Nga hiện đại hóa quốc phòng: Một công đôi việc

Dù phải chống chọi với suy giảm kinh tế, Mátxcơva vẫn lên kế hoạch đầu tư lớn vào sản xuất vũ khí, nhằm tăng cường cho quân đội và xuất khẩu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Medvedev xem mô hình máy bay ném bom Sukhoi-34 mới của Nga.

Mạnh tay chi tiêu

 

Khi nền kinh tế Nga dự đoán suy giảm 4,5% năm 2009, chính phủ nước này cắt giảm mạnh ngân sách dành cho các bộ, ngành. Ngân sách của Bộ Năng lượng giảm 33%, Bộ Giao thông giảm 30%. Tuy nhiên ,vẫn có một dự án rất lớn mà Tổng thống Dmitri Medvedev sẽ mạnh tay chi tiêu: chuyển ngành quốc phòng cũ kỹ từ thời Liên Xô thành một cường quốc công nghệ quốc phòng hiện đại, và biến nền quốc phòng 1,1 triệu người tinh gọn hơn, tinh nhuệ hơn.

 

Để đạt mục tiêu đó, Tổng thống Medvedev đã tăng chi tiêu quốc phòng của chính phủ trong năm nay lên gần 26% (khoảng 37 tỉ USD), trong đó chi phí cho sản xuất vũ khí chiến lược như hệ thống tên lửa và không quân tăng gần 1,9 tỉ USD. Chỉ mấy ngày trước khi bay tới London dự Thượng đỉnh G20, ông Medvedev đã có mặt tại một căn cứ quân sự gần Mátxcơva, đội mũ phi công quân sự và mặc đồng phục, ngồi trên máy bay ném bom Sukhoi-34, một trong những vũ khí hạng nặng tinh xảo nhất của Nga. Ông nói với các nhà báo rằng đã đến thời điểm hiện đại hóa toàn bộ không lực của Nga song vẫn “có nhiều việc chưa làm được”.

 

Di sản thời Liên Xô

 

Quân đội Nga về cơ bản vẫn kế thừa từ thời Xô viết, khi có hàng triệu Hồng quân hoạt động trải khắp từ Đông Âu cho đến Trung Á. Theo một nhà phân tích quân sự Nga của cơ quan nghiên cứu Stratfor (Mỹ), sau khi Liên Xô tan rã, Nga giảm lượng lớn bộ binh cũng như nhiều ngành quan trọng liên quan đến quốc phòng, từ các nhà máy đóng tàu ở Ukraine cho đến việc làm giàu hạt nhân ở Kazakhstan. Sự thay đổi đột ngột này cũng buộc các kỹ sư lành nghề nhất của Nga ra nước ngoài làm việc với mức lương cao hơn. Các nhà máy quốc phòng trên khắp nước Nga hoạt động ì ạch trong thập niên 1990. Trong khi đó, thanh niên Nga nhập ngũ một cách miễn cưỡng. Các tờ báo gần đây của Nga và các báo cáo của chính phủ đã báo động về tình trạng nghiện rượu, ma túy... của những người lính bất mãn, được huấn luyện sơ sài.

 

Sự hạn chế của cả trang thiết bị và nhân lực phần nào đã bộc lộ trong cuộc chiến 5 ngày giữa Nga và Gruzia vào tháng 8/2008. Mặc dù hỏa lực của Nga tốt hơn và quân đội đông hơn, nhưng các cuộc tấn công trên bộ không thành công như mong đợi. Theo Paul Holtom, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga thiếu các thiết bị có thể phát hiện máy bay do thám không người lái của Gruzia do Israel sản xuất. Quả thực, quân lính Nga tấn công mà không có các thiết bị do thám hiện đại hay các thiết bị nhìn trong bóng đêm, như thông tin từ các cuộc điều trần ở Hạ viện Nga hồi tháng 10 năm ngoái.

