Căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ: Đối đầu cũ, nguy cơ mới

Minh Vương
Phân tích và Bình luận quốc tế
TGVN. Căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ leo thang tại biển Aegean sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết với những động thái mới nhất từ Pháp vả Ai Cập. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Báo động căng thẳng trên biển Địa Trung Hải: Thổ Nhĩ Kỳ úp mở đã 'ra tay', Israel nói xâm lược, Đức nỗ lực hạ nhiệt
Căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ leo thang, Athens đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu
1942-34-8-baichinh-hylaptnk
Tàu thăm dò Oruc Reis, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đối đầu Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biển phía Đông Địa Trung Hải. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 13/8, trong một nỗ lực gián đoạn hải trình của tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ, tàu hộ vệ Limnos của Hy Lạp đã va chạm nhẹ với tàu hộ vệ Kemal Reis trên vùng biển tranh chấp giữa hai quốc gia ở phía Đông Địa Trung Hải ngày 10/8.

Bộ Quốc phòng Hy Lạp cho biết phần mũi tàu Limnos đã va chạm với đuôi tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ, song khẳng định đây là “tai nạn ngoài ý muốn”. Sau đó, tàu hộ vệ này của Hy Lạp vẫn tham gia tập trận chung với hải quân Pháp trên biển Aegan sáng ngày 14/8, trong khi một số tàu chiến khác vẫn tiếp tục theo dõi tàu Oruc Reis ở vùng biển tranh chấp ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đã kêu gọi Athens hành động “có suy nghĩ”. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định tàu hộ vệ Kemal Reis đã đẩy lùi cuộc tấn công của chiến hạm Hy Lạp, cảnh báo “những ai tập kích tàu khoan Oruc Reis sẽ phải trả giá đắt”.

Căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang “nóng” nhất trong hai thập kỷ, đặc biệt sau khi Ankara đưa tàu Oruc Reis, với 6 tàu hộ vệ tháp tùng, thăm dò dầu khí từ ngày 10/8 tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải được Athens tuyên bố chủ quyền. Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp vẫn luôn trắc trở, song sự “góp mặt” của Pháp và Ai Cập có thể khiến nguy cơ xung đột hiện hữu hơn bao giờ hết.

Chưa bao giờ yên bình

Đầu tiên, trong nhiều thế kỷ, Hy Lạp đã trải qua hành trình dai dẳng để giành độc lập từ đế chế Ottoman, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1923, hai bên đã tiến hành trao đổi bộ phận dân cư theo đạo Hồi giáo và Thiên chúa giáo với nhau.

Thứ hai, mới đây, hai bên lại một lần nữa bất hòa về số phận của nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul. Là nhà thờ Thiên chúa giáo xây dựng năm 532, song công trình này đã được cải tạo thành đền thờ Hồi giáo năm 1453 sau khi Constantinople rơi vào tay đế chế Ottoman. Gần 500 năm sau, trong nỗ lực xây dựng nhà nước thế tục và giảm căng thẳng tôn giáo, “cha đẻ” của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk đã biến nơi này thành bảo tàng. Vì thế, quyết định đưa Hagia Sophia quay lại làm đền thờ Hồi giáo hồi cuối tháng Bảy của Ankara đã khiến Athens “nóng mặt”.

Thứ ba, khi quan hệ song phương căng thẳng, câu chuyện người nhập cư càng nóng lên hơn bao giờ hết. Hy Lạp lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng vị thế trong kiểm soát dòng người nhập cư vào châu Âu để gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU), khi đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát.

Thứ tư, tranh chấp Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ về biển Aegean đã tồn tại từ lâu và trở nên căng thẳng vào những năm 1970, thậm chí từng đẩy hai bên đến bờ vực xung đột vào năm 1987 và 1996. Biển Aegean là khu vực có nhiều hòn đảo nhỏ thuộc chủ quyền Hy Lạp, với một số đảo lớn nằm ngay sát Thổ Nhĩ Kỳ, được Athens khẳng định có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tuy nhiên, Ankara đã nhiều lần phủ nhận điều này. Trong cuộc trò chuyện với nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức vào cuối tháng 6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng việc một đảo nhỏ như Kastellorizo với diện tích 12 km2, dân số dưới 500 người, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ chưa đầy 2 km lại có EEZ dài 200 hải lý (370 km) là “không thể chấp nhận được”. Về phần mình, Ankara khẳng định hoạt động thăm dò dầu khí ở phía Đông Địa Trung Hải, dựa trên biên bản ghi nhớ hồi tháng 11/2019 với Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc bảo trợ, là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chính vì thế, việc Thổ Nhĩ Kỳ điều tàu Oruc Reis thăm dò dầu khí tại vùng biển tranh chấp này ngày 10/8 đã khiến căng thẳng song phương, vốn đã âm ỉ nhiều thế kỷ, một lần nữa bùng phát.

Tranh chấp Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ về biển Aegean đã tồn tại từ lâu và trở nên căng thẳng vào những năm 1970, thậm chí từng đẩy hai bên đến bờ vực xung đột vào năm 1987 và 1996.

Nguy cơ mới

Tuy nhiên, một số động thái mới từ phía Ai Cập và Pháp có thể tình hình trở nên phức tạp hơn.

