TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ và Qatar tăng cường hợp tác chống tài trợ khủng bố | |
Mỹ: Saudi Arabia chưa sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Qatar |
Trong chương trình Al Haqiqa (Sự thật) phát trên kênh truyền hình Qatar, ông al-Attiyah khẳng định, cuộc xung đột hiện nay giữa Doha với các nước vùng Vịnh có nguồn gốc sâu xa từ trong quá khứ.
Mâu thuẫn hiện tại và cuộc chiến chống Qatar trên thực tế đã bắt đầu vào năm 2013 khi một kế hoạch được đưa ra nhằm "gây trở ngại cho chính phủ mới và bắt Qatar phải phục tùng các nước khác". Năm 2014, một thỏa thuận giữa Saudi Arabia và các thành viên khác của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã được ký tại Riyadh.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohamed al-Attiyah trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 20/11. (Nguồn: Qatar Living) |
Tuy nhiên, Quốc vương Qatar đã từ chối ký vào một văn kiện sửa đổi với các điều khoản ép buộc đặc biệt đối với Qatar trong khi các nước khác của GCC không phải làm điều tương tự.
Phó Thủ tướng Qatar cũng nhắc lại rằng, Doha chưa bao giờ hỗ trợ các nhóm cực đoan ở Ai Cập hoặc Syria hay bất cứ khu vực nào khác, nhấn mạnh thêm "Qatar đang làm việc với các liên minh quốc tế để đảm bảo an ninh và hạnh phúc cho người dân".
Liên quan tới văn phòng chính trị của Taliban tại Doha, ông al-Attiyah cho rằng văn phòng này đã được mở theo yêu cầu của Mỹ và Qatar đồng ý đóng góp vào việc tái lập hoà bình tại Afghanistan.
Đề cập tới sức mạnh của lực lượng vũ trang Qatar, ông al-Attiyah nhấn mạnh, quân đội được đào tạo tốt, có tinh thần chiến đấu cao và được trang bị tốt để bảo vệ Qatar chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và 4 nước Arab bao gồm Bahrain, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập bùng phát vào ngày 5/6 sau khi 4 nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao, đồng thời phong tỏa các tuyến vận tải đường không, đường biển và đường bộ với Doha, cáo buộc quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé giàu tài nguyên này ủng hộ các phần tử cực đoan và tài trợ cho khủng bố.
Qatar đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc này và gọi đây là hành vi can thiệp vào đường lối ngoại giao độc lập của Doha.
Khủng hoảng vùng Vịnh: Ngoại trưởng Mỹ thận trọng về khả năng đột phá Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thận trọng trước khả năng đạt được đột phá việc giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh giữa 4 nước ... |
Khủng hoảng vùng Vịnh: Qatar hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng Ngày 7/10, Chính phủ Qatar đã thông báo các biện pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân, sau khi nền ... |
Kinh tế Qatar ít bị ảnh hưởng từ khủng hoảng ngoại giao Số liệu công bố ngày 1/10 cho thấy tăng trưởng kinh tế Qatar trong quý II/2017 chạm mức mức thấp nhất kể từ cuộc khủng ... |