Cơ hội đem lại hòa bình và ổn định cho Libya

Sau 2 ngày nhóm họp 13-14/12 tại thủ đô Cairo của Ai Cập, Hội nghị về Libya đã đưa ra 5 đề xuất nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya Libya: Phát hiện 266 thi thể phiến quân IS ở Sirte
co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya Libya: Đánh bom xe ở Benghazi, 30 người thương vong

5 đề xuất mở ra hy vọng mới

Hội nghị quy tụ sự tham gia của đại diện chính phủ Libya và các phe phái đối lập đã ra một tuyên bố về các nguyên tắc và 5 đề xuất sửa đổi một thỏa thuận do Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn đưa ra năm 2015, nhằm mục đích thành lập một chính phủ đoàn kết tại Libya.

Theo tuyên bố bế mạc, các bên khẳng định có 4 nguyên tắc chính cần phải được đảm bảo trong quá trình chuyển tiếp chính trị tại Libya: đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ Libya, hỗ trợ cho các tổ chức nhà nước, nước ngoài không được can dự vào công việc nội bộ của Libya và duy trì một nhà nước dân sự.

co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya
Hội nghị về Libya tại thủ đô Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Ahram Online)

Sau khi thảo luận về những diễn biến mới nhất trong tình hình chính trị tại Libya kể từ năm 2014, các đại biểu tham gia hội nghị đã đưa ra 5 đề xuất nhằm sửa đổi thỏa thuận do LHQ làm trung gian trong năm 2015, để đảm bảo sự thành công trong việc chấm dứt bạo lực và bất ổn an ninh, chính trị và kinh tế tại quốc gia Bắc Phi này. Các đề xuất bao gồm cải tổ bộ máy của Ủy ban đối thoại quốc gia Libya (LNDC) nhằm cân bằng lợi ích của tất cả các phe phái tại nước này; sửa đổi quyền hành của Tổng tham mưu trưởng quân đội Libya được nêu trong Điều 8 của thỏa thuận năm 2015; bảo đảm tính độc lập của quân đội Libya như một lực lượng phi đảng phái, phi chính trị; cải cách Hội đồng Nhà nước Libya có sự tham gia của các thành viên của Đại hội nhân dân toàn quốc (GNC); tái cơ cấu Hội đồng Tổng thống Libya và hệ thống ra quyết định.

Bên cạnh đó, đại diện chính phủ và các phe phái tại Libya đã kêu gọi LNDC và Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) tổ chức một cuộc họp trong vòng hai tuần tới nhằm thảo luận về các đề xuất tại hội nghị này và đưa ra giải pháp có thể nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay tại Libya.

Bất ổn kéo dài

Cách đây hơn 5 năm, ngày 17/2 đã trở thành “Ngày nổi giận” của người dân Libya nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo cầm quyền 42 năm qua ở nước này. Các cuộc biểu tình mang tên “Mùa xuân Ả rập” của người dân Libya đã diễn ra để phản đối việc giá cả hàng hóa tăng cao và tình trạng thất nghiệp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Càng về sau, làn sóng biểu tình phản đối chính phủ ngày càng lan rộng, từ các thành phố rồi lan đến thủ đô Tripoli, buộc ông Gaddafi phải bỏ trốn. Ngày 20/10, nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya Gaddafi đã bị lực lượng của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) bắt giữ tại thành phố Sirte và ngay sau đó ông bị bắn chết.

Ba ngày sau, các nhà lãnh đạo NTC tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn đất nước, kết thúc 42 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo bị lật đổ Gaddafi. Tuy nhiên, cái chết của ông Gaddafi không phải là dấu chấm hết cho những vấn đề đặt ra lâu nay cho Libya. Sau cuộc chính biến năm 2011, một chế độ mới thân phương Tây được dựng lên với hy vọng nhanh chóng lập lại trật tự, tái thiết Libya và đưa quốc gia giàu dầu mỏ này trở thành điểm đến lý tưởng đối với các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây. Song thực tế lại không như vậy.

Sau khi làn sóng “Mùa xuân Ả rập” kết thúc ở Libya, vào tháng 7/2012, GNC đã được bầu ra với nhiệm kỳ 18 tháng, nhưng hoạt động của GNC cũng rất khó khăn bởi chia rẽ nội bộ sâu sắc. Kể từ khi GNC được thành lập, mâu thuẫn nội bộ giữa đảng Hồi giáo Công lý và Xây dựng (JCP), một nhánh chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo, với Liên minh các lực lượng quốc gia (NFA), đảng kiểm soát Quốc hội, đã cản trở quá trình lập pháp ở nước này.

co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya
Người dân Libya mua sắm tại quảng trường Martyrs ở thủ đô Tripoli, ngày 18/10. (Nguồn: AFP)

Quốc hội Libya đã phải thông báo quyết định kéo dài thời hạn hoạt động đến tháng 12/2014 bởi chưa thể soạn thảo ra Hiến pháp mới. Nhưng cũng vì thế mà GNC đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người dân Libya. Họ đã thực hiện các cuộc tuần hành nhằm phong tỏa trụ sở Quộc hội Libya. NFA và JCP còn lần lượt liên kết với hai nhóm vũ trang lớn trước đây ở Libya là Zintan và Misrata, làm tăng nguy cơ sử dụng sức mạnh quân sự để gây áp lực lên chính trị. Chia rẽ giữa các phe phái càng thêm sâu sắc.

