TIN LIÊN QUAN | |
Quốc tế cam kết tài trợ 15,2 tỉ USD cho Afghanistan | |
Afghanistan chọn hướng đi mới |
Đến nay, dù Afghanistan đã gặt hái một số tiến triển, song triển vọng đạt được thịnh vượng vẫn còn rất xa vời.
Từ khi Tổng thống Ashraf Ghani đắc cử năm 2014 đến nay, nguồn viện trợ nước ngoài dành cho Afghanistan đã sụt giảm nghiêm trọng. Có nhiều lý do để giải thích cho thực tế này. Các nhà tài trợ cho rằng chính quyền Afghanistan hoạt động quá yếu kém và không sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng cũng như chủ nghĩa bè phái tràn lan ở quốc gia Nam Á này.
Trên thực tế, nguồn viện trợ nước ngoài cũng đã giúp chính quyền Kabul củng cố nền kinh tế và tăng cường vai trò của các thể chế nhà nước. Tuy nhiên, việc cung cấp viện trợ thông qua các cơ chế phi nhà nước đã làm suy yếu hoạt động của các cơ quan chính phủ, khiến cho thủ tục hành chính rắc rối hơn, và trong một số trường hợp là tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng.
“Quan hệ đối tác vì thịnh vượng và hòa bình” là chủ đề của Hội nghị quốc tế về Afghanistan, được tổ chức ở Brussels (Bỉ) từ 4-5/10. (Nguồn: AFP). |
Một vấn đề rắc rối khác trong việc viện trợ cho Afghanistan là phân bổ không hợp lý. Trong giai đoạn 2002-2010, các nhà tài trợ đã dành hơn một nửa số tiền cho các kế hoạch an ninh, đặc biệt là tại những khu vực nguy hiểm. Trong khi đó, chỉ 3% trong tổng số viện trợ được dành cho giáo dục, góp phần dẫn tới thực tế là 40% trong số trẻ em ở cấp tiểu học và trung học cơ sở không được đến trường.
Afghanistan dự kiến chi tiêu công trong 5 năm tới (2017-2021) là khoảng 60 tỷ USD, và chính quyền Kabul đang rất trông chờ vào nguồn viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, nếu như Afghanistan muốn tự đứng trên chân mình, các nhà lãnh đạo quốc gia Nam Á này cũng như các nhà tài trợ quốc tế cần thay đổi chiến lược.
Cụ thể, các nhà tài trợ có thể tăng cường viện trợ thông qua kênh ngân sách chính phủ Afghanistan hoặc các hệ thống nhà nước. Đây không phải là một ý tưởng mới. Năm 2010, tại Hội nghị quốc tế về Afghanistan ở Kabul, các nhà tài trợ đã nhất trí với chính phủ Afghanistan rằng sẽ chuyển 50% vốn phát triển thông qua ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, kế hoạch này không duy trì được lâu.
Tất nhiên, cách tiếp cận trên sẽ chỉ hiệu quả nếu bản thân Chính phủ Afghanistan cải thiện các dịch vụ công của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Ghani trong việc tăng cường hoạt động của các cơ quan nhà nước hay phòng chống tham nhũng, được đánh giá vẫn rất chậm chạp.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình cũng như tăng ngân sách quốc gia, Kabul cũng cần cải cách hệ thống thuế. Ngoài ra, Afghanistan và các nhà tài trợ cần tập trung vào các chương trình có mục tiêu dài hạn. Trong khi các biện pháp ngắn hạn là cần thiết để bình ổn tình hình, song ảnh hưởng của chúng lại nhanh chóng phai nhạt nếu không có các chương trình dài hơi trong việc xây dựng thể chế hay thiết lập các nền tảng kinh tế.
Tóm lại, Afghanistan vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, song những khó khăn này không phải là không thể vượt qua. Phân bổ nguồn viện trợ hợp lý, cùng với cải cách chính phủ và đầu tư thông minh, sẽ giúp Afghanistan vững bước trên con đường tới thịnh vượng.
Nematullah Bizhan
Nguyên Thứ trưởng phụ trách thanh niên của Afghanistan
Hiện là chuyên gia thuộc Chương trình Quản trị toàn cầu, Đại học Oxford (Anh).
Mỹ: Nghi phạm gây ra vụ nổ ở New York bị cáo buộc 10 tội danh Ngày 20/9, các công tố viên liên bang Mỹ đã khởi tố đối tượng người Mỹ gốc Afghanistan Ahmad Khan Rahami, nghi can gây ra ... |
Cuộc chiến với “tiền bẩn” ở Afghanistan Chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani đang nỗ lực làm trong sạch và vực dậy nền kinh tế của Afghanistan, đồng thời tạo dựng ... |
Afghanistan: Trường Đại học Mỹ bị tấn công, 26 người thương vong Fox News (Mỹ) ngày 24/8 cho biết có ít nhất 1 người chết và 25 người bị thương sau vụ tấn công vào trường Đại ... |