Chủ quyền là bất biến?

Nhân dịp Phần Lan kỷ niệm 100 năm độc lập vào năm 2017, Na Uy đang cân nhắc dịch chuyển một phần biên giới với Phần Lan để một đỉnh núi cao 1.331m thuộc về lãnh thổ của nước láng giềng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu quyen la bat bien Na Uy nói không với phá rừng
chu quyen la bat bien Việt Nam – Na Uy: Ghi dấu những bước phát triển tích cực

Núi Halti nằm ở biên giới giữa Phần Lan và Na Uy, với điểm cao nhất ở phía Phần Lan là Halditsohkka, nhưng đỉnh núi cao 1.331m lại nằm trong lãnh thổ Na Uy. Nếu Oslo nhượng 0,015 km2 lãnh thổ, tương đương ba sân bóng bầu dục Mỹ, điều đó "sẽ được ghi nhớ ở Phần Lan suốt hàng nghìn năm”, một nhà bình luận viết trên trang mạng của báo Phần Lan Ilta Sanomat.

Dù đây mới chỉ là ý tưởng và đang được chính phủ Na Uy cân nhắc, động thái bất ngờ này khiến giới quan sát lưu tâm. Đối với đại đa số các nước trên thế giới, chủ quyền quốc gia luôn là điều thiêng liêng và bất khả xâm phạm, được xây dựng và bảo vệ qua nhiều thế hệ. Chính vì thế, trong con mắt của nhiều người, việc Na Uy “dám” đem tặng một ngọn núi cho nước láng giềng Phần Lan là điều khó có thể chấp nhận.

chu quyen la bat bien
Núi Halti nằm trên biên giới Na Uy và Phần Lan. (Nguồn: Reuters)

Mặc dù Hiến pháp Na Uy nhấn mạnh việc “cấm bàn giao tình trạng của bất kỳ phần lãnh thổ nào cho chính quyền khác”, song cho đến nay, Ủy ban Bản đồ Na Uy đã đồng ý việc dịch chuyển biên giới với Phần Lan. Bên cạnh đó, nhiều chiến dịch trên mạng cũng đang tích cực ủng hộ kế hoạch này. Một trang mạng xã hội Facebook có tên “Nâng Phần Lan lên tầm cao mới” có nhiều người nhấn “like” (thích), và Đại sứ quán Phần Lan tại Na Uy liên tục đăng tải đường dẫn đến bài báo về chủ đề này.

Quan hệ Na Uy – Phần Lan nói chung, và đối với vụ “chuyển nhượng” núi Halti nói riêng, cần phải nhìn nhận trong bối cảnh của toàn châu Âu. Trong nhiều năm qua, chủ nghĩa dân tộc ngày càng hiện diện rõ trong đời sống chính trị châu lục, bất chấp nỗ lực gắn kết các quốc gia dưới mái nhà chung Liên minh châu Âu (EU).

Có thể thấy, ở Pháp, đảng “Mặt trận dân tộc” của bà Marine Le Pen đang có số ghế cao nhất từ trước tới nay của đảng này tại Quốc hội. Trong khi đó, đảng “Anh quốc độc lập” (UKIP) vừa qua cũng đã triển khai chiến dịch dân vận xuất sắc nhằm thuyết phục người dân vương quốc này bỏ phiếu rời EU, còn gọi là “Brexit”. Trong bối cảnh đó, một quyết định như của Na Uy hoàn toàn có thể khiến ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa bùng lên, thiêu rụi mọi chính thể.

Thực ra, khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) mới được hình thành cách đây vài thế kỷ. Nó chỉ xuất hiện từ sau Hiệp ước Westphalia (1648) cùng với khái niệm “quốc gia – dân tộc” (nation-state). Trước đó, đất đai là của vua chúa, của dòng tộc, nhân dân cũng chẳng có “chủ quyền” gì để đòi.

Sự mơ hồ của chủ quyền biên giới còn thể hiện ở chỗ nhiều quốc gia không có đường biên giới rõ ràng. Ngay cả trong thế giới ngày nay, những vùng xa xôi hẻo lánh, việc phân định biên giới giữa các quốc gia láng giềng cũng thường gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Chính vì vậy, ở một số nước châu Á xuất hiện những tộc người “vô nhà nước” (stateless) tồn tại theo mô hình tổ chức làng xã.

Trong quá trình nhất thể hóa châu Âu, với thành công nổi bật là EU, các quốc gia ở “lục địa già” đã cho thấy sự dịch chuyển về quan niệm chủ quyền. Hiện nay, ngoại trừ Anh, các nước trong khối tự do đi lại (Schengen) có thể dễ dàng làm việc, học tập, du lịch tại các nước khác. Tuy nhiên, gần đây, trước sức ép của làn sóng người tị nạn cũng như mối đe dọa khủng bố, một số nước châu Âu có xu hướng đóng cửa biên giới để bảo đảm an ninh quốc gia.

Có thể thấy, phản ứng bất đắc dĩ nói trên của các quốc gia châu Âu thực chất nhằm đối phó với những người khác sắc tộc và văn hóa (đến từ châu Á, châu Phi), chứ không phải là xung đột giữa các nước châu Âu với nhau. Giáo sư lừng danh của Đại học Harvard Samuel Huntington từ những năm 90 của thế kỷ XX từng dự báo rằng thế giới ngày nay sẽ lâm vào “cuộc xung đột giữa các nền văn minh”, và những gì đang diễn ra ở châu Âu cho thấy quan điểm của Huntington không phải là võ đoán.

Đối với Na Uy và Phần Lan, hai quốc gia Bắc Âu này chia sẻ nhiều điểm tương đồng văn hóa và cũng không có hiềm khích trong quá khứ, nên việc “tặng quà sinh nhật” như vậy cũng là động thái thắt chặt quan hệ hữu nghị song phương. Quyết định này cũng nên được xem là một điểm sáng về liên kết khu vực trong bối cảnh châu Âu đang gặp nhiều rối ren.

chu quyen la bat bien Châu Âu: Mỗi nước một phách

Các vụ tấn công phụ nữ xảy ra tại Đức và sau đó là các nghi vấn vụ việc tương tự ở Phần Lan, thụy ...

chu quyen la bat bien Sẽ có đường tàu dưới biển nối Phần Lan và Estonia?

Phần Lan và Estonia vừa đồng ý nghiên cứu việc xây dựng một đường hầm xe lửa dưới biển nối thủ đô của hai nước ...

chu quyen la bat bien Phần Lan - “người ốm yếu” mới của châu Âu

Phần Lan là một trong những nước châu Âu chỉ trích Hi Lạp mạnh mẽ nhất khi xứ sở của các vị thần lâm vào ...

Quang Chinh

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Điện Biên hiện là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước

Điện Biên hiện là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước

Baoquocte.vn. Số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, Điện Biên hiện đang là tỉnh có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

30ATM là một trong những thông số biểu thị khả năng chống nước ấn tượng. Vậy 'đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai và có thể ...
Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Trung vệ Đỗ Duy Mạnh cho biết, anh quyết định gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với CLB Hà Nội vì muốn được ở gần vợ con, gia đình.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động