TIN LIÊN QUAN | |
HĐBA không thể thông qua dự thảo nghị quyết thứ ba về Syria | |
Pháp cảnh báo đáp trả nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học |
Nêu quan điểm với Đại sứ Mỹ Nikki Haley sau khi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ không thông qua được dự thảo nghị quyết thứ ba liên quan đến các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, Đại sứ Nebenzia nhấn mạnh những lời đe dọa của Mỹ nhằm vào Syria khiến Nga và cộng đồng quốc tế lo ngại.
Vì vậy, Moscow đề nghị Washington kiềm chế đối với những kế hoạch dự định triển khai để chống lại chính quyền Damacus.
Trước đó, HĐBA LHQ đã không thông qua được 3 dự thảo nghị quyết liên quan tới Syria, trong đó có 2 dự thảo do Mỹ và Nga lần lượt đệ trình về việc điều tra các vụ nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Dự thảo nghị quyết thứ 3, do Thụy Điển soạn thảo và nhận được sự ủng hộ của Nga, đề nghị Chính phủ Syria cho phép các nhà điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tới thị trấn Douma, nơi được cho là đã xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 7/4, để làm rõ sự thật.
Quân đội Syria tiến vào vùng ngoại ô phía Đông của Douma, ngày 8/4. (Nguồn: AFP) |
Các cuộc bỏ phiếu tại HĐBA LHQ diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Damascus sẽ phải "trả một giá đắt" cho hành động mà phương Tây quy kết là dùng chất độc thần kinh để tấn công tại Douma, vùng Đông Ghouta của Syria, làm ít nhất 40 người thiệt mạng hôm 7/4.
Trong khi đó, trong cuộc họp báo chung Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 10/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay trong những ngày tới, nước này sẽ đưa ra quyết định có tiến hành các cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở vũ khí hóa học của Syria hay không, sau khi tham vấn thêm với Mỹ và Anh. Ngoài ra, Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng nếu có, các cuộc tấn công sẽ không nhằm vào các đồng minh của Chính phủ Syria hay bất kỳ nhân vật cụ thể nào, mà sẽ nhằm vào các cơ sở hóa học của chính quyền Syria.
Cũng phát biểu tại Paris, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir cho biết nước này đang tiến hành tham vấn các đồng minh về các biện pháp đối phó, đồng thời không loại trừ khả năng có hành động quân sự.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố rằng Washington đang làm việc với các nước “từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho đến Qatar và những nước khác”, ám chỉ rằng các đồng minh đang được khuyến nghị để cùng phối hợp đưa ra biện pháp đáp trả chung trong vấn đề Syria. Ngày 10/4, Tổng thống Trump cũng điện đàm với Thủ tướng Anh Theresa May nhằm tham vấn về phản ứng đối với Syria liên quan đến vụ tấn công được cho là sử dụng khí độc trên.
Liên quan đến tình hình tại Douma thuộc Đông Ghouta, ngày 10/4, người phát ngôn của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Andrej Mahecic cho biết hàng chục nghìn người vẫn đang mắc kẹt tại đây. Ngoài ra, theo ước tính của cơ quan này, đã có hơn 133.000 người đã chạy trốn khỏi Đông Ghouta trong 4 tuần qua. Ông Mahecic cũng cho biết các nhân viên của LHQ vẫn chưa thể tiếp cận được Đông Ghouta để triển khai hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Tổng thống Trump: Mỹ có nhiều lựa chọn quân sự đối với Syria Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Washington có rất nhiều lựa chọn về mặt quân sự đối với Syria và sẽ hành ... |
Nga phản đối dự thảo nghị quyết của Mỹ về Syria Nga đã phản đối đề xuất mới mà Mỹ đưa ra tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 9/4 về việc tiến hành một cuộc điều ... |
Syria: Nổ lớn tại thành phố Idlib, hơn 90 người thương vong Ngày 9/4, ít nhất 13 dân thường đã thiệt mạng và khoảng 80 người khác bị thương trong một vụ nổ lớn làm sập một ... |