Hội nghị Brussels về Syria: Cứu người, giúp mình

Việc Liên minh châu Âu (EU) tích cực tài trợ và ủng hộ một giải pháp chính trị lâu dài cho Syria cũng nhằm mục đích giảm thiểu những áp lực an ninh - chính trị đang đè nặng khối này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170405094131 Hội nghị quốc tế ủng hộ tương lai của Syria và khu vực tại Bỉ
tin nhap 20170405094131 Tín hiệu tích cực cho hòa bình tại Syria

Ngày 5/4, Hội nghị “Xây dựng tương lai Syria và khu vực” diễn ra tại Brussels (Bỉ) dưới sự đồng chủ trì của EU, Liên hợp quốc (LHQ), Đức, Kuwait, Na Uy, Qatar và Anh. Đây là hội nghị thường niên của các nhà tài trợ cho Syria, quy tụ khoảng 70 đại diện cấp Bộ trưởng từ các nước thành viên EU, các quốc gia Trung Đông cũng như nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

Tái khẳng định cam kết

Hội nghị lần này tập trung bàn luận tình hình Syria và ảnh hưởng của vấn đề này tới khu vực Trung Đông nói riêng, quan hệ quốc tế nói chung. Đặc biệt, đây là dịp quan trọng để khẳng định lại cam kết đóng góp tài chính của các nước nhằm chung tay giải quyết thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại Syria.

tin nhap 20170405094131
Số lượng người Syria tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ là 2,5 triệu, Lebanon 1 triệu, Jordan 600.000, Iraq 400.000, Ai Cập 100.000. (Nguồn: UNDP.org)

Trước đó, hội nghị năm 2016 tại London (Anh) đã gây quỹ được hơn 11 tỷ USD để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của người dân Syria trong 4 năm tiếp theo. Chính vì vậy, nhiều người kỳ vọng hội nghị lần này có thể làm được điều tương tự. Ngoài ra, các nhà tổ chức cũng mong muốn các bên tham gia có thể ủng hộ một giải pháp chính trị lâu dài cho xung đột tại Syria.

Đất nước Syria lâm vào cảnh nội chiến từ đầu năm 2011, khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành trấn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Kể từ đó, hơn 250.000 người đã thiệt mạng vì xung đột, trong khi 10 triệu người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, theo số liệu của LHQ.

Do sử dụng nguồn tài chính khổng lồ cho cuộc chiến, ngân khố của Syria đã cạn kiệt, trong khi nguồn hỗ trợ kinh tế từ đồng minh chủ chốt khu vực là Iran ngày một suy giảm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Trung Đông này từng đạt mức 60 tỷ USD năm 2010, song con số này trong năm 2016 đã giảm hơn một nửa còn 27 tỷ USD (tính theo giá năm 2010). Giáo sư kinh tế Omar Dahi (Đại học Hampshire, Mỹ) nhận định đây là một trong những thiệt hại lớn nhất về GDP do xung đột gây ra kể từ sau Thế chiến thứ Hai.

EU khẳng định vai trò

Trong bối cảnh khó khăn kể trên, hội nghị tại Brussels được cho là tia hy vọng cho đất nước Syria, nhất là khi hòa đàm về Syria lần thứ 5 ở Geneva (Thụy Sỹ) kết thúc ngày 1/4 mà không đạt kết quả gì rõ rệt. Các bên liên quan trực tiếp như Chính phủ Syria của Tổng thống al-Assad, lực lượng nổi dậy hay các cường quốc “ủy nhiệm” như Nga và Mỹ đều không đạt nhất trí trong các vấn đề từ chia sẻ quyền lực giữa Damascus và lực lượng nổi dậy, hiến pháp do Nga soạn thảo đến bầu cử sớm ở Syria hay chống khủng bố.

Hội nghị lần này do EU chủ trì cũng là cơ hội cho Liên minh lấy lại vai trò chủ động trong xung đột Syria, trong bối cảnh Mỹ trở nên thận trọng hơn. Vài năm gần đây, EU - đặc biệt là Đức, Anh – luôn là những “mạnh thường quân” lớn nhất cho Syria, chủ yếu trên các lĩnh vực cung cấp thực phẩm, giáo dục và việc làm cho người dân Syria tại chính nước này hoặc các quốc gia lân cận, nơi có người Syria tới tị nạn.

