đúng là như vậy. Chúng tôi coi thắng lợi của việc đập tan cuộc tiến công bằng B52 của Mỹ chính là một Điện Biên Phủ trên không. Ngày nay, không chỉ Pháp mà nhiều nước trên thế giới hiểu ra rằng ba từ "Điện Biên Phủ" đồng nghĩa với một trận knock-out".

Tôi nói thêm: "Nếu không bị trận knock-out ấy thì dễ gì Mỹ nhận ký kết một bản Hiệp định mà nội dung của nó cơ bản không có gì khác bản dự thảo đã được thỏa thuận giữa hai bên từ tháng 10/1972 và sau đó, có sửa đổi chút ít trước khi xảy ra cuộc tiến công". Tôi cũng nhắc lại một câu nói trong hồi ký sau này của ông Kissinger: "Điều đó có bõ công không? Những thay đổi đạt được liệu có đủ quan trọng để biện minh cho nỗi lo âu và cay đắng (của Mỹ) trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh?".

Bà giáo sư cười thoải mái. Bà cho biết đã tham gia phong trào hòa bình ở Mỹ ngay từ những ngày đầu cuộc chiến ở Việt Nam. Và tôi ngầm hiểu bà đã từng nghe những lời phê phán cực kỳ gay gắt của báo chí Mỹ đối với cuộc tập kích bằng B52. Rằng "hàng triệu người Mỹ cúi đầu vì xấu hổ và nghi ngờ sức khỏe tâm thần của Tổng thống họ". Rằng "đây là một hành động khủng bố vô đạo làm hoen ố uy danh nước Mỹ". Rằng các cuộc ném bom này là "kiểu chiến tranh nổi khùng", Tổng thống là "một bạo chúa lên cơn điên", "khủng bố nhân danh hòa bình"…

Bàn đàm phán Paris và chuyện thắng - thua
Quang cảnh Lễ ký Hiệp định Paris, ngày 27/01/1973, tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris, Pháp. (Nguồn: TTXVN)

“Bồ câu” hay “diều hâu”?

Trong câu chuyện, bà giáo sư có hỏi nhận xét của tôi về các vị Đại sứ, Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ tại Hội nghị Paris.

Về Đại sứ Cabot Lodge, Trưởng đoàn đầu tiên của Mỹ tại Hội nghị bốn bên, bà giáo sư hỏi: "Ông có nghĩ rằng ông Cabot Lodge là thuộc phái “bồ câu”, trong khi ông R. Nixon là thuộc phái diều hâu không?" (Khái niệm "phái bồ câu" dùng để chỉ những người ôn hòa muốn thương lượng để giải quyết hòa bình cuộc chiến. Còn "phái diều hâu" là chỉ những người hiếu chiến, muốn giành chiến thắng bằng quân sự). Câu hỏi này đối với tôi thật đột ngột. Ông Cabot Lodge có thời đã làm Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Khi đến Paris, ông được ca ngợi là thân cận của Tổng thống Eisenhower, nhà ngoại giao nhiều sáng kiến.

Tôi trả lời ngắn gọn: "Thưa bà, vào thời điểm Hội nghị Paris, tôi không có cảm nhận như bà nói. Ông Cabot Lodge đến Hội nghị chỉ phát biểu ý kiến rất ngắn. Trong thời gian họp, ông thường lim dim mắt như người ngái ngủ, và ít biểu hiện thái độ lắng nghe người đối thoại với mình. Chỉ có một lần, vào ngày 8/5/1969, khi Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng Trần Bửu Kiếm trình bày giải pháp toàn bộ 10 điểm, đến điểm thứ 2 thì tôi thấy ông Đại sứ bỗng ngồi thẳng người, mở mắt ra và cầm bút ghi chép. Sau đó, đến lượt mình phát biểu, ông hứa sẽ nghiên cứu ý kiến của đối phương. Tuy nhiên, sau đó ít lâu, khi ông Nixon tuyên bố chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, ông Cabot Lodge cũng bị rút về và thay bằng ông David Bruce".

- Thế ông David Bruce thế nào?

- Ông cũng được ca ngợi là nhà ngoại giao kỳ cựu, có nhiều sáng kiến, có thể góp phần đưa Hội nghị Paris ra khỏi bế tắc. Rất tiếc, đó chỉ là những lời quảng cáo. Sau mấy phiên họp, ông không đưa ra được điều gì mới mẻ. Dư luận tỏ ra thất vọng. Một số nhà báo đặt dấu hỏi với Bộ trưởng, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Xuân Thủy trả lời: "Tôi thấy ông David Bruce chỉ lặp lại những gì mà Nhà Trắng nói. Ông Nixon nói một chữ thì ông Bruce nói một chữ. Còn ông Nixon nói nửa chữ thì Bruce nói nửa chữ".

