Israel đón nhận nhiều cơ hội với chính quyền Mỹ mới

Những động thái đầu tiên giữa Israel và Mỹ sau khi ông Donald Trump nhậm chức đã cho thấy một tương lai rộng mở giữa hai đồng minh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi Tổng thống Obama bác bỏ có rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Israel
israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi Trung Đông: Đường đến hòa bình còn lắm chông gai

Theo Văn phòng của Thủ tướng Israel, ngày 22/1, trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời mời Thủ tướng Benjamin Netanyahu tới Washington vào tháng sau.

Thúc đẩy tầm nhìn chung

Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng cho biết: “Tổng thống Trump đã mời Thủ tướng Netanyahu tới Washington vào tháng 2/2017. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được ấn định trong một vài ngày tới”.

israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 25/9/2016. (Nguồn: Reuters)

Đáp lại, Thủ tướng Israel đã nhận lời mời tới thăm Nhà Trắng với hy vọng thúc đẩy “tầm nhìn chung” về khu vực với Tổng thống Donald Trump, trong đó có thể sẽ bao gồm vấn đề mở rộng xây dựng khu tái định cư ở lãnh thổ mà Israel chiếm đóng và thảo luận về chính sách cứng rắn hơn với Iran.

Thủ tướng Netanyahu công bố kế hoạch tới Washington vào đầu tháng 2/2017 chỉ vài giờ sau khi tuyên bố trì hoãn cuộc bỏ phiếu về kế hoạch sáp nhập một trong các khu định cư lớn nhất Bờ Tây, rõ ràng là để chờ xem chính sách của chính quyền Mỹ mới về Palestine ra sao. Động thái này khiến trì hoãn việc thông qua dự luật mà có thể sẽ kích động bạo lực và dập tắt những hy vọng về nền độc lập của Palestine. Nó cũng đánh dấu sức ảnh hưởng đầu tiên của ông Trump tới vấn đề ngoại giao ở Trung Đông.

Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của Israel, cung cấp cho nước này hơn 3 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm, nhưng cựu Tổng thống Barack Obama đã trở nên rất tức giận trước việc xây dựng khu tái định cư của Israel. Ông Obama đã không phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 23/12 về việc lên án khu tái định cư của Israel. Trong khi đó, ông Trump cho rằng cần phải phủ quyết nghị quyết này.

Sau 8 năm quan hệ có phần lạnh nhạt với Tổng thống Obama, ông Netanyahu đón nhận việc ông Trump đắc cử như một cơ hội để củng cố quan hệ giữa hai đồng minh. Truyền thông Israel đưa tin rằng ông Netanyahu đang củng cố các kế hoạch mở rộng xây dựng các khu tái định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem - chính sách bị ông Obama kịch liệt lên án.

Tối 22/1, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm “nồng ấm”, theo miêu tả của Văn phòng Thủ tướng Israel. Cơ quan này cho biết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về thỏa thuận hạt nhân với Iran - điều mà cả hai kịch liệt phản đối, cũng như về vấn đề Palestine. Nhà Trắng cho biết, ông Trump đã nói với ông Netanyahu rằng, hòa bình với Palestine “chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai bên”, và rằng Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với Israel để đạt được mục tiêu đó. Ông Trump cũng khẳng định “cam kết chưa từng có để bảo đảm an ninh của Israel” và trọng tâm của chính quyền ông trong việc chống khủng bố.

Vấn đề mấu chốt

Sau khi triệu tập nội các hôm 22/1, ông Netanyahu cho biết, các bộ trưởng trong nội các của ông đã “nhất trí” quyết định trì hoãn việc bỏ phiếu thông qua kế hoạch sáp nhập này cho đến sau khi ông tới thăm Washington để hội đàm với ông Trump.

Ông Netanyahu, dù từ lâu ủng hộ việc xây dựng khu tái định cư, nhưng đã tỏ ra thận trọng trong việc mở rộng kế hoạch này trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Bennett và các nhân vật bảo thủ khác tin rằng hiện không còn lý do gì để kiềm chế hành động của họ. Ông Bennett viết trên mạng Twitter rằng: “Lần đầu tiên trong vòng 50 năm qua, Thủ tướng Israel có thể quyết định lựa chọn giữa chủ quyền hay Palestine”.

israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi
Maaleh Adumim, khu tái định cư của gần 40.000 người phía Đông Jerusalem. (Nguồn: AP)

Việc sáp nhập Maaleh Adumim, khu tái định cư của gần 40.000 người phía Đông Jerusalem, có thể kích động mối bất đồng lớn với Palestine và cộng đồng thế giới. Mặc dù ông Trump không bày tỏ quan điểm về việc sáp nhập này, nhưng ông đã đưa ra dấu hiệu về cách tiếp cận mềm mỏng hơn những người tiền nhiệm về vấn đề tái định cư của Israel. Đại sứ được ông bổ nhiệm tới Israel là người nắm rõ thực trạng các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây, và một phái đoàn các nhà lãnh đạo các khu tái định cư này đã tham dự lễ nhậm chức của ông Trump hôm 20/1 với tư cách khách mời của các quan chức chính phủ.

Ông Trump cũng nói rằng, ông ủng hộ hai yêu cầu chính của Israel, đó là chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem. Ngày 22/1, Tổng thống Trump đã bỏ qua câu hỏi của các phóng viên về vấn đề này. Cũng giống như các quốc gia khác, Mỹ vẫn duy trì đại sứ quán ở Tel Aviv, nói rằng các tranh chấp ở Jerusalem phải được giải quyết thông qua đàm phán. Tuy nhiên, ông Trump đang đứng trước sức ép lớn từ Palestine và các nước Ả rập khác, phản đối việc di chuyển đại sứ quán. Số phận của Đông Jerusalem, nơi có nhiều di sản tôn giáo nhạy cảm, bị tranh cãi gắt gao và những bất đồng này từng bị kích động thành các cuộc bạo lực.

Nhà Trắng đã bác bỏ tin đồn rằng ông Trump chuẩn bị tuyên bố kế hoạch di chuyển đại sứ quán và nói rằng họ mới chỉ “bắt đầu” thảo luận về kế hoạch này. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã gửi một loạt thông điệp tới ông Trump, kêu gọi ông không nên di chuyển đại sứ quán và cảnh báo ông Trump có nguy cơ gạt bỏ tính hợp pháp của Israel nếu tiến hành hành động này.

Không giống như các khu tái định cư ở Bờ Tây, Israel đã sáp nhập phía Đông Jerusalem và coi đó là khu vực không thể tách rời của thủ đô nước này. Tuy nhiên, vụ sáp nhập này không được thế giới công nhận.

israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi Israel tạm ngừng đóng góp cho ngân sách LHQ

Động thái trên của Tel Aviv nhằm phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), trong đó lên án các ...

israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi Ngoại trưởng Mỹ: Chương trình định cư của Israel đe dọa hòa bình Trung Đông

Ngoại trưởng Kerry cảnh báo Israel đang hướng tới việc chiếm đóng vĩnh viễn những vùng đất của người Palestine tại Bờ Tây thông qua ...

israel don nhan nhieu co hoi voi chinh quyen my moi Palestine cảnh báo về “sự hỗn loạn” nếu ĐSQ Mỹ chuyển tới Jerusalem

Ngày 16/12, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erakat cảnh báo, nếu ông Donald Trump thực hiện lời hứa chuyển Đại ...

Nhã Anh (theo AFP, AP)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động