Thách thức sinh tồn của nhân loại trong tương lai: Dự báo thiên tai

Không thể chế ngự các hiện tượng địa chất và khí tượng học gây thiên tai kinh hoàng, con người quay sang chế tạo những thiết bị kỹ thuật nhằm… dự báo chúng. Khi những cơn thịnh nộ của thiên nhiên càng gây nên hậu quả khốc liệt, các thiết bị dự báo này càng đòi hỏi chính xác hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sumatra (Indonesia) từng rung chuyển bởi trận động đất lên tới 9,1 độ Richter


Biết thời điểm NÚI LỬA phun trào

Bề mặt quả địa cầu có khoảng 1.500 núi lửa được xác định, trong đó có 60 núi lửa hoạt động hàng năm. Núi lửa phun trào ở Martinique ngày 8/5/1902 đã san phẳng TP. Saint Pierre, cuốn theo 30.000 sinh mạng của người dân trên đảo. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho ra đời các thiết bị phát hiện sự biến dạng của vỏ Trái đất, một trong những dấu hiệu báo trước sự phun trào của núi lửa. Để đo sự biến đổi này, các nhà khoa học sử dụng các thiết bị dùng tia hồng ngoại và máy kinh vĩ, được đặt ở khu vực núi lửa. Ngoài ra, còn có thiết bị nữa là từ khuynh kế, có khả năng ghi lại sự thay đổi của sườn núi lửa theo áp lực của mắc-ma. Các nhà khoa học cũng có thể dùng phương pháp xác định nhiệt độ, lưu lượng và cấu tạo của các chất khí được phun ra từ miệng núi lửa hoặc từ các vết nứt gãy.

Ngày nay, con người có thể biết chính xác tới từng ngày sẽ diễn ra sự phun trào của các núi lửa đã được xác định vị trí, điều mà trước đây là không tưởng.

ĐỘNG ĐẤT luôn bí ẩn

Các châu lục và các đại dương đều nằm trên những khối địa chất di động, những khối này có lúc di chuyển và va chạm vào nhau gây động đất. Kobe, San Francisco và Bam (Iran), Sumatra (Indonesia) và gần đây nhất là Tứ Xuyên (Trung Quốc) khiến nhân loại bàng hoàng trước mức độ tàn phá của mỗi lần Trái đất “cựa mình”.

Thảm họa sóng thần tại Sumatra tháng 12/2004 là hậu quả của trận động đất. Kể từ đó, các vết nứt địa chất trước động đất được đặc biệt chú ý. Hiện vết nứt gãy ở San Andreas (California) đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ hai năm nay, vệ tinh siêu nhỏ demeter đặt ở độ cao 710km đã cung cấp nhiều thông tin về siêu từ trường cũng như biến động của tầng điện ly, cho phép các nhà khoa học xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình sơ đồ biến động của vỏ địa chất. Tuy nhiên, khoa học đến nay mới chỉ có thể đo được cường độ động đất cũng như định vị vùng động đất khi đã xảy ra. Việc làm sao biết trước dài hạn và chính xác về sự dịch chuyển của các khối địa chất gây động đất vẫn là một thách thức lớn.

Trước mắt, các nhà địa chấn học dự báo có một trận động đất 6,7 độ richter sẽ xảy ra tại California vào năm... 2038.

Dò tìm SÓNG THẦN từ lòng biển

Tháng 12/2004 đánh dấu một trong những thảm họa lớn nhất của loài người kể từ nhiều thập kỷ qua. Một trận động đất trên diện rộng bên bờ biển Sumatra đã gây cơn sóng thần khổng lồ tàn phá khu vực bờ biển Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ và Malpes. Gần 230.000 người chết và hàng triệu người mất nhà cửa. Hai tiếng sau trận động đất 9,1 độ richter gần đảo Sumatra ở Ấn Độ Dương, các vệ tinh Jason-1 và hai vệ tinh Topex/Poséidon và Envisat đã ghi lại sự dâng cao của mực nước biển và sự lan truyền của sóng gây sóng thần. Nói cách khác, sóng thần là do trận động đất dưới đáy biển gây ra. Các nhà khoa học đã sử dụng địa chấn kế được đặt dưới đặt sâu dưới nước ở những khu vực có nguy cơ xảy ra động đất cao như vùng Thái Bình Dương gọi là OBS. Thiết bị gửi dữ liệu mà nó thu được về trung tâm đặt ở Honolulu (Hawai) qua vệ tinh GOES.

Là nước có nhiều nguy cơ xảy ra sóng thần, Nhật Bản đã phát triển hệ thống OBS đặt ở độ sâu ở 200m và 4.000m. Sự thay đổi áp lực nước dù là nhỏ nhất sẽ được ghi lại và truyền qua đường cáp đến Trung tâm cảnh báo sóng thần của nước này.