 

Xuất khẩu vũ khí: Lợi kép 

 

Có một lĩnh vực mà Nga đã không bỏ quên trong nhiều năm qua, đó là xuất khẩu vũ khí. Mátxcơva đã thu về con số kỷ lục 8,3 tỉ USD từ việc bán vũ khí vào năm 2008, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Mátxcơva đặc biệt giỏi trong việc nhắm đến các khách hàng ở các nước đang phát triển. Từ năm 2004-2007, Nga đã bán các thiết bị quân sự trị giá 37,9 tỉ USD – vượt xa cả Mỹ trong thời kỳ đó – tới hơn 80 quốc gia đang phát triển. Các nhà máy sản xuất của Nga được đặt hàng mọi thứ, từ trực thăng, xe tăng cho đến súng trường. Những khách hàng lớn là CHDCND Triều Tiên, Iran, Trung Quốc và Venezuela, những quốc gia đang chịu lệnh cấm mua vũ khí từ các nước phương Tây.

 

Chiến lược của Nga bao gồm hai phần. Nga muốn sử dụng các nguồn lợi khổng lồ từ bán vũ khí để tái đầu tư lực lượng quốc phòng. Nhưng bán vũ khí không chỉ vì tiền. Mátxcơva muốn các quốc gia đó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào vũ khí của Nga, từ đó gia tăng mối quan hệ kinh tế và chính trị.

 

Nga đã tạo lập vai trò bằng hai tài sản có giá trị nhất – nguồn năng lượng dồi dào và vũ khí hạng nặng – để tìm kiếm hàng loạt hợp đồng. Chẳng hạn, vào năm 2006, Tổng thống Vladimir Putin đã cử đoàn đại biểu gồm các quan chức quốc phòng, dầu khí cao cấp tới Algeria. Ông Putin đã đàm phán để bán các máy bay chiến đấu, tên lửa và xe tăng trị giá 7,5 tỉ USD, trong khi đó các “đại gia năng lượng” như Gazprom và Lukoil được quyền khai thác dầu khí ở quốc gia Bắc Phi này. Bấy giờ, ông Putin cũng đưa ra một món quà hấp dẫn: Xóa gần 5 tỉ USD mà Algeria còn nợ từ thời Liên Xô. Sau đó, Putin đã đàm phán với Lybia một thỏa thuận bán vũ khí trị giá 2,5 tỉ USD, đồng thời xóa 4 tỉ USD tiền nợ của Lybia từ thời Liên Xô.

 

Nỗi lo tiền và tài năng

 

Để xuất khẩu vũ khí của Nga vẫn tiếp tục phát triển, ngành quốc phòng cần được bổ sung tài chính và nhân lực trình độ cao. Bộ Quốc phòng Nga mua chỉ 15% lượng vũ khí các nhà máy sản xuất, trong khi các khách hàng cũ như Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu có thể tự sản xuất vũ khí trong thập kỷ qua. Nếu không hiện đại hóa các nhà máy sản xuất vũ khí thì Mátxcơva có nguy cơ mất thêm khách hàng.

 

Đó là lý do tại sao trong mấy tháng qua, các quan chức Nga lại kêu gọi đổ nhiều tiền hơn vào ngành công nghiệp quốc phòng. Nhưng tìm đủ tài năng để tham gia vào cuộc đua này cũng là một công việc khó khăn. Các công ty quốc phòng đã không tuyển mộ và đào tạo kỹ sư trong suốt thập niên 1990, để lại một đội ngũ công nhân tuổi đời cao. Kremlin đã có kế hoạch cho về hưu khoảng một nửa trong số 300.000 quan chức quốc phòng cao tuổi trong 3-6 năm tới và đào tạo hàng trăm ngàn nhân lực chuyên nghiệp mới cho ngành quốc phòng. Nhưng việc tuyển mộ cũng không mấy dễ dàng khi những thanh niên tốt nghiệp phổ thông trung học ngày nay được sinh ra khi tỉ lệ sinh của Nga ở mức thấp trong suốt thập niên 1990, và lớn lên trong thời kỳ chiến tranh Chechnya thảm khốc.

 

Mai Thảo(theo Time)

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động