SCO có hợp tác với NATO?

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là tổ chức quốc tế chiếm hơn một nửa dân số thế giới, một số nước thành viên còn sở hữu vũ khí hạt nhân, rất nhiều nước trong đó là những nhà cung cấp năng lượng lớn, và có sự tham gia của những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại Hội nghị thượng đỉnh SCO ở Dushanbe, Tajikistan (tháng 8/2008)
 

Lợi ích khác biệt

 

Hiện tại, các thành viên chính thức của SCO gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Trong đó, Nga và Trung Quốc đóng vai trò chính. Bên cạnh đó, tổ chức này có các nước quan sát viên là Mông Cổ, Iran, Pakistan và Ấn Độ.

 

Kể từ khi thành lập, những động thái quân sự của SCO ngày càng trở nên đầy tham vọng, bắt nguồn từ hợp tác song phương đến liên kết toàn khối. SCO mới đây cũng bắt đầu phối hợp đấu tranh chống nạn buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức.

 

Tuy nhiên, đến nay, các thành viên của SCO vẫn chỉ đối thoại song phương về các vấn đề năng lượng. Để hợp tác trong các vấn đề năng lượng và củng cố an ninh năng lượng, tổ chức này đã thiết lập một câu lạc bộ tập hợp các quốc gia sản xuất và tiêu thụ năng lượng, các quốc gia trung chuyển và các công ty tư nhân vào năm ngoái. Khối SCO cũng thúc đẩy mậu dịch tự do và hướng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết như đường bộ và đường sắt để liên kết các thành viên của tổ chức này, đồng thời thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia và đảm bảo hài hòa hệ thống thuế quan.

 

Hợp tác trong SCO vẫn chưa tập trung vào những mục tiêu cụ thể, bởi lợi ích giữa các thành viên còn quá khác biệt. Một ví dụ là Trung Quốc hiện đang tìm kiếm thị trường cho hàng hóa và các nguồn năng lượng mới, trong khi Nga muốn phát huy ảnh hưởng trong khối SCO như một đối trọng với phương Tây. Các thành viên còn lại thì muốn tăng cường mức độ hợp tác kinh tế giữa họ và phương Tây.

 

Phiên bản khác của NATO?

 

Những mục tiêu xa rời nhau đã khiến người ta khó mà tin vào một tổ chức SCO có thể tiến triển mạnh như khối NATO của phương Tây. Sự thật là các thành viên đang tổ chức những cuộc diễn tập quân sự chung và đã bày tỏ mong muốn xây dựng SCO trở thành một tổ chức an ninh lớn mạnh. Nhưng tổ chức này vẫn còn thiếu những thành tố cần thiết để phát triển đầy đủ theo kiểu của NATO.

 

SCO không có khối quân sự - chính trị hợp nhất, và không có cơ quan điều hành đầu não thường trực. Khối này cũng không có lực lượng phản ứng nhanh và không có sự ràng buộc. Trọng tâm của NATO là các hiểm họa an ninh từ bên ngoài, trong khi mục tiêu vấn đề an ninh của các thành viên SCO lại quanh quẩn trong lãnh thổ của họ. Việc Liên minh châu Âu (EU) tìm kiếm hợp tác với SCO chỉ được cho là có mục đích phòng trước việc khối SCO không trở thành một khối quân sự thống nhất.

 

Những điều trên có vẻ như những lý do tiêu cực trong quan hệ EU và SCO, nhưng đó cũng là những lý do khá tích cực để thúc đẩy hợp tác. Châu Âu cần nguồn cung cấp năng lượng từ Trung Á, và Trung Á cần nguồn đầu tư từ châu Âu.

 

Một nhân tố khác, vốn mang nhiều lợi ích đan xen đối với EU và SCO, đó là Afghanistan. Hiện tại, EU đang cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Afghanistan và giúp đào tạo cảnh sát và tư pháp. Khối SCO cũng thiết lập nhóm liên lạc với Afghanistan. Hai bên đều muốn làm được nhiều việc, và họ nên tạo ảnh hưởng từ việc hợp tác với nhau hơn là độc lập. EU có tài chính, còn SCO, với những quốc gia thành viên cùng biên giới với Afghanistan, đã đào tạo nhân lực và có những kinh nghiệm trực tiếp trong khu vực.

 

Hợp tác với NATO có thể là một chiến lược khôn ngoan. Xét về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, về cả các vấn đề quân sự và kinh tế, về mối quan hệ thương mại và năng lượng giữa Trung Á với phương Tây, và ý nghĩa của an ninh vùng Trung Á trong chiến lược của phương Tây, thì hợp tác giữa SCO, EU và NATO là chắc chắn có. Điều này đúng hơn hết trong quan điểm về các nguy cơ an ninh chung mà NATO và SCO phải đối mặt ở Trung Á, như nhóm lực lượng khủng bố Al-Qaeda, Taliban và buôn bán vận chuyển ma túy.

 

Nhưng cả NATO và SCO đều còn do dự trong việc liên kết hợp tác ở mức độ cao. Sau sự kiện 11/9, NATO nhận thấy các nguy cơ phải được giải quyết ở phạm vi toàn thế giới, điều này cũng giải thích cho sự có mặt của khối này tại Afghanistan. Như là một phần trong chiến lược toàn cầu, NATO đã củng cố các quan hệ của khối với liên minh ở khắp nơi, bao gồm ở Đông Nam Á, nơi mà SCO có vai trò hàng đầu.

 

Khối SCO, với Nga và Trung Quốc là những quốc gia chủ chốt, vẫn ngờ vực về sự có mặt ngày càng nhiều của NATO trong khu vực. Nếu NATO còn do dự trong đối thoại với SCO, những thái độ cẩn trọng như vậy vẫn cứ tiếp tục dai dẳng. Do đó, cần thiết nên có những sự tính toán cân nhắc trong việc thiết lập hội đồng NATO – Trung Quốc, bên cạnh hội đồng NATO – Nga, và sắp xếp tạo điều kiện cho hợp tác lớn hơn trong toàn khối SCO.

 

Những hợp tác như vậy cũng có vai trò nhất định với việc san lấp các khác biệt giữa các nước thành viên SCO và các quốc gia phương Tây một số vấn đề quốc tế. Hợp tác cần có sự nhượng bộ hơn là những chính sách phát triển chung đơn thuần, và nên có sự theo đuổi thực tế những dự án quy mô nhỏ và có lợi ích qua lại.

 

NATO và SCO cũng nên cùng làm việc về vấn đề tháo gỡ mìn ở Afghanistan, và các kiểu biện pháp xây dựng niềm tin như tập trận chung, hợp tác chống buôn bán ma túy. Nếu hợp tác an ninh là một thành công, vấn đề nhạy cảm chính trị sẽ được giảm bớt, mà thay vào đó là sự ưu tiên hơn cho các vấn đề thực tế và các biện pháp cụ thể.

 

Vĩnh Tiến(theo Syndicate Project)

Xem nhiều

Đọc thêm

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Kỳ bí chiếc mặt nạ cổ 600 năm tuổi của thần lửa Aztec

Chiếc mặt nạ Xiuhtecuhtli là một trong những cổ vật màu ngọc lam mà nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernán Cortés đã lấy từ Đế chế Aztec.
Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Chú hổ bộ lông đột biến màu vàng hút khách, trở thành hiện tượng trên mạng xã hội

Một con hổ vàng 3 tuổi tại Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong hai ...
Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Chuyên gia Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giữa văn hóa và công nghệ

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm 'Thực tiễn đổi mới thông qua sự tích hợp giữa văn hóa và công nghệ tại ...
Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động