SÓNG LỪNG - “quái vật nước”

Từ giữa mặt biển phẳng lặng, trời quang mây tạnh, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến... Theo thống kê của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), trong hai thập niên gần đây, có khoảng 200 chiếc tàu biển bị sóng lừng nhấn chìm, trong đó có 22 con tàu khổng lồ được cho là “không thể đánh chìm”. Những con “quái vật nước” có thể đạt tới độ cao 30-40m hoành hành trên một vùng biển rộng lớn. Xuất hiện trong nhiều câu chuyện kể của các thủy thủ với khả năng nghiền nát tàu chở hàng hoặc bẻ đôi tàu thủy loại lớn, sóng lừng còn được cho là nguyên nhân gây ra sự biến mất bí ẩn của nhiều tàu thuyền ở vùng tam giác quỷ Bermuda, quần đảo nằm ở phía Tây Đại Tây Dương.

Khác với sóng thần, sóng lừng thường xuất hiện giữa vùng biển lặng, bất ngờ đến và tan biến ngay, nhưng có sức công phá khủng khiếp. Các nhà khoa học chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng cho câu hỏi “sóng lừng đến từ đâu?”. Có giả thiết là các con sóng này tích trữ một năng lượng khổng lồ theo chiều thẳng đứng. Nhưng nguồn năng lượng này đến từ đâu? Các nhà khoa học đã tạo ra những con sóng nhân tạo trong bồn địa và kết quả là, các con sóng nhỏ tương tác với nhau liên tiếp cũng có thể tạo ra một con sóng lớn bất thường.

Châu Âu đã thực hiện chương trình Bản đồ sóng kể từ tháng 12/2000 để xác định số lượng thực của con sóng tại các vùng biển có nhiều nguy cơ. Còn vệ tinh radar ERS-2 của ESA chụp ảnh các đại dương. Căn cứ vào đó, Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức thực hiện một bản đồ sóng lừng. Trong vòng 3 tuần, vệ tinh đã phát hiện không dưới 10 con sóng khổng lồ cao 25m. Rõ ràng, hiện tượng sóng lừng không phải là hiếm và giới nghiên cứu đang hy vọng dựng được một mô hình tương tự cho phép cảnh báo sự xuất hiện của các cột sóng khổng lồ.

Đo được mức độ của BÃO

Con người hoàn toàn có thể dự đoán sớm sức gió, nơi xảy ra để có thể báo động nhanh nhất những vùng bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học đã sử dụng radar Doppler có khả năng ghi lại tốc độ của gió với độ chính xác cao. Thậm chí các nhà khoa học Mỹ còn mạo hiểm xâm nhập vào vùng tâm bão nơi có vận tốc gió trung bình 300km/h nhờ loại máy bay đặc biệt WC-130 và sử dụng rất nhiều dụng cụ cho phép đo nhiệt độ bên ngoài, áp suất không khí, xoáy lốc, tính chất của những đám mây...

Cuối mùa Hè, nước ở các vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ ở vào khoảng 26-28 độ C dưới độ sâu 50m và đó là nguyên nhân sinh ra bão. Những cơn giông đến từ vùng Đại Tây Dương chứa nhiều năng lượng tích trữ trong nước sẽ làm bay hơi khối nước nóng ở vùng biển này. Trái Đất quay làm các đám mây này quay theo và càng ngày càng mạnh lên, trong đó có một vùng yên tĩnh, đó là mắt bão. Mắt bão tập hợp quanh mình một vùng rộng lớn bao gồm các đám mây gây ra những cơn gió dữ dội.

Linh Đan

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C2 châu Âu - lịch phát sóng trực tiếp Europa League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Đại lý tiết lộ giá xe Haval Jolion tại Việt Nam, từ 736 triệu đồng

Đại lý tiết lộ giá xe Haval Jolion tại Việt Nam, từ 736 triệu đồng

Theo thông tin từ đại lý, Haval Jolion dự kiến sẽ được bàn giao tới tay khách hàng vào tháng 12/2024 với hai phiên bản Pro và Ultra.
Đội hình đội tuyển Indonesia dự ASEAN Cup 2024: Vắng nhiều cầu thủ ngôi sao

Đội hình đội tuyển Indonesia dự ASEAN Cup 2024: Vắng nhiều cầu thủ ngôi sao

Vì nhiều lý do khác nhau, đội tuyển Indonesia không thể triệu tập đội hình mạnh nhất tham dự ASEAN Cup 2024.
​​​​​​​Năm nguyên nhân cho sự đi xuống của Man City

​​​​​​​Năm nguyên nhân cho sự đi xuống của Man City

Năm trận thua liên tiếp, một kỷ lục mà không ai dám nghĩ đến khi mà Man City vẫn đang được dẫn dắt bởi Pep Guardiola.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động