Khắp nơi phản đối sắc lệnh cấm người tị nạn của ông D.Trump

Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố và sân bay trên khắp nước Mỹ sau khi tân Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành chính cấm nhập cảnh tạm thời đối với tất cả người tị nạn và công dân 7 nước Trung Đông và Bắc Phi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khap noi phan doi sac lenh cam nguoi ti nan cua ong dtrump Tân Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tái thiết quân đội và siết chặt chính sách thị thực
khap noi phan doi sac lenh cam nguoi ti nan cua ong dtrump Người nhập cư vào Đức giảm mạnh

Ngày 29/1, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng ngày 29/1, trong khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố và sân bay trên khắp nước Mỹ sau khi tân Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành chính cấm nhập cảnh tạm thời đối với tất cả người tị nạn và công dân 7 nước Trung Đông và Bắc Phi.

khap noi phan doi sac lenh cam nguoi ti nan cua ong dtrump
Người biểu tình tại sân bay John F.Kennedy. (Nguồn: NY Times)

Những người chứng kiến cho biết người biểu tình đã phủ kín Quảng trước Lafayette phía trước Nhà Trắng, mang theo những biểu ngữ như "Cấm Trump", "Hoan nghênh người tị nạn", đồng thời hô vang các khẩu hiệu phản đối phân biệt đối xử với người nhập cư.

Tại thành phố NewYork, nơi được xem là biểu tượng của tự do và nhập cư, hàng nghìn người cũng tới tập trung tại Công viên Battery để phản đối sắc lệnh của ông Trump. Truyền thông Mỹ đưa tin các cuộc biểu tình còn diễn ra tại nhiều thành phố khác như Atlanta, Boston, Chicago, Los Angeles, Philadelphia và Seattle.

Quyết định “khó hiểu”

Sắc lệnh hành chính của Tổng thống Trump cấm người nhập cư cũng đã gây ra phản ứng ngay trong chính giới Mỹ. Ngày 29/1, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ John McCain cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc cấm nhập cảnh đối với người dân từ 7 quốc gia Hồi giáo là "khó hiểu" và đặt ra nhiều câu hỏi.

Trả lời phỏng vấn kênh CBS, ông McCain cho rằng ở một số khía cạnh, quyết định của ông Trump có thể tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông cũng đặt câu hỏi về lý do Iraq nằm trong số 7 quốc gia Hồi giáo nêu trên, khi mà Washington đang sát cánh cùng Baghdad trong cuộc chiến chống IS.

Trong khi đó, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng Mỹ "cần thận trọng" khi thực hiện sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump. Ông cho rằng người Hồi giáo là một trong những nguồn lực quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer nói rằng phe Dân chủ đang cân nhắc đưa ra hành động pháp lý để lật ngược sắc lệnh này.

khap noi phan doi sac lenh cam nguoi ti nan cua ong dtrump
Thượng nghị sĩ John McCain: Quyết định của ông Trump là

Nhiều nước bất bình và quan ngại

Nhiều nước trên thế giới tiếp tục bày tỏ sự bất bình và quan ngại đối với sắc lệnh cấm người nhập cư.

Anh: Hãng AP ngày 29/1 cho biết một đơn kiến nghị được đăng tải trên trang mạng của Chính phủ Anh, trong đó kêu gọi cấm Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm nước này, đã nhận được hàng trăm nghìn chữ ký và đủ điều kiện để được đưa ra thảo luận trước Quốc hội.

Chủ tịch Công đảng Anh Jeremy Corbyn cho rằng chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh của ông Trump cần phải bị hoãn cho đến khi Tổng thống Mỹ bãi bỏ quyết định cấm nhập cảnh nói trên. Trong chuyến thăm Washington hồi tuần trước, Thủ tướng Anh Theresa May đã mời ông Trump đến thăm  Anh trong năm 2017.

 Yemen: Hãng thông tấn SABA của Yemen dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao nước này cho rằng lệnh cấm công dân một số nước Hồi giáo, trong đó có Yemen, nhập cảnh Mỹ thực chất đang cổ súy những kẻ cực đoan.

Iran: Ngày 29/1, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu Đại sứ Thụy Sỹ tại Tehran để phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cấm nhập cảnh đối với công dân Iran cùng 6 quốc gia Hồi giáo khác.

Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran trích dẫn nội dung nêu trong công hàm trao cho Đại sứ Thụy Sĩ  (nước đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Iran do Washington không thiết lập quan hệ ngoại giao với Tehran), trong đó cho rằng quyết định của ông Trump "dựa trên những lý lẽ sai lầm và phân biệt đối xử, đồng thời vi phạm các quy định về nhân quyền". Bên cạnh đó, Iran cũng khuyến cáo công dân nước này phải thận trọng khi đến thăm Mỹ. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều thông tin cho rằng một số hành khách Iran đã bị cấm lên những chuyến bay đến Mỹ.

Sudan: Cùng ngày, Sudan cũng đã triệu đại biện lâm thời Mỹ tại Khartoum để phản đối quyết định cấm nhập cảnh nói trên của ông Trump. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Sudan, quyết định của ông Trump đã phát đi "một thông điệp tiêu cực", chỉ hai tuần sau khi Mỹ vừa tuyên bố nới lỏng trừng phạt kinh tế đối với quốc gia châu Phi. Trong tuyên bố, Sudan cũng kêu gọi Mỹ cân nhắc quyết định này.

Iraq: Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Iraq đã kêu gọi đưa ra một lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Mỹ sau quyết định nói trên của ông Trump. Phó Chủ tịch ủy ban, ông Hassan Shwairid đã yêu cầu Chính phủ Iraq có biện pháp đáp trả "có đi có lại" đối với Mỹ.

Trước đó, tân Tổng thống Mỹ đã có động thái nhằm tiếp tục thực hiện chương trình hành động cứng rắn nhằm vào người nhập cư trái phép khi ký sắc lệnh hành chính siết chặt chính sách cấp thị thực nhập cảnh và tiếp nhận người tị nạn, theo đó nâng thời gian xét thị thực đối với tất cả người tị nạn lên 4 tháng và cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với một số đối tượng người Syria. Tổng thống Trump tuyên bố biện pháp mới này nhằm ngăn chặn “mọi phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan đặt chân đến Mỹ”. Ngoài ra, sắc lệnh mới cũng ngừng cấp thị thực nhập cảnh Mỹ đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số, bao gồmIran, Iraq, Sudan, Syria, Somalia, Libya và Yemen.

(tổng hợp)

Đọc thêm

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng ...
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10, người lạ mặt bà Thật nhắc tới có phải là ông Thắng? Duyên và Giang có liên hệ gì không?
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động