TIN LIÊN QUAN | |
Châu Phi tạo thuận lợi đi lại trong châu lục | |
Nam Phi sẽ ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân |
Việc Mỹ và các nước phương Tây đẩy mạnh các hoạt động chống khủng bố ở Syria và Iraq đã buộc các nhóm chiến binh Hồi giáo phải tìm cách mở rộng địa bàn. Khu vực Sahel ở Tây và Trung Phi được chúng xem là mảnh đất màu mỡ, khi các nỗ lực chống khủng bố tại khu vực này vẫn chưa đáng kể. Hồi đầu tháng 10, bốn lính Mỹ đã thiệt mạng ở Tây Nam Niger, trong một cuộc tấn công mà Lầu Năm góc khẳng định là do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chỉ đạo.
Tiềm ẩn nguy cơ
Hiện các nhóm chiến binh Hồi giáo đang hoạt động chủ yếu trong các hang ổ ở phía Tây Sahel và lưu vực hồ Chad. Nổi lên trong số đó phải kể đến Boko Haram, tổ chức khủng bố có địa bàn ở miền Bắc Nigeria, một phần của Niger, Chad và Cameroon, với quy mô lớn và căn cứ vững chắc. Một số nhóm khủng bố khác đang hoạt động ở Mali có quy mô nhỏ và địa bàn rải rác hơn.
Vùng Sahel giờ đây như cái nôi cho các nhóm chiến binh Hồi giáo sinh sôi. (Nguồn: Geopolitical Futures) |
Sa mạc Sahara đã chia tách các nhóm khủng bố ở khu vực gần Sahel với Bắc Phi - nơi nằm dưới sự kiểm soát của al-Qaeda và IS. Do đó, nhiều người lo ngại rằng việc hình thành một hành lang giữa Bắc Phi và Sahel sẽ khiến hoạt động của các chiến binh Hồi giáo trở nên nguy hiểm và khó ngăn cản hơn.
Ngoài ra, các nhóm khủng bố như al-Qaeda và IS coi Sahel là vùng đất tuyển dụng tiềm năng. Các nhóm chiến binh nhỏ lẻ tại địa phương thường có xu hướng sáp nhập, liên minh, chuyển đổi và hợp tác với các nhóm khủng bố lớn hơn. Nhiều nhóm cực đoan đã thề trung thành với al-Qaeda và IS để “nâng tầm lý lịch” của mình, nhằm hoạt động một cách “chính thống” và nhận được nhiều nguồn lực hơn. Đơn cử như một phe cánh của Boko Haram ở Nigeria đã cam kết trung thành với IS, trong khi nhóm Nursat al-Islam ở Mali lại ngả theo al-Qaeda.
Đẩy mạnh hợp tác
Hiện hai quốc gia đi đầu trong các hoạt động chống khủng bố tại khu vực này là Pháp và Mỹ. Trọng tâm chính của Paris là Mali và các phần khác của Tây Sahel, trong khi các hoạt động quân sự của Washington tập trung vào lưu vực hồ Chad về phía Đông. Mục tiêu chiến lược của Pháp và Mỹ là ngăn chặn các mối đe dọa xuyên quốc gia, những tuyến thương mại bất hợp pháp và sự chiêu mộ chiến binh thánh chiến.
Tuy nhiên trên thực tế, các chiến dịch hợp tác chống khủng bố giữa hai nước này vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả vì hai lý do. Thứ nhất, nguồn lực của cả hai đang bị phân bổ ở nhiều nơi khác. Thứ hai, Washington và Paris chủ trương làm gián đoạn đường vận chuyển và tấn công vào các khu vực chiêu mộ của các nhóm khủng bố khi cần thiết. Tuy nhiên, địa hình hiểm trở tại đây đã buộc Mỹ và Pháp khó có thể thực hiện các chiến dịch càn quét, mà chỉ có thể dựa vào máy bay không người lái, quân đội địa phương và các lực lượng đặc biệt.
Có thể nói, vùng Sahel giờ đây đang trở thành địa bàn mới của các nhóm chiến binh Hồi giáo. Những chiến lược ngăn chặn khủng bố hiện tại cho thấy vai trò khá mờ nhạt của phương Tây trong giải quyết mối đe dọa tiềm tàng nơi đây. Một số nhà phân tích cho rằng đã đến lúc Mỹ và Pháp đẩy mạnh các hoạt động của mình trong khu vực. Theo đó, Washington và Paris cần hợp tác tiến hành các chiến dịch quân sự hiệu quả hơn để đưa Sahel thoát khỏi bàn tay của những kẻ khủng bố.
Taliban tái chiếm đóng quận chiến lược tại Đông Afghanistan Ngày 10/8, phiến quân Taliban đã tái chiếm các cơ quan đầu não của quận Jani Khil thuộc tỉnh Paktia, miền Đông Afghanistan. |
Trung Đông: Vì sao thánh chiến vẫn tiếp diễn? Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có thể đang trên đà suy thoái, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng đã ... |
Con trai bin Laden – nhân tố sống còn của al-Qaeda Tuy khó có thể lấp đầy khoảng trống mà cha mình để lại, con trai của Osama bin Laden vẫn có vai trò then chốt ... |