Những cú táp đẫm máu ở châu Âu

Những “con sói đơn độc” (lone wolf) - cụm từ ám chỉ những kẻ khủng bố hoạt động đơn lẻ, đang thực sự trở thành cơn ác mộng, gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp nơi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung cu tap dam mau o chau au Đức bắt giữ đối tượng tình nghi chuẩn bị tấn công khủng bố Berlin
nhung cu tap dam mau o chau au IS: Càng suy yếu, càng nguy hiểm

Thời gian qua, trong khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng liên tục hứng chịu thất bại quân sự, mất dần lãnh thổ kiểm soát, thế giới lại chứng kiến hàng loạt các cuộc tấn công khủng bố tự phát từ những “con sói đơn độc” với số lượng ngày càng tăng và hình thức biến hóa chưa từng có.

nhung cu tap dam mau o chau au
Vụ tấn công theo kiểu “sói đơn độc” ở gần tòa nhà Quốc hội Anh, ngày 22/3, khiến 5 người chết và 40 người bị thương. (Nguồn: CNBC)

Lan tỏa sự sợ hãi

Chỉ mới hơn ba tháng đầu năm 2017, thế giới đã chứng kiến hàng loạt vụ tấn công khủng bố có chủ đích: một người đàn ông lái xe gây thương vong cho hàng chục người đi bộ ngay sát Tòa nhà Quốc hội Anh, thiết bị nổ tự chế trên chuyến tàu điện ngầm St. Petersburg (Nga), xe tải lao vào đám đông ở trung tâm thủ đô Stockholm (Thụy Điển)... Đáng chú ý, các cuộc tấn công đều nhằm vào dân thường ở trung tâm các thành phố lớn của châu Âu với mục đích lan tỏa nỗi sợ hãi. 

Mặc dù trong những năm gần đây, thế giới không còn xa lạ với các vụ tấn công khủng bố đẫm máu như đánh bom tại London năm 2005, cuồng sát tại Pháp năm 2012 hay vụ bắt cóc con tin tại Sydney năm 2014… Tuy nhiên, điểm khác biệt trong các vụ tấn công khủng bố gần đây là những kẻ thực hiện không hoạt động theo nhóm, tổ chức – vốn dễ bị phát hiện và triệt phá – mà chuyển sang hoạt động khủng bố độc lập, đơn lẻ.

Chưa có giải pháp đối phó

Sức mạnh tập thể tạo nên sức mạnh của bầy sói. Tuy nhiên, những “con sói đơn độc” cũng không kém phần nguy hiểm: chúng không có đồng phạm, không tổ chức, không mạng lưới, không kế hoạch kỹ càng. Tất cả đều nhỏ lẻ, mơ hồ nhưng khi ra tay lại hết sức tàn độc, chớp nhoáng, đầy bất ngờ, rất khó bị phát hiện và ngăn chặn.

Hung thủ có thể là bất cứ ai xung quanh ta: một giáo viên tận tụy, một lái xe tốt bụng, người hàng xóm cởi mở thường ngày. Chính vì vậy, cảnh sát và các lực lượng thực thi pháp luật ở châu Âu với các biện pháp kiểm soát an ninh gắt gao, trang bị vũ khí đến tận răng, vẫn gần như bất lực vì chưa có giải pháp đối phó hữu hiệu.

Điều nghịch lý là hoạt động của các con sói đơn độc đang có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh chưa bao giờ Nhà nước Hồi giáo IS đứng trước nguy cơ bị xóa sổ lớn như hiện nay kể từ khi ra đời năm 2006. Chỉ tính riêng trong năm 2016, IS mất gần 1/4 lãnh thổ mà chúng kiểm soát.

Có ít nhất bốn nguyên nhân chính lý giải sự gia tăng các vụ tấn công do “sói đơn độc” tiến hành. Thứ nhất, lối sống biệt lập, khoảng cách giàu nghèo quá lớn giữa những người Hồi giáo và người châu Âu bản địa và tỷ lệ thất nghiệp cao trong thanh niên Hồi giáo khiến họ là đối tượng dễ bị lôi kéo, tham gia vào các nhóm có tư tưởng và hành động cực đoan.

