Ảnh minh họa. |
Tin này xuất hiện chỉ ít tuần sau khi Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Bộ này đã buộc tội 5 quan chức của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tội gián điệp mạng. Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ, 5 người này bị buộc tội “tấn công máy tính, gián điệp kinh tế và các vi phạm khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến 6 công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời và sản xuất kim loại”.
Truyền thông Trung Quốc đã đáp trả rằng những cáo buộc trên là hoàn toàn sai sự thật, rằng Chính phủ Trung Quốc không hề tài trợ cho hoạt động tội phạm mạng. Truyền thông Trung Quốc cũng nói Mỹ là nơi có nhiều tội phạm mạng nhất và chỉ ra Mỹ đã chi 447 triệu USD cho Cơ quan chỉ huy mạng của Mỹ.
Nguồn tin của Chính phủ Nhật Bản nói việc giúp ASEAN chống lại tội phạm mạng về mặt kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng bởi vì “Trung Quốc bị nghi ngờ tiến hành tấn công mạng chống lại Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia khác thông qua các máy chủ ở khu vực Đông Nam Á”. Hai nước đồng minh Mỹ, Nhật hi vọng rằng vào mùa xuân năm tới, các nước ASEAN sẽ hoàn thành việc đào tạo về cách thức thu thập chứng cứ và phân tích thông tin. Một khi việc đào tạo được hoàn tất, Chính phủ Mỹ và Nhật Bản sẽ xem xét việc thành lập một cơ quan tư vấn để tăng cường chia sẻ thông tin với các nước ASEAN.
Các thành viên của ASEAN hiện đang có căng thẳng với Trung Quốc có vẻ hoan nghênh động thái này. Trong khi số tiền của Nhật Bản và Mỹ hỗ trợ cho các nước ASEAN không lớn nhưng những nỗ lực hợp tác chống lại các hoạt động tội phạm mạng của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh quan tâm. Trung Quốc chắc chắn sẽ liên kết với các nước thân cận ở ASEAN để giữ cho quy mô dự án này ở mức khiêm tốn nhất, đồng thời công khai đối đầu với Mỹ và Nhật Bản trong những cáo buộc mới nhất đối với Trung Quốc về tấn công mạng.
THẢO NGUYÊN (Theo The Diplomat)