Nhỏ Bình thường Lớn
MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI DỊCH COVID-19

Mỹ-Trung Quốc: Tin cậy thấp nhất kể từ 1979

TGVN. Đại dịch Covid-19 đã đẩy mức độ tin cậy giữa Mỹ-Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 1979 - tờ The Economist (Anh) phân tích.   
TIN LIÊN QUAN
my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Mỹ - Trung Quốc: Cuộc khẩu chiến mới
my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Mỹ - Trung Quốc có thể và chưa thể dùng vũ khí gì?
my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vốn gắn kết chặt chẽ về thương mại và đầu tư, nay lâm vào xung khắc thương mại.
my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?

TGVN. Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến cạnh tranh chiến lược vốn đã gay gắt giữa Mỹ - Trung Quốc? Giới chuyên gia, ...

Khi tiến hành nghiên cứu mô phỏng các khả năng đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc, Rand corporation, một think-tank của Mỹ lo ngại nhất về khả năng Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, nơi được ngầm hiểu có sự bảo đảm an ninh của Mỹ. Dù khả năng xảy ra kịch bản đụng độ quân sự vẫn ở mức thấp, nhưng vẫn phải tính đến khả năng vượt ra khỏi những nghiên cứu mô phỏng. Điều này phản ánh thực trạng tồi tệ của quan hệ Mỹ-Trung.

Hành động từ cả hai phía

Trong bối cảnh số ca tử vong Covid-19 tại Mỹ tiếp tục tăng cao, các xung đột khác sẽ tái bùng phát như mâu thuẫn thương mại, công nghệ, gián điệp, tuyên truyền và sai lệch thông tin. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vốn gắn kết chặt chẽ về thương mại và đầu tư, đang hướng tới sự tách rời từng phần. Hiện sự thiếu tin cậy giữa hai nước ở mức thấp nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1979. Bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 càng làm gia tăng khả năng hiểu lầm, tính toán sai và hành động khiêu khích từ cả hai phía.

Thời kỳ đầu dịch bệnh, Tổng thống Trump đã khen ngợi lãnh đạo Trung Quốc sau khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn I. Ông đã nhiều lần tỏ ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó lần gần nhất là cuối tháng 3, sau khi điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông đăng trên tweeter cá nhân: “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với nhau. Rất kính trọng”. Tháng 4, trước làn sóng chỉ trích thất bại trong ứng phó Covid-19 của Mỹ, ông Trump chuyển sang tấn công Trung Quốc, một chiến lược đảng Cộng hòa cho rằng sẽ chiến thắng ứng cử viên đảng Dân chủ. Quảng cáo tranh cử của Trump có nội dung gắn việc công kích Trung Quốc nhằm đánh bại Joe Biden, thậm chí khẩu hiệu “Trung Quốc giết chết công ăn việc làm của Mỹ và giờ đang giết người dân Mỹ”. Ngày 3/5, Ngoại trưởng Mỹ đặt tên “virus Vũ Hán” và tweet “Trung Quốc có lịch sử gây dịch bệnh lây nhiễm” - ngầm ám chỉ virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Tương tự ở phía Trung Quốc, các cơ quan thông tin đại chúng của Chính phủ Trung Quốc gọi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomeo là ‘ác quỷ’, ‘điên khùng’, và ‘kẻ thù chung của nhân loại’, khuấy động tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có 3 tín hiệu cho thấy giới lãnh đạo tại Trung Quốc bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Ngày 4/5, Reuters đưa tin về một báo cáo nội bộ của một viện nghiên cứu thuộc Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc, trong đó cảnh báo lãnh đạo Trung Quốc về nguy cơ chiến tranh với Mỹ tăng cao; về tâm lý chống Trung Quốc trên thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn. Cùng ngày, lo ngại về một số ý kiến trong nội bộ Trung Quốc muốn lợi dụng thời điểm "yếu ớt" của Mỹ để đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực, một quan chức quân đội cao cấp Trung Quốc đã nói với tờ Hoa nam Nhật báo là điều này sẽ phải trả giá cao.

