Cảnh sát Bỉ kiểm tra hành lý khách xuống tàu điện ngầm. Nguồn: DW |
Chỉ trong vòng bốn ngày, Brussels đã bắt được kẻ tình nghi bị cả châu Âu truy nã và sau đó hứng chịu một cuộc tấn công khủng bố. Bỉ cho biết họ đang làm hết sức mình để đảm bảo an ninh.
Hiện tại cuộc sống tại Brussels dường như trở lại bình thường. Tuy vậy nhìn sắc phục màu xanh của cảnh sát, binh lính mang súng trường tấn công, hoặc một chiếc xe tải quân sự khổng lồ ở lề đường khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ về những gì đang xảy ra.
Điều này dường như củng cố một cảm giác chung rằng các cuộc tấn công hôm thứ Ba không chỉ là một vụ việc xảy ra trong tháng, mà có lẽ kéo dài cả năm. Tệ hơn nữa, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc Chính phủ Bỉ không hành động đủ để đối phó với cảnh báo khủng bố liên quan đến tên Ibrahim El-Bakraoui, một trong những kẻ bị nghi ngờ ném bom tự sát tại sân bay Brussels.
Brussels phủ nhận những ý kiến cho rằng họ đã không phản ứng kịp thời với các mối đe dọa. Và nhiều người sống ở thủ đô của Bỉ đồng ý rằng Chính phủ không có lỗi.
"Khi một người có ý định sẽ đi giết người, bạn không thể ngăn được họ”, Wouter Torbeyns, một sinh viên khoa học chính trị nói.
Ngồi bên cạnh anh ta, người bạn Bồ Đào Nha Teresa Carrasquinho đồng ý rằng "có rất nhiều cảnh sát ở đây, rất nhiều người mang súng trên đường phố. Nhưng sự việc vẫn xảy ra. Vì vậy tôi không nghĩ rằng Brussels không có một giải pháp thích hợp".
Tuy vậy, các chi tiết về các nghi phạm trong vụ tấn công hôm thứ Ba, chẳng hạn như chúng cũng đã ở trong cùng căn hộ mà tên khủng bố Abdeslam bị bắt tuần trước đã ở chỉ tiếp tục khẳng định quan điểm cho rằng Bỉ cũng là nước giàu có trên thế giới bị thất bại trước khủng bố.
Simon Harris, một công dân Anh và sống ở Brussels chín tháng qua, nói với DW: "Đó là một thành phố với bộ máy cồng kềnh, với 19 thị trưởng và sáu cơ quan cảnh sát và không có sự kết nối chặt chẽ với nhau".
Bên cạnh đó, phản ứng của cảnh sát về vụ khủng bố hôm thứ Ba cũng đặt ra những nghi ngờ. Harris nói: "Tại sao hai vụ nổ cách nhau một giờ? Tại sao không đóng cửa tàu điện ngầm?".
Tuy nhiên, Harris cùng nhiều khác đồng tình cho rằng quyết tâm của những kẻ khủng bố là thách thức cho các quan chức an ninh ở khắp nơi trên thế giới.