Sự ‘dè chừng’ của giới đầu tư công nghệ Mỹ-Trung

Nhật Lệ
Sự liên kết giữa các nhà đầu tư công nghệ Mỹ và Trung Quốc đã suy yếu đáng kể từ trước khi ông Joe Biden lên nắm quyền.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(04.10) Đầu tư công nghệ Mỹ-Trung đang sụt giảm nhanh chóng - Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Đầu tư công nghệ Mỹ-Trung đang sụt giảm nhanh chóng - Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Sau hơn một thập kỷ đổ xô đến Trung Quốc, các nhà đầu tư mạo hiểm của Mỹ những năm gần đây đã hạn chế đáng kể đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ của nước này. Nguyên nhân chính là căng thẳng địa chính trị gia tăng và ngày càng nhiều các quy định hạn chế đầu tư đến từ chính quyền Washington và Bắc Kinh.

“Rơi xuống vực thẳm”

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu PitchBook (Mỹ), tổng giá trị đầu tư từ Mỹ vào lĩnh vực công nghệ Trung Quốc năm ngoái đã tụt xuống 7,2 tỷ USD, giảm đáng kể so với thời kỳ đạt đỉnh 35,6 tỷ USD năm 2018. Số giao dịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Công ty nghiên cứu thị trường S&P Global (Mỹ) cho rằng, căng thẳng leo thang giữa hai nước cùng các chính sách chống dịch Covid-19 của Trung Quốc đã dẫn đến không ít vấn đề trong chuỗi cung ứng và “khiến nhiều nhà đầu tư phải thận trọng”.

Theo một luật sư giấu tên tại Thượng Hải từng cố vấn cho giới đầu tư Mỹ và Trung Quốc, các khoản đầu tư công nghệ hai bên đã “rơi xuống vực thẳm” trong nửa sau nhiệm kỳ của ông Donald Trump với “90% nguyên nhân là về chính trị”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngay cả khi ông Donald Trump rời ghế Tổng thống, tình hình không có vẻ khả quan hơn. Chính quyền của ông Joe Biden đã tiếp tục, thậm chí mở rộng một số đường lối cứng rắn của người tiền nhiệm với Bắc Kinh bằng các hạn chế xuất khẩu linh kiện bán dẫn tiên tiến trên diện rộng, bên cạnh lệnh cấm leo thang nhanh chóng với TikTok - ứng dụng mạng xã hội do một công ty Trung Quốc sở hữu.

Washington cũng áp đặt thêm các biện pháp bảo vệ trước đầu tư công nghệ của Trung Quốc vào Mỹ thông qua một sắc lệnh hành pháp vào tháng Chín năm ngoái. Biện pháp tương tự có thể được áp dụng đối với các khoản đầu tư ra nước ngoài của Mỹ, dự kiến được chính thức công bố vài tháng tới.

Các quỹ đầu tư dường như đã chuẩn bị tinh thần. Sequoia Capital, một trong những công ty đầu tư lớn nhất ở Thung lũng Silicon có danh mục đầu tư ở Trung Quốc bao gồm công ty mẹ ByteDance của TikTok, được cho là đã mời các chuyên gia an ninh quốc gia để sàng lọc các thương vụ tại Trung Quốc. Chi nhánh của công ty này ở Trung Quốc đã huy động được hơn 8 tỷ USD vào năm ngoái.

Theo bà Rui Ma, nhà phân tích và đầu tư công nghệ có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), người sáng lập trang web Tech Buzz China, đầu tư về công nghệ giữa hai nước hiện đang bị ngưng trệ. Các hạn chế khiến các quỹ đầu tư Trung Quốc nặng gánh hơn khi đầu tư vào các ngành công nghệ Mỹ. Mối đe dọa và lệnh hạn chế sẽ khiến nhiều công ty Mỹ khó có thêm các thương vụ lớn tại Trung Quốc.

Nhà phân tích và đầu tư công nghệ này cho biết: “Đầu tư mạo hiểm đều xoay quanh vấn đề quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro kinh doanh, thị trường và đôi khi là rủi ro công nghệ khi đầu tư vào các công ty này. Vì vậy, các công ty này chắc chắn không muốn rước thêm rủi ro địa chính trị hoặc liên quan tới chính sách, đặc biệt là khi những thứ đó nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.”