Thứ hai, sự gần gũi về địa lý giữa châu Âu và khu vực bất ổn Trung Đông, Bắc Phi khiến châu Âu trở thành điểm đến lý tưởng cho dòng người Hồi giáo tị nạn khổng lồ những năm qua. Không ít trong số đó là các phần tử Hồi giáo cực đoan trà trộn và chỉ chờ thời gian thích hợp là hành động.

Thứ ba, việc sử dụng “sói đơn độc” là cách IS chủ động phân tán lực lượng, vừa tiến hành các hoạt động khủng bố ở châu Âu để gây thanh thế, vừa phân tán bớt sức ép quân sự từ bên ngoài.

Cuối cùng, việc các cơ quan an ninh châu Âu hoạt động mạnh và kiểm soát chặt chẽ người nhập cư khiến các hoạt động tấn công khủng bố theo nhóm có tổ chức như trước đây ngày càng khó thực hiện và dễ bị triệt phá.

nhung cu tap dam mau o chau au
Một người bị thương trong vụ tấn công ở London ngày 22/3 được đưa tới bệnh viện. (Nguồn: Reuters)

Những bước đi cần thiết

Trên phạm vi toàn cầu, cuộc chiến chống khủng bố trong năm 2016 đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, câu chuyện “con sói đơn độc” hiện vẫn hoàn toàn bế tắc và chưa có lời giải khi chính phủ và các cơ quan bảo vệ luật pháp châu Âu chưa thể tìm ra một chiến lược hữu hiệu đối phó với các cuộc tấn công này.

Dù vậy, châu Âu cần gấp rút triển khai một loạt các biện pháp tổng hợp sau. Đầu tiên, châu Âu tìm cách hạn chế chính sách nhập cư đối với người Hồi giáo vốn đã bị thả lỏng trong thời gian qua và kiểm soát chặt chẽ những người có khả năng gây nguy hại cho xã hội.

Cùng với đó, các nước ở “lục địa già” cần tăng cường bộ máy an ninh nội địa, song song với việc thúc đẩy các chính sách giúp người Hồi giáo, đặc biệt là thanh niên, hội nhập tốt hơn vào các xã hội phương Tây nhằm xóa bỏ tư tưởng hận thù, cực đoan – mầm mống của các hoạt động khủng bố.

Ngoài ra, thông qua các hoạt động ngoại giao, quân sự, châu Âu cần chấm dứt càng nhanh càng tốt các lò lửa gây bất ổn ở các khu vực xung quanh như Bắc Phi – Trung Đông, bên cạnh các biện pháp thắt chặt an ninh biên giới.

Hiện khó có thể nói những biện pháp này sẽ loại bỏ hoàn toàn hiện tượng sói đơn độc, tuy nhiên đây là những bước đi đầu tiên và hết sức cần thiết. Sâu xa hơn, chính người châu Âu phải trả lời những câu hỏi cốt lõi rằng liệu họ đã sẵn sàng hy sinh các nguyên tắc nhân đạo, giá trị nhân văn và sự tự do của mình để đổi lấy cuộc sống thực dụng và an toàn hơn hay chưa. Câu trả lời hiện vẫn còn bỏ ngỏ.   

nhung cu tap dam mau o chau au Vụ tấn công khủng bố ở Thụy Điển: Nghi phạm có tên trong tài liệu tình báo

Ngày 8/4, cảnh sát Thụy Điển cho biết, nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại thành phố Stockholm của nước ...

nhung cu tap dam mau o chau au Vụ tấn công khủng bố ở Thụy Điển: Có khả năng liên quan tới IS

Ngày 8/4, cảnh sát Thụy Điển cho biết đối tượng tình nghi bị bắt giữ ngay sau vụ tấn công bằng xe tải tại trung ...

nhung cu tap dam mau o chau au Nga xác nhận danh tính kẻ đánh bom khủng bố ở St Petersburg

Các nhà điều tra kết luận, tên Jalilov, sinh năm 1995, chính là kẻ đã thực hiện vụ đánh bom khủng bố làm ít nhất ...

Nguyễn Bình

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3/2024: Toyota Innova Cross HEV tiếp tục dẫn đầu

Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3/2024: Toyota Innova Cross HEV tiếp tục dẫn đầu

Top 5 mẫu xe hybrid bán chạy nhất tháng 3/2024, Toyota Innova Cross HEV dẫn đầu phân khúc với doanh số 212 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda ...
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh ...
Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động