Ngày 6/8, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Hy Lạp Nikos Dendias đã ký thỏa thuận phân định lãnh hải, thiết lập EEZ giữa hai nước tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, nguồn cơn chính của căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây. Phát biểu trong họp báo chung, ông Shoukry mong thỏa thuận này có thể khai thác tiềm năng sẵn có của vùng biển và khẳng định các điều khoản là hoàn toàn phù hợp với Luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tuyên bố khẳng định thỏa thuận trên nằm trong khu vực thềm lục địa của quốc gia này, coi nó là “vô giá trị” và vi phạm chủ quyền hàng hải của Libya.

Tuy nhiên, cả Ankara lẫn Cairo rõ ràng vẫn “vuốt mặt nể mũi”: Trong thỏa thuận nêu trên, bất chấp lời kêu gọi của phía Hy Lạp, Ai Cập đã từ chối đưa đảo Meis và một số phần của đảo Rhodes của Hy Lạp vào danh mục phân định ranh giới lãnh hải, khẳng định sẽ không ký nếu thỏa thuận vi phạm EEZ của Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần mình, trong cuộc phỏng vấn với Al Jaazera, Người Phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kahn vẫn nhận định Ai Cập là nước láng giềng với Libya và có thể đóng góp tích cực vào nỗ lực chấm dứt đối đầu quân sự thông qua đối thoại chính trị.

Tin liên quan
'Kéo căng dây đàn' với Hy Lạp ở Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn quay ra an ủi, xây dựng lòng tin?

Song thái độ của Paris thì không nhẹ nhàng như vậy. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ có quyết định đơn phương gây căng thẳng, đồng thời điều tàu chiến, máy bay chiến đấu với khu vực tranh chấp, tiến hành tập trận chung với Hy Lạp và Ai Cập nhằm “ngăn chặn mọi hoạt động thù địch trên lãnh hải”.

Đáp lại, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cáo buộc Pháp hành động “như một đại ca giang hồ” và chính Paris đang làm gia tăng căng thẳng, không chỉ tại Địa Trung Hải mà còn ở Libya và Syria. Bởi lẽ, quan hệ Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ cũng chẳng lấy làm yên ả, đặc biệt khi Paris, dù là dưới thời ông Nicolas Sarkozy hay Emmanuel Macron, luôn từ chối xem xét yêu cầu đưa Ankara trở thành một phần của EU.

Thực tế này khiến tình hình trên biển Aegean căng thẳng và phức tạp hơn bao giờ hết, với quân đội Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ luôn trong tình trạng cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Chừng nào hai bên chưa thể hiện thiện chí để sẵn sàng hạ nhiệt, đây tiếp tục là điểm nóng khu vực thời gian tới.

'Kéo căng dây đàn' với Hy Lạp ở Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn quay ra an ủi, xây dựng lòng tin?

'Kéo căng dây đàn' với Hy Lạp ở Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn quay ra an ủi, xây dựng lòng tin?

TGVN. Ngày 30/7, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Ankara sẵn sàng tổ chức hội nghị lần thứ 4 về các biện ...

Covid-19: Tây Ban Nha dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, Hy Lạp gia hạn lệnh phong tỏa tại các trại tị nạn

Covid-19: Tây Ban Nha dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, Hy Lạp gia hạn lệnh phong tỏa tại các trại tị nạn

TGVN. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez khẳng định nước này đã bước vào giai đoạn phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp ...

Hy Lạp sẵn sàng mở cửa du lịch, an toàn sức khỏe của du khách là ưu tiên số một

Hy Lạp sẵn sàng mở cửa du lịch, an toàn sức khỏe của du khách là ưu tiên số một

TGVN. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 13/6 tuyên bố nước này sẵn sàng mở cửa đón khách du lịch trở lại, và đã ...

Đọc thêm

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước tăng doanh thu theo giờ, chiếm ưu thế trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lật mặt 7: Một điều ước của Lý Hải chiếm ưu thế rạp Việt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Nhan sắc 'cực phẩm' của Lọ Lem - ái nữ nhà MC Quyền Linh

Lọ Lem sinh năm 2006, tên thật là Mai Thảo Linh. Lọ Lem được nhận xét là thừa hưởng hoàn hảo những nét đẹp của cả ba và mẹ.
Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Những trường y dược nào xét tuyển bằng IELTS?

Nhiều trường y dược trên cả nước yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt và ...
Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Trong tiết trời nắng nóng, chỉ uống nước lọc thôi là không đủ

Thời tiết nắng nóng, những người phải di chuyển, vận động lâu ngoài trời thường phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, rối loạn điện giải.
Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình hình.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển Đông.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù lượn có động cơ.
Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Philippines đối mặt với mức nhiệt 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C

Ngày 29/4, tại Iba, Zambales, nhiệt độ lên tới 53 độ C và Cơ quan PAGASA cảnh báo có thể đạt mức 'cực kỳ nguy hiểm' lên đến 57 độ C.
Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng Malaysia: ASEAN mong muốn mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư với các nước Vùng Vịnh

Thủ tướng nước Malaysia cho rằng GCC và ASEAN nên tìm ra các cơ chế để thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác và nghiên cứu.
Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Nga ‘tố’ Mỹ tận dụng lợi thế chủ nhà làm suy yếu vai trò của Moscow tại Liên hợp quốc

Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky ngày 29/4 cho biết, Mỹ không cấp thị thực cho đại biểu Nga tham gia phiên họp.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động