Các cuộc chuyển giao quyền lực trắc trở tại Nhà Trắng( P1)

Sau chiến thắng lịch sử trong các cuộc bỏ phiếu ngày 4/11, Tổng thống mới đắc cử Barack Obama và người tiền nhiệm George W. Bush đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực. Chông gai đang đón chờ ông chủ da màu đầu tiên của Nhà Trắng vì quá trình vận động tranh cử dễ dàng hơn rất nhiều so với giai đoạn quản lý đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi muốn lật sang một trang mới và thực hiện lời hứa về sự đổi thay trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên, ông Obama có thể cần phải dành chút ít thời gian để đọc về thời kỳ chuyển giao quyền lực giữa Hoover-Roosevelt hồi những năm 1932-1933 hoặc xem xét kỹ các chuyện đồn đại về sự khởi đầu trắc trở của cựu Tổng thống Clinton sau khi đắc cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng năm 1992.

Giai đoạn giữa ngày thứ ba đầu tiên trong tháng 11 năm trước và ngày 20/1 năm sau có thể là một thời gian đầy bất trắc đối với một vị tổng tư lệnh tương lai, và lịch sử đầy rẫy những tranh cãi - từ tấn bi hài kịch về sự đề cử thành viên nội các tới những chuyện tào lao về sự trả thù chính trị, phá hoại và ăn cắp vặt.

"Những tháng đầu tiên rất quan trọng bởi vì đó là thời điểm mà bạn có được quyền hành lớn nhất. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian bạn ít có khả năng ra những quyết định đúng đắn nhất", cựu quan chức Nhà Trắng David Gergen nói.

Giai đoạn 2000-2001

Khi George W. Bush tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2001, ông có ý định xóa sạch mọi thứ dưới thời người tiền nhiệm Bill Clinton. Quyết định rũ bỏ này phần lớn bắt nguồn từ cảm giác chua xót sau các cuộc kiểm phiếu lại tại Florida năm 2000 và phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ kiện giữa Bush với Al Gore.

Các thông tin về nạn phá hoại và ăn cắp tại các văn phòng chính phủ đã sớm bị phanh phui trên báo chí sau khi đội ngũ của ông Bush tới tiếp quản Nhà Trắng.

Tuy nhiên, báo cáo ban đầu của Cơ quan quản lý công sản thuộc Chính phủ Mỹ vào năm 2001 đã cho thấy rất ít bằng chứng về câu chuyện trên, ngoài những hao mòn trong quá trình "các nhân viên của chính quyền trước dọn dẹp không gian văn phòng mà họ từng chiếm hữu suốt một thời gian dài".

Dẫu vậy, Hạ nghị sĩ Bob Barr đã xoáy sâu vào vấn đề này. Và Tổng vụ kiểm toán Mỹ (GAO) đã xúc tiến một cuộc điều tra kĩ lưỡng hơn. Một năm sau đó, GAO công bố một bản báo cáo có nội dung phát hiện rằng trị giá những tổn thất vật chất trong quá trình chuyển giao vào khoảng 13.000 - 14.000USD.

Thiệt hại bao gồm cả những vật bị mất mát như các nắm đấm cửa ra vào, một con dấu của Tổng thống và các phím chữ "W" của gần 60 bàn phím máy tính.

Bản báo cáo dài 215 trang khẳng định, tổn thất có thể xuất phát từ những hành động cấu thành "tội hình sự", nhưng không đổ lỗi cụ thể cho bất kỳ ai.

Các phát ngôn viên của ông Clinton thừa nhận có thể đã xảy ra những trò chơi khăm nhưng đổ lỗi đa phần tổn thất cho những hao mòn thông thường trong quá trình sử dụng. Cuối cùng, cả hai bên đã chứng thực bản báo cáo là đúng nhưng cảm giác cay đắng đã trở thành một biểu tượng cho toàn bộ tiến trình bầu cử năm 2000.