(04.10) Mới đây, CEO TikTok Shou Zi Chew đã tham dự phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ nhằm giải đáp một số quan ngại liên quan đến ứng dụng này. (Nguồn Getty Images)
Ngày 23/3, CEO TikTok Shou Zi Chew tham dự phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ nhằm giải đáp một số quan ngại liên quan đến ứng dụng này. (Nguồn Getty Images)

Xu hướng mới

Trong khi đó, ông Andy Tang, đối tác tại quỹ đầu tư mạo hiểm Draper Associates (Mỹ), đã thành lập quỹ Draper Dragon tại Trung Quốc năm 2006 nhằm tập trung vào các khoản đầu tư xuyên biên giới giữa hai nước. Năm 2010, nhà đầu tư này trở lại khu vực Vịnh San Francisco, trong khi Draper Dragon vẫn đang hoạt động. Hiện quỹ này đang được điều hành bởi các thành viên Trung Quốc và huy động vốn từ các nhà đầu tư tại đây, bằng đồng tiền ở nước sở tại.

Ông nhận định: “Đối với chúng tôi, việc phân mảng đầu tư thực sự đã bắt đầu từ năm 2015. Cho đến hôm nay, đầu tư của công ty đã hoàn toàn tách rời - đầu Mỹ phụ trách đầu tư của Mỹ, đầu Trung Quốc phụ trách các khoản đầu tư của Trung Quốc. Chúng tôi vẫn chung một thương hiệu và di sản, nhưng việc phân tách này diễn ra một cách rất tự nhiên”.

Ông cho biết, các nhà đầu tư Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng đầu tư trong nước, một phần do “các lực lượng thị trường”, các cơ hội đầu tư và vốn ở cả hai nước, hiện đang dồi dào, một phần bởi sự nhận thức về môi trường địa chính trị.

Tại Thung lũng Silicon, các công ty ngày càng thận trọng, bất kể có cảnh báo từ Washington hay không. Ông Jeff Fields, trợ lý phụ trách các hoạt động phản gián tại Văn phòng Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại San Francisco, cho biết các công ty ngày càng chủ động tiếp nhận cảnh báo của FBI về hoạt động gián điệp qua đầu tư. Công việc chính của ông là nói chuyện với các thành viên của Thung lũng Silicon, bao gồm những người sáng lập công ty khởi nghiệp, nhà đầu tư và học giả, để cảnh báo về nguy cơ kẻ thù ăn cắp hoặc lạm dụng công nghệ, thường là thông qua các phương pháp hợp pháp như liên doanh và đầu tư chiến lược.

Chuyên gia của FBI nêu rõ: “Các đối thủ (đặc biệt là Trung Quốc) rất thành thạo trong việc nhận ra từng điểm yếu trong hệ sinh thái và khai thác nó, thông qua các cách gián điệp theo kiểu truyền thống và bằng một số phương tiện dễ che giấu hơn… Họ muốn các công ty tham gia liên doanh là để tận dụng luật pháp và chính sách trong nước nhằm gây bất lợi cho các công ty không thuộc Trung Quốc”.

Đồng thời, ông Jeff Fields cho biết gần đây, số lượng công ty trong Thung lũng Silicon sẵn sàng hợp tác với họ đang “gia tăng theo cấp số nhân”, một phần vì xung đột tại Ukraine đã khiến Mỹ phải dè chừng mối đe dọa về hoạt động gián điệp nước ngoài, vốn tưởng chừng như một khái niệm rất trừu tượng trước đó.

“Đầu tư mạo hiểm đều xoay quanh vấn đề quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro kinh doanh, thị trường và đôi khi là rủi ro công nghệ khi đầu tư vào các công ty này. Vì vậy, các công ty này chắc chắn không muốn rước thêm rủi ro địa chính trị hoặc liên quan tới chính sách, đặc biệt là khi những thứ đó nằm ngoài tầm kiểm soát của họ”.

Sau cơn mưa trời có sáng?

Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ. Tháng Giêng vừa qua, Quỹ Snow Bull của ông Taylor Ogan đã chính thức được chuyển từ Boston (Mỹ) đến Thâm Quyến, thành phố được coi là trung tâm công nghệ của Trung Quốc sau nhiều nỗ lực và giấy tờ.

