TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc duy trì lập trường phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên | |
Hàn-Mỹ-Nhật lên kế hoạch đàm phán hạt nhân |
Phía Hàn Quốc nói rằng các tên lửa này nhiều khả năng không phải tên lửa hành trình xuyên lục địa (ICBM) với tầm bắn vươn tới tận Mỹ, song chúng cũng đã bay được trung bình 1.000 km và đạt độ cao 260 km. Một số quả rơi xuống khu vực chỉ cách bờ biển Nhật Bản khoảng 300 km, tức nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Sau động thái trên của Triều Tiên, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer chỉ trích đây là “hành vi khiêu khích”, đồng thời nói rằng Mỹ đang tăng cường hoạt động quốc phòng để chống tên lửa đạn đạo, chẳng hạn như triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
Trong khi đó, sau cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng An ninh Quốc gia, quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn nói rằng hành vi của Bình Nhưỡng là “mối đe dọa trực tiếp và hiện hữu”. Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra những “phản đối mạnh mẽ” đối với Triều Tiên cũng như nhấn mạnh vụ phóng tên lửa ngày 6/3 là “hành động vô cùng nguy hiểm”.
Các tên lửa được Triều Tiên phóng đi ngày 6/3. (Nguồn: Reuters) |
Phản ứng từ các nước láng giềng ở khu vực và Mỹ cho thấy vụ việc lần này của Triều Tiên gây ra mối quan ngại lớn hơn nhiều so với các vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn mà Bình Nhưỡng thường xuyên tiến hành. Bởi lẽ, việc phóng tên lửa từ bãi phóng truyền thống Tongchang-ri, dù ban đầu chỉ là đưa vệ tinh lên quỹ đạo, hiện đang nhằm phát triển ICBM. Trước đó, trong diễn văn chào năm mới 2017, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng nước này đang bước vào “giai đoạn cuối” của việc thử ICBM lần đầu tiên.
Mặc dù còn nhiều đồn đoán và nghi vấn, song có thể nói, Bình Nhưỡng đang ngày càng đạt được những bước tiến trong công nghệ tên lửa, hạt nhân. Mới đây, đúng thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du đến Mỹ gặp Tổng thống Donald Trump, quốc gia Đông Bắc Á này tuyên bố phát triển thành công loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới Pukguksong-2 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Đặc biệt, không như những lần thử trước đây, ba quả tên lửa trong vụ phóng ngày 6/3 rơi xuống vùng biển Nhật Bản theo ba hướng khác nhau. “Triều Tiên muốn thể hiện rằng nước này có thể tấn công đồng thời các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản”, chuyên gia Kim Dong-yup (Đại học Kyungnam) nhận định với AFP.
Một số ý kiến khác cho rằng Triều Tiên đang muốn gửi lời răn đe đầy sức nặng đến cuộc tập trận chung thường niên “Đại bàng non” (Foal Eagle) mà Mỹ - Hàn Quốc triển khai từ 1/3 đến cuối tháng 4. Cuộc tập trận được đánh giá có quy mô lớn nhất trong lịch sử, quy tụ khoảng hơn 300.000 binh sĩ hai nước Mỹ, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson dự kiến công du đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong tuần tới để thảo luận về an ninh khu vực. Những chuyển động ngoại giao - quốc phòng cho thấy rủi ro xung đột vũ trang trên bán đảo Triều Tiên, vốn ở trạng thái đình chiến từ năm 1953, đang ngày càng gia tăng.
Cuối cùng, các vụ thử liên tiếp gần đây cũng thể hiện hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi không thể ngăn chặn tham vọng tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên bằng các lệnh trừng phạt. Chính quyền Washington thời gian qua đã thực hiện hàng loạt đòn trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng, nhưng vẫn để ngỏ khả năng đối thoại. Cho đến nay, giải pháp hòa bình duy nhất vẫn là việc các bên nối lại đàm phán sáu bên. Tuy nhiên, những diễn biến nguy hiểm và khó lường gần đây cho thấy triển vọng này khó có khả năng trở thành hiện thực.
Hàn Quốc - Mỹ tái khẳng định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao Washington coi các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh tại ... |
Hàn Quốc kêu gọi kỷ nguyên hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên Lời kêu gọi được Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đưa ra tại lễ kỷ niệm Ngày Lập quốc 3/10. |
Hạ viện Nhật Bản ra nghị quyết lên án Triều Tiên Ngày 14/9, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã ra nghị quyết lên án vụ thử hạt nhân thứ 5 của Triều Tiên ... |