Sau cuộc tiếp chuyện bà giáo sư, tôi thầm nghĩ: Trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, thật không dễ gì phân biệt rạch ròi ai là “bồ câu”, ai là “diều hâu”. Có những người một mực theo đuổi cuộc chiến tranh từ đầu đến cuối. Có những người trước sau vẫn không thay đổi lập trường chống lại cuộc chiến tranh. Lại có những người trước vốn là "diều hâu" sau chuyển thành "bồ câu".

Ông Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, tác giả của "hàng rào điện tử", một trong những nhân vật chủ chốt dựng nên màn kịch "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", để mở ra chiến tranh phá hoại chống miền Bắc, được coi là con “diều hâu cỡ bự”. Vậy mà, vào lúc cuộc chiến đã leo đến mức cao nhất cuối 1967 đầu 1968, sau thất bại của Mỹ trong Tết Mậu Thân, ông đã "bồ câu hóa", kiên quyết xin từ chức, rũ áo ra đi bởi cho rằng cuộc chiến tranh là không có lối thoát, dù có tăng cường ném bom ồ ạt miền Bắc Việt Nam.

Ông Ngoại trưởng Kissinger, một người chống cộng điên cuồng, người giữ vai trò chủ chốt của phía Mỹ trong đàm phán Paris cũng là một trong những nhân vật ở Nhà Trắng chịu trách nhiệm về cuộc tiến công bằng B52 chống Việt Nam, lại cũng là người đại diện phía Mỹ ký tắt Hiệp định Paris vào ngày 23/1/1973. “Con diều hâu” ấy, cho đến tháng 5/1975, trong cuộc họp báo sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, đã thú nhận: "Chúng ta đã sai lầm khi biến Việt Nam thành một nơi thí nghiệm chính sách của chúng ta chứ không phải đối với chính sách của người Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, có lẽ việc đưa các lực lượng quân sự Mỹ vào Việt Nam là biện pháp giải quyết tồi nhất, vì điều đó là đưa một yếu tố ngoại lai vào".

Tổng thống Nixon lại là “diều hâu” từ đầu đến chân. Chưa đầy nửa năm sau khi làm Tổng thống Mỹ, ông đã đề xướng “Việt Nam hóa chiến tranh” và theo đuổi đến cùng. Mặc dù đã ký Hiệp định Paris, ông ta vẫn đổ tiền của và vũ khí vào Nam Việt Nam để giúp chế độ Sài Gòn tiếp tục cuộc chiến. Cho đến khi xảy ra vụ Watergate, bị phế truất khỏi Nhà Trắng, ông vẫn đầy hậm hực. Ông là tác giả của nhiều quyển sách như: Cuộc chiến tranh thật sự; Kế hoạch chấm dứt chiến tranh; Không được có những Việt Nam nữa. Toàn là những lời biện hộ cho chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ. Chính ông ta chứ không ai khác là người đặt ra câu hỏi: Mỹ có thua ở Việt Nam không, mà nếu thua thì thua trên chiến trường, trong phòng họp Quốc hội, trên đường phố hay trong lòng nhân dân Mỹ? Ông tức tối khi càng về cuối cuộc chiến tranh, Quốc hội Mỹ càng bó tay ông. Trong khi đó dân chúng xuống đường phản đối chính quyền… Khẩu hiệu "Không được có những Việt Nam nữa" mà phong trào nhân dân Mỹ nêu đã bị ông lợi dụng để đặt tên cho một quyển sách của mình. Trong cuốn sách đó, ông cắt nghĩa: Có thể can thiệp vũ trang vào nơi nào đó mà Mỹ cho là cần thiết, miễn là Mỹ không được thua một lần nữa như đã thua ở Việt Nam!


* Nguyên thành viên đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris

(Bài viết được đăng tải trong Đặc san 40 năm Hiệp định Paris của Báo Thế giới & Việt Nam)

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Có mặt tại Paris với tư cách thành viên Đoàn Việt Nam DCCH từ những ngày đầu phái đoàn đặt chân lên đất Pháp cho ...

Người mang Dự thảo Hiệp định tới Paris

Người mang Dự thảo Hiệp định tới Paris

Chuyện kể của ông Lưu Văn Lợi - nguyên Cố vấn pháp lý đoàn VNDCCH, về việc được giao nhiệm vụ mang bản Dự thảo ...

Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris

Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris

Cuộc biểu tình ngày 1/5/1975 diễu qua các đường phố từ quảng trường La Nation ở gần trung tâm Paris đến cửa ô Saint Martin ...

Từ Paris đến Sài Gòn

Từ Paris đến Sài Gòn

Đánh giá về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán trong giai đoạn 1968 -1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa ...

Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris…

Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris…

Trong gần năm năm diễn ra đàm phán Paris về Việt Nam, không chỉ đồng bào và chiến sĩ trong nước mà nhân dân thế ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ và New York...
Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thăm và làm việc với Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới, bảo đảm các các quyền của phụ nữ...
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Hơn 300 vận động viên từ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đối tác tham gia tranh tài trong 6 bộ môn thể thao.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động