Trong bối cảnh đó, ngày 16/2/2014, GNC đã phải nhất trí về việc tổ chức bầu cử sớm do sức ép từ các cuộc nổi dậy trên đường phố với sự ủng hộ của các nhóm có vũ trang. Căng thẳng chính trị ở Libya còn dẫn tới những âm mưu lật đổ chính quyền lâm thời. Cũng trong tháng này, Tướng cấp cao trong quân đội Libya Haftar đã kêu gọi giải tán quốc hội và chính phủ. Tháng 8, Lực lượng nổi dậy Bình minh Libya đã chiếm thủ đô Tripoli và thành lập một chính phủ tự xưng. Điều này đã khiến Chính phủ và Quốc hội được quốc tế công nhận phải chuyển trụ sở tới thành phố Tobruk ở miền Đông. Những diễn biến này khiến Libya bị chia rẽ giữa một bên là quốc hội dân cử ở miền Đông và một bên là chính phủ do phe Hồi giáo cầm quyền với sự hậu thuẫn của lực lượng dân quân đang kiểm soát Tripoli. Từ tháng 9/2014, LHQ đã làm trung gian cho các cuộc đối thoại giữa các phái đối địch ở Libya, song các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đã được các bên nhất trí.

Để giải quyết mâu thuẫn kéo dài, tháng 12/2015, dưới sự hỗ trợ của LHQ, Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) do Hội đồng Tổng thống lãnh đạo, nhằm thay thế cho các chính quyền nhỏ lẻ và đối địch, đã được hình thành và bắt đầu hoạt động tại Tripoli từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, Chính phủ đoàn kết này đang phải nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước, trong bối cảnh Quốc hội tại Tobruk cho tới nay vẫn từ chối ủng hộ tiến trình này. Điều này có nghĩa là Libya hiện vẫn đang tồn tại hai chính phủ đối địch.

Lợi dụng sự hỗn loạn quyền lực này, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động ở Libya, đồng thời tiến hành nhiều cuộc tấn công vào các mỏ dầu - ngành công nghiệp mang đến phần lớn của cải cho Libya. Các mỏ dầu tại Libya gần như bị tê liệt khi các nhóm phiến quân đang tranh giành quyền kiểm soát. Hiện IS đang kiểm soát khu vực miền Trung Libya. Với sân bay và cảng biển ở thành phố Sirte, thành trì và cứ điểm của IS, cộng đồng quốc tế lo ngại IS có thể sử dụng thành phố ven Địa Trung Hải này làm bàn đạp để tấn công châu Âu. Trong báo cáo vừa công bố, Lầu Năm Góc ước tính, IS hiện có tới 6.000 phiến quân đang hoạt động tại Libya và tiếp tục lôi kéo người nước ngoài gia nhập.

Có thể thấy hơn 5 năm sau cuộc chính biến, cho dù được sự trợ giúp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Libya vẫn chìm trong bất ổn, liên tiếp phải đối mặt với xung đột, chia rẽ, bạo loạn và nền kinh tế trì trệ.

Cộng đồng quốc tế hy vọng việc đại diện chính phủ Libya và các phe phái đối lập đưa ra 5 đề xuất nhằm chấm dứt khủng hoảng sẽ là “chìa khóa” đem lại hòa bình và ổn định cho quốc gia Bắc Phi này.

co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya Libya: Đánh bom xe ở Benghazi, 30 người thương vong

Ngày 21/11, một chiếc xe cài bom đã phát nổ gần một bệnh viện ở thành phố Benghazi của Libya, khiến ít nhất 4 người ...

co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya Libya: Chiến dịch tái chiếm Sirte vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ IS

Sáu tháng sau khi đẩy nhanh cuộc tấn công nhằm giải phóng thành phố Sirte từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự ...

co hoi dem lai hoa binh va on dinh cho libya Libya: 5 năm sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị lật đổ

Sau 5 năm, người dân Libya đang mất dần hi vọng khi đất nước vẫn phải đối mặt với xung đột, chia rẽ, bạo loạn ...

Thanh Lâm (theo Ahram Online)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào.
Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Khả năng của Nga trong việc đáp trả phương Tây tịch thu tài sản đóng băng đã bị xói mòn do đầu tư nước ngoài ngày càng giảm.
Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Sau một thời gian sử dụng, bạn muốn đổi tên Facebook cá nhân nhưng chưa biết phải làm sao. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách đổi tên ...
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động