TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và hệ lụy | |
Mỹ không muốn thay đổi chế độ tại Iran |
EC bày tỏ hy vọng quy chế trên có hiệu lực trước ngày 6/8 tới, thời điểm các lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực.
Hành động của EC được tiến hành sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ đô Sofia của Bulgaria nhất trí ủng hộ thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và giao cho EC quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ lợi ích của các công ty châu Âu đang làm ăn với Tehran tránh khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ nếu cần.
Biện pháp “cơ chế phong tỏa” ra đời từ năm 1996 liên quan những tranh cãi về lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Cuba, Iran và Libya, song thực tế cơ chế này chưa được áp dụng do khi đó những tranh cãi về việc trừng phạt đã lắng xuống.
Trong trường hợp Iran, EC sẽ kích hoạt một đạo luật ngăn chặn các công ty EU phải tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran, đồng thời vô hiệu hóa mọi phán quyết của các tòa án nước ngoài ép các công ty EU thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ. Cơ chế này cũng cho phép các công ty được bồi thường mọi thiệt hại phát sinh từ lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
Trước đó, ngày 8/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi JCPOA bất chấp sự phản đối của Iran và sự thuyết phục của các đồng minh EU, và cam kết "trừng phạt kinh tế ở cấp độ cao nhất" chống lại Iran.
Ngày 8/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi JCPOA bất chấp sự phản đối của Iran. (Nguồn: Brookings Institution) |
Quyết định của ông Trump vấp phải sự phản đối của quốc tế, trong khi các bên ký kết còn lại đều khẳng định sẽ tiếp tục thực thi văn kiện này.
Trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử trên, ngày 18/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Đức, Pháp và nhất trí rằng JCPOA cần được duy trì sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi.
Bà khẳng định châu Âu muốn Tehran tiếp tục cam kết thực hiện JCPOA nhằm đảm bảo an ninh và kiểm soát. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, trong đó có quyết định mới đây của Mỹ rút khỏi JCPOA.Thủ tướng Đức khẳng định việc tiếp tục ở lại JCPOA sẽ mang lại lợi ích cho Iran.
Chuyến thăm của bà Merkel diễn ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo EU đang nỗ lực tìm cách cứu vãn JCPOA sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này. Theo dự kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng sẽ thăm Nga vào ngày 24/5 tới.
JCPOA được ký kết giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức), trong đó yêu cầu Iran kiềm chế chương trình hạt nhân, đổi lại cộng đồng quốc tế xóa bỏ phần lớn lệnh trừng phạt áp đặt với quốc gia này.
EU nhất trí cơ chế bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu tại Iran Sau các cuộc thảo luận tại Bulgaria ngày 16/5, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về một cách tiếp ... |
EU tìm giải pháp cứu thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 15/5, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini tuyên bố EU ... |
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran: Canh bạc rủi ro Việc Washington từ chối tiếp tục tham dự vào Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) sẽ đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào ... |