TIN LIÊN QUAN | |
Chính phủ Myanmar sẵn sàng cho người tị nạn hồi hương | |
Người di cư tới EU khó tìm việc làm |
Bức tranh tị nạn đang ngày càng trở nên u ám song không thể phủ nhận niềm tin về tương lai của những người tị nạn vẫn rất mạnh mẽ. Có thể nhận thấy điều này ở Cisarua, vùng núi phía nam Jakarta, Indonesia.
Mahboob Jafari (19 tuổi) chưa bao giờ nghĩ tới việc dạy học sau khi cuộc đàn áp ở Afghanistan khiến cậu phải tị nạn ở Indonesia. Hiện cậu đang dạy tiếng Anh tại một trường học ở Cisarua. Tại