Covid-19: Nhật Bản xúc tiến phát hành ‘hộ chiếu vaccine’, Olympic Tokyo cập nhật quy định phòng dịch khắt khe hơn

Thế Anh
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội cùng với Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng kế hoạch chi tiết về việc phát hành 'hộ chiếu vaccine".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19: Nhật Bản xúc tiến phát hành ‘hộ chiếu vaccine’, Olympic Tokyo cập nhật quy định phòng dịch khắt khe hơn
Covid-19: Nhật Bản xúc tiến phát hành ‘hộ chiếu vaccine’, Olympic Tokyo cập nhật quy định phòng dịch khắt khe hơn. (Nguồn: Reuters)

Ngày 28/4, hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết quốc gia này dự định triển khai "hộ chiếu vaccine" để tạo điều kiện cho những người đã tiêm phòng Covid-19 đi du lịch nước ngoài.

Theo đó, các hộ chiếu sẽ được phát hành dưới dạng một ứng dụng trên điện thoại thông minh. Hành khách sẽ quét mã QR tại các sân bay trước khi lên máy bay hoặc khi nhập cảnh Nhật Bản. Ứng dụng sẽ kết nối với mạng thống kê tiêm chủng Vaccination Record System, một cơ sở dữ liệu chính phủ về những người đã được tiêm.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội cùng với Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng kế hoạch chi tiết về việc phát "hành hộ chiếu vaccine".

Chính phủ Nhật Bản đang xúc tiến kế hoạch này với hy vọng nối lại hoạt động du lịch - lữ hành sau thời gian tê liệt vì đại dịch Covid-19. Phát biểu trong phiên họp Quốc hội ngày 28/4, Bộ trưởng Taro Kono, chuyên trách chương trình tiêm phòng Covid-19, cho rằng các quốc gia khác cũng đang thực hiện kế hoạch tương tự nên Nhật Bản cũng sẽ phải cân nhắc.

Điều này đánh dấu sự thay đổi trong quan điểm của ông Kono vì trước đó ông từng lo ngại việc yêu cầu chứng nhận tiêm chủng có thể dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử người tiêm và người chưa tiêm.

Để khắc phục những điểm yếu này, các "hộ chiếu vaccine" mà Chính phủ Nhật Bản phát hành cũng có phần nêu kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 . "Hộ chiếu vaccine" sẽ không được dùng trong trường hợp di chuyển trong nước như khi đến các nhà hàng hay sự kiện thể thao.

Tới nay, Nhật Bản mới chỉ cấp phép cho vaccine của hãng Pfizer/BioNTech. Tính đến ngày 27/4, khoảng 2,3 triệu người Nhật Bản đã được tiêm phòng Covid-19 ít nhất là mũi đầu, chủ yếu là nhân viên y tế. Tổng số người được tiêm đủ 2 mũi chưa đến 1 triệu người. Tỷ lệ người dân được tiêm tại Nhật Bản hiện là 2%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine nhanh chóng như Israel, Anh và Mỹ.

Hiện Nhật Bản chỉ tiếp nhận nhập cảnh với các công dân và người nước ngoài sinh sống tại nước này hay những người nước ngoài đến Nhật Bản vì "hoàn cảnh đặc biệt" và phải có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 cấp trong vòng 72 giờ trước chuyến đi tới Nhật Bản.

Trong khi đó, để đảm bảo an toàn cho kỳ Olympic sắp diễn ra vào tháng 7 tới, Ban tổ chức đã cập nhật sách hướng dẫn (playbook), với các quy định phòng dịch Covid-19 khắt khe hơn.

Theo nội dung mới cập nhật, các vận động viên tham dự Olympic Tokyo sẽ phải đeo khẩu trang mọi lúc, chỉ trừ lúc ăn, uống, ngủ, tập luyện hoặc thi đấu. Tất cả người nước ngoài đến Nhật Bản tham dự Olympic Tokyo đều phải có điện thoại thông minh và phải tải về 2 ứng dụng khai báo y tế và truy dấu tiếp xúc. Mỗi vận động viên sẽ được phát một điện thoại thông minh.

Người đến Nhật Bản dự Olympic cũng không được phép tới các địa điểm du lịch, các cửa hàng, nhà hàng, quán bar hoặc phòng tập gym. Các cuộc phỏng vấn với vận động viên không được phép kéo dài quá 90 giây, trong đó người phỏng vấn phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình và vận động viên được phép tháo khẩu trang khi trả lời.

Các biện pháp kiểm tra doping sẽ vẫn được tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc tế. Những người tham dự Olympic cũng chỉ được tương tác với người không tham dự Olympic ở mức tối thiểu

Olympic Tokyo dự kiến khai mạc vào cuối tháng 7 tới sau một năm trì hoãn vì dịch bệnh. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide luôn khẳng định sự kiện sẽ diễn ra đúng kế hoạch dù tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nước này và nhiều nước khác đang diễn biến phức tạp.

Trong thông báo chung, các nhà tổ chức gồm Ủy ban tổ chức Tokyo 2020, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Paralympic quốc tế, đều khẳng định sẽ triển khai mọi biện pháp phòng dịch có thể và ưu tiên đảm bảo an toàn lên hàng đầu.

Khán giả nước ngoài sẽ không được đến xem Olympic và việc khán giả trong nước có thể xem các trận đấu hay không sẽ được đưa ra trong tháng 6. Chủ tịch Uỷ ban tổ chức Tokyo 2020 Seiko Hashimoto cho biết các nhà tổ chức đã chuẩn bị cho kịch bản thi đấu không khán giả.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 21/4: Lào phong tỏa một số nơi ở thủ đô; Thái Lan cấp hộ chiếu vaccine; Công nghệ 'túm' virus nhanh kỷ lục
'Hộ chiếu vaccine là giải pháp nối lại đứt gãy thời gian qua'
'Vũ khí' bí mật của Nga trong chiến lược đối phó Ukraine
Hàn Quốc nỗ lực tìm cách đồng đăng cai Olympic mùa Hè 2032 với Triều Tiên
Xác định 16 đội bóng đá nam dự Olympic Tokyo 2020
Nhật Bản bắt đầu lễ rước đuốc Olympic Tokyo 2020
(Theo TTXVN, Kyodo)

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Tokyo 2021

Đọc thêm

Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không có kế hoạch giải tán Quốc hội, một tuần sau khi Đảng Dân chủ Tự do mất ba ghế trong cuộc bầu cử ...
Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Từ 5/5, 5 cảng hàng không như Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ...
Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu... với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục ...
Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Jannik Sinner lẽ ra sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải đấu Rome Master sau khi vô địch Australian Open vào tháng 1/2024.
Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Ngày 5/5, Triều Tiên tuyên bố những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất ...
Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động