Gần đây, Ông Ogan cùng hai cộng sự đã được chính quyền Bắc Kinh cho phép thuê nhân sự tại địa phương. Trả lời phỏng vấn hồi tháng Ba, ông Ogan nhận định các cơ hội đầu tư tại Trung Quốc đều đang chín muồi và ông cảm thấy tiếc vì đã không chuyển tới đây sớm hơn. Tuy nhiên, ông thừa nhận quyết định dốc toàn lực vào Trung Quốc khiến nhà đầu tư này lẻ loi trong cộng đồng đầu tư Mỹ.

Ông nói: “Thật khó để thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm khác tại Mỹ rằng ở đây rất nhiều cơ hội, kể cả khi họ tự nhìn thấy. Các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc giờ đây không còn phụ thuộc và cung phụng các quỹ đầu tư từ Mỹ, khác hoàn toàn so với ba, bốn năm trước bởi các công ty lớn của Trung Quốc đang “ném tiền” vào các công ty khởi nghiệp này”.

Dù lo ngại rằng lệnh hạn chế sắp tới của Mỹ cùng môi trường đối đầu ngày càng căng thẳng giữa hai nước, Ogan tin rằng “các công ty Trung Quốc sẽ tìm ra lỗ hổng”, đồng thời công ty của ông sẽ không phải đối mặt với áp lực từ giới chức Trung Quốc.

Ông nêu: “Chúng tôi có kế hoạch dự phòng cho mọi thứ. Tuy vậy, một khi ta hiểu Trung Quốc nhiều hơn, các nguy cơ cũng ít hơn”.

Trong bối cảnh đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ngày càng tiềm năng, câu hỏi lớn nhất của giới đầu tư công nghệ hiện nay là tình trạng “mất kết nối" này sẽ tiếp diễn hay liệu thời hoàng kim sẽ trở lại?

Với những người như ông Tang, dù “thất vọng” với hiện tại, song họ vẫn tin vào tương lai tươi sáng hơn: “Theo tôi, cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiểu rằng sự phân tách sẽ không có lợi. Vì vậy, sớm muộn họ sẽ phải hàn gắn với nhau”.

Tuy nhiên, một số khác lại không lạc quan hơn. Một cố vấn pháp lý tại Thượng Hải cho giới đầu tư Mỹ và Trung Quốc nhận định: “Trừ khi có phép màu xảy ra, tình trạng này sẽ còn duy trì trong 10 hoặc 15 năm tới”.

Các công ty truyền thông Mỹ đòi quyền lợi từ các 'gã khổng lồ công nghệ'

Các công ty truyền thông Mỹ đòi quyền lợi từ các 'gã khổng lồ công nghệ'

Các tổ chức, công ty truyền thông nhỏ có thể cùng hợp tác để thương lượng về mức giá quảng cáo với các "gã khổng ...

'Ông lớn công nghệ' Trung Quốc Huawei mở rộng hợp tác sản xuất ô tô điện

'Ông lớn công nghệ' Trung Quốc Huawei mở rộng hợp tác sản xuất ô tô điện

Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) đang hợp tác với nhiều nhà sản xuất ô tô trong nước để sản xuất ô tô điện ...

TikTok và cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung

TikTok và cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung

Sau nhiều năm tranh cãi, Quốc hội Mỹ đã đến gần hơn với việc thông qua dự luật cấm hoàn toàn TikTok.

Đối tác Google thừa nhận không có đủ thời gian để đánh giá độ chính xác của chatbot AI

Đối tác Google thừa nhận không có đủ thời gian để đánh giá độ chính xác của chatbot AI

Để đánh giá chất lượng chatbot AI, Google đã thuê bên thứ ba, nhưng các đối tác thừa nhận ‘đoán mò’ khi đánh giá độ ...

Báo Mỹ: Bắn gần 8.000 quả đạn pháo mỗi ngày đến nỗi khan hiếm, Ukraine 'cái khó ló cái khôn'

Báo Mỹ: Bắn gần 8.000 quả đạn pháo mỗi ngày đến nỗi khan hiếm, Ukraine 'cái khó ló cái khôn'

Theo Washington Post, Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng và phải tìm mọi cách để bảo tồn nguồn cung ...

(theo Foreign Policy)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động