Giai đoạn 1992-1993

Bill Clinton đã phải trải qua giai đoạn tiếp quản cương vị lãnh đạo Nhà Trắng đầy trắc trở. (Ảnh: Businessweek)

Quá trình chuyển giao quyền lực những năm 1992-1993 được đông đảo dư luận nhớ đến, kể cả những người làm việc trong chính quyền đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton, như thời kỳ thiếu tập trung và vô kỉ luật.

Thư kí báo chí của ông Clinton - Dee Dee Myers gọi giai đoạn đó là "địa ngục". Trong cuốn tự truyện của mình, bản thân ông Clinton cũng thừa nhận ông "đã từng dành quá nhiều thời gian vào nội các đến mức khó mà có đủ thời gian cho đội ngũ nhân viên Nhà Trắng".

Một tình huống bối rối trước công chúng xảy ra không lâu sau lễ tuyên thệ nhậm chức là việc đề cử Zoë Baird vào vị trí Bộ trưởng Tư pháp. Bà Baird đã rút tên mình khỏi danh sách cất nhắc sau khi có một sự thật được hé lộ là bà đã thuê nhiều ngoại kiều bất hợp pháp và phớt lờ việc phải trả tiền bảo hiểm xã hội cho công việc của họ.

Người thứ hai được ông Clinton tiến cử - Kimba Wood cũng rút lui vì các thông tin tương tự. Tuy nhiên, tân Tổng thống Clinton dường như nhất quyết bổ nhiệm một phụ nữ vào vị trí lãnh đạo Bộ Tư pháp và vào ngày 12/3, Công tố viên bang Florida Janet Reno đã tuyên thệ nhậm chức vụ này.

Giai đoạn 1988-1989

John Tower - cựu Thượng nghị sĩ Mỹ đến từ Texas, cố vấn cho cả hai đời Tổng thống Reagan và Bush "cha" và cũng là tác giả bản báo cáo điều tra chống Iran, đã bị hạ bệ khỏi vị trí ứng cử viên cho ghế Bộ trưởng Quốc phòng với tỉ lệ phiếu chống 53/47.

Tổng thống đắc cử năm 1988 George H.W. Bush và John Tower - người được ông đề cử vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. (Ảnh: Corbis)

Trong số những yếu tố bất lợi cho Tower là mối quan hệ mật thiết giữa ông với các nhà thầu quốc phòng cũng như quan điểm ủng hộ việc nạo phá thai của ông. Một số thành viên Đảng Dân chủ đã nhắm tấn công Tower nhằm trả đũa cho cái mà họ coi là những "trò bẩn" mà nhóm chiến dịch của George H.W. Bush đã sử dụng để chống lại Michael Dukakis trong cuộc bầu cử năm 1988.

Tuy nhiên, vấn đề được đề cập nhiều nhất trên các tờ báo là tật nghiện rượu và tai tiếng chuyên chạy theo phụ nữ của ông. Dù đúng dù sai, ấn tượng về Tower như một nhân vật phóng túng, quá ưa chuộng sự hưởng thụ đã làm hủy hoại các cơ hội của ông.

Trong cuốn hồi ký của mình, ông Tower đổ lỗi sự việc trên cho giới truyền thông (thế lực mà ông gọi là "đám đông hành hình theo kiểu ném đá Lynch"), các kẻ thù hưởng lợi suốt hơn 27 năm tại Washington (đặc biệt Thượng nghị sĩ Dân chủ đến từ bang Georgia khi đó - Sam Nunn) cũng như "những kẻ có suy nghĩ lập dị và thọc gậy bánh xe khác".

Dick Cheney, chính khách nổi tiếng là người thực dụng ôn hòa, đã được đồng thuận phê chuẩn làm Bộ trưởng Quốc phòng 10 ngày sau khi cái tên John Tower bị phủ quyết. Ông Tower là người được đề cử vào nội các đầu tiên bị bác bỏ trong hơn 30 năm. Ông đã qua đời trong một vụ rơi máy bay năm 1991.

Theo VietNamNet

Đọc thêm

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động