Về phía Mỹ, tại cuộc họp quan trọng ở Geneva vừa qua, Washington chỉ cử một thứ trưởng ngoại giao tham dự và cũng không có nhiều đóng góp thảo luận. Sự “hờ hững” này cũng là điều dễ hiểu khi trong các cuộc họp trước đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là người xây dựng và dẫn dắt cả quá trình đàm phán. Trong khi đó, người kế nhiệm ông Kerry - Ngoại trưởng đương nhiệm Rex Tillerson đã bỏ lỡ hai cuộc họp gần đây nhất với tuyên bố rằng Mỹ không còn ưu tiên việc lật đổ Tổng thống al-Assad như trước.

Cuối cùng, việc EU thúc đẩy quá trình hỗ trợ nhân đạo và tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Syria là động thái giảm tải áp lực cho chính khối này. Nếu như vấn đề Syria sớm được giải quyết và dòng người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ quay trở về nước, Ankara sẽ chẳng còn quân bài nào có thể đe dọa Brussels và đòi kết nạp họ vào Liên minh nữa. Quan trọng hơn, việc giải quyết nhanh chóng vấn đề Syria cũng như dòng người di cư sẽ làm giảm tình trạng bất ổn an ninh đang xảy ra ở châu Âu, điều ám ảnh người dân “lục địa già” trong thời gian gần đây.

Có thể nói, hội nghị các nhà tài trợ cho Syria chỉ là một trong nhiều giải pháp cho cuộc nội chiến đang bước sang năm thứ bảy, nhưng ít ra điều này cho thấy cộng đồng quốc tế, đặc biệt là EU, có trách nhiệm và sẻ chia với người dân nước này - những con người vô tội đã mất mát quá nhiều và đang chật vật đối mặt với một tương lai mờ mịt. Dù vậy, hành động của cộng đồng quốc tế cũng có giới hạn. Mấu chốt giải quyết vấn đề Syria vẫn nằm trong tay các bên xung đột trực tiếp, cụ thể là chính quyền Damascus và các phe phái nổi dậy. Nếu họ không thể giải quyết những bất đồng chính trị cũng như chấm dứt giao tranh trên thực địa, người dân Syria không thể sớm có hòa bình.

tin nhap 20170405094131
Người tị nạn Syria quay trở về khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát

Tình hình chiến sự ở khu vực phía Bắc Syria tiếp tục diễn biến phức tạp, khiến những người tị nạn càng khó khăn trong ...

tin nhap 20170405094131
Lật đổ Tổng thống Syria không còn là mục tiêu hàng đầu của Mỹ

Đó là khẳng định của Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Nikki Haley trong một cuộc họp báo gần đây.

tin nhap 20170405094131
Tình hình Syria: Không có tiến bộ sau 8 ngày hòa đàm tại Geneva

Phe đối lập tuyên bố có sự cải thiện “tương đối” trong đàm phán, song chính phủ Damas vẫn cho rằng vấn đề Syria đang ...

Chinh Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Ngày 7/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo kế hoạch chuẩn bị giải tán Quốc hội và dọn đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp và Israel đã vướng vào một sự cố ngoại giao, khi quốc gia Trung Đông tạm giữ 2 nhân viên mang thị thực ngoại giao của Paris.
Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Thứ trưởng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ ...
Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.
Sporting Lisbon giảm giá bán Viktor Gyokeres cho MU vào Hè 2025?

Sporting Lisbon giảm giá bán Viktor Gyokeres cho MU vào Hè 2025?

Sporting Lisbon sẵn sàng bán tiền đạo Viktor Gyokeres với mức giá rẻ hơn ban đầu ở kỳ chuyển nhượng mùa Hè năm 2025.
Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã đến Trung Đông, sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm lực lượng đến khu vực này để cảnh báo Iran.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động