Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến "kho" lương thực thế giới, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo. (Nguồn: AP) |
Đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiếu nguồn cung là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong phát biểu của các lãnh đạo thế giới tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 77 diễn ra tại trụ sở LHQ.
Đây cũng là chủ đề của hội nghị giữa Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU), Mỹ và Tây Ban Nha diễn ra bên lề Khóa họp.
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho rằng, không có hòa bình khi còn đói kém và không thể chống đói kém khi hòa bình không tồn tại.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, an ninh lương thực vẫn là vấn đề đặc biệt khẩn cấp dù Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại một hội nghị cấp cao hồi tháng 6 tại Đức đã cam kết chi 5 tỷ USD cho mục tiêu này.
Theo nhà lãnh đạo Đức, xung đột giữa Nga và Ukraine là một phần nguyên nhân và thúc đẩy một cuộc khủng hoảng đa chiều toàn cầu. Những nước ở khu vực phía Nam bán cầu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ tài trợ chuyến tàu vận chuyển bột mì của Ukaine tới Somalia - quốc gia đang đối mặt với nạn đói.
Trong bài phát biểu tại ĐHĐ LHQ ngày 21/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố gói hỗ trợ mới của Mỹ trong lĩnh vực lương thực.
Trong một báo cáo chung vào tháng 7, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cho biết, năm 2021 có từ 702 đến 828 triệu người bị ảnh hưởng của nạn đói, tương đương 9,8% dân số thế giới. Con số này tăng 46 triệu người so với năm 2020 và 150 triệu người so với năm 2019, cho thấy tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đối với "kho" lương thực thế giới.
Trong tuyên bố gần đây, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, thế giới có đủ lương thực vào năm 2022 nhưng vấn đề thách thức hiện này là phân phối. Nếu tình hình không ổn định trong năm nay, thế giới "thực sự" có nguy cơ thiếu lương thực vào năm 2023.
Trong một diễn biến liên qua, bên lề Khóa họp, đại diện nhóm “Bộ tứ I2U2” - viết tắt chữ cái đầu tên các nước Ấn Độ, Israel, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đã có cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi thành lập, tập trung thảo luận hai chương trình hợp tác chính của diễn đàn là an ninh lương thực và năng lượng tái tạo.
Diễn đàn I2U2 được Israel và Mỹ đề xuất vào tháng 10/2021 và chính thức thành lập tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm vào tháng 7 vừa qua. Tại hội nghị này, phía Mỹ và Israel cho biết sẽ phát huy thế mạnh về công nghệ và đổi mới, nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân các nước phát triển các dự án về đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng sạch. UAE cam kết một khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD giúp Ấn Độ xây dựng các “công viên nông nghiệp”.
| Khủng hoảng lương thực: Hàng triệu người Sri Lanka trong tình trạng không đủ ăn Theo Tổ chức Chương trình lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc ngày 7/9, do tác động của khủng hoảng, những người nghèo ... |
| Nhận diện những 'cú sốc' đe dọa an ninh lương thực toàn cầu Vừa qua Liên hợp quốc đã công bố báo cáo “Tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng thế giới năm 2022”, trong đó ... |
| Xung đột Nga-Ukraine và những bài học đắt giá cho an ninh lương thực toàn cầu Nhiều người thở phào nhẹ nhõm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Odessa kể từ sau khi nổ ra xung đột ... |
| Không phải xung đột Nga-Ukraine, đây mới là 'thủ phạm' gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu Thế giới có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng lương thực mới ngay trong năm 2022, đẩy thêm từ 20 đến 40 triệu ... |
| Đông Nam Á - ‘vựa lúa’ của thế giới trước nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu Dù có thế mạnh về nông nghiệp, được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng Đông Nam Á cũng phải đối mặt với nhiều ... |