Chiến tranh thông tin

P.W. Singer - chuyên gia về chiến tranh trong Thế kỷ 21, gọi cách thức Nga sử dụng mạng xã hội để lũng đoạn truyền thông là một hình thức “gần như chiến tranh” và cho rằng Trung Quốc đang học điều này từ Nga. Các nhà ngoại giao và giới truyền thông Trung Quốc lan truyền câu chuyện giả tưởng về việc quân đội Mỹ đưa virus tới thành phố Vũ Hán. Tân Hoa Xã trình chiếu video sử dụng các nhân vật Lego để minh họa những nỗ lực của Mỹ đổ lỗi Trung Quốc cho thất bại của mình trong ứng phó với đại dịch Covid-19. Theo P.W. Singer, đây chính là chiến tranh thông tin kiểu Trung Quốc.

Ngày 13/5, Mỹ đã cáo buộc tin tặc Trung Quốc cố gắng đánh cắp dữ liệu về phương pháp điều trị và vaccine phòng chống virus Covid-19. Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng (CISA) cho biết các hoạt động nghiên cứu Covid-19 gặp nguy cơ trở thành mục tiêu của Trung Quốc đồng thời cảnh báo các nhóm do Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã cố gắng đạt được “tài sản trí tuệ quý giá và dữ liệu y tế cộng đồng liên quan đến vác-xin, phương pháp điều trị và xét nghiệm” và rằng nỗ lực của Trung Quốc nhắm đến các mục tiêu trên là sự đe dọa đối với nỗ lực ứng phó Covid-19 của Mỹ. Tuy nhiên, hai cơ quan trên không đưa ra bằng chứng nào.

Cùng với đó, 18 quan chức tư pháp hàng đầu của các tiểu bang ở Mỹ cũng đã gửi thư lên Quốc hội Mỹ kêu gọi mở cuộc điều trần về “sự gian dối” của Trung Quốc trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát.

Trên một số diễn đàn, mạng xã hội, tranh cãi không chỉ dừng lại ở mức khẩu chiến. Dự luật ‘Công lý cho các nạn nhân Coronavirus’ do Thượng Nghị sỹ bang Missouri Josh Hawley bảo trợ, sẽ cho phép các công dân Mỹ kiện Trung Quốc về thiệt hại do Covid-19. Trên tờ New York Times, Thượng Nghị sỹ Hawley cho rằng cần xóa bỏ WTO vì tổ chức này đã làm suy yếu kinh tế Mỹ và tiếp sức cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tổng thống Trump đang cân nhắc hành động trong một số lĩnh vực như áp đặt thuế quan mới, các biện pháp trừng phạt, yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, lệnh cấm các quỹ hưu trí liên bang không được đầu tư vào Trung Quốc. Thậm chí có tin Nhà trắng đang xem xét khả năng hủy bỏ một số lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tổng số 1,1 nghìn tỷ USD do Trung Quốc nắm giữ, để ‘trừng phạt’ Trung Quốc vì đại dịch.

Nỗ lực của Mỹ nhằm cáo buộc phòng thí nghiệm ở Vũ Hán để lọt virus lây lan đại dịch có thể thất bại vì không có đủ chứng cứ. Các quan chức Anh và Australia cho biết các cơ quan tình báo Mỹ chia sẻ tin tình báo chưa thuyết phục về việc này. Tuy nhiên, cãi vã giữa hai nước đã dẫn đến những tổn hại trên thực tế. Nghị quyết Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn trong các cuộc xung đột khu vực trên thế giới đã gặp trở ngại do tranh cãi giữa hai nước liên quan đến Tổ chức y tế thế giới WHO. Sắp tới, Đài Loan sẽ là điểm nóng căng thẳng leo thang dù không phải là xung đột quân sự. Mỹ ủng hộ Đài loan có quy chế quan sát viên của Hội đồng Y tế thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào cuối tháng 5/2020.

my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Ai chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả do Covid-19 gây ra?

TGVN. Thượng viện Mỹ hôm 12/5 đề xuất một đạo luật cho phép Tổng thống Trump trừng phạt Trung Quốc nếu nước này 'không chịu ...

my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Trung Quốc thông báo danh sách mới về các loại hàng hóa Mỹ được miễn thuế quan

TGVN. Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 12/5 đã công bố danh sách thứ hai gồm 79 sản phẩm khác nhau, trong đó có cả đất ...

my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu

TGVN. Khi Covid-19 đang hoành hành, Mỹ-Trung Quốc lại lao vào đối chọi nhau bằng thuyết âm mưu về nguồn gốc của con virus chết ...

my trung quoc tin cay thap nhat ke tu 1979 Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi

TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại xuất hiện kịch tính mới, đầy nghịch lý. Đằng sau sự “giận dữ” ăn miếng trả miếng về thương ...

(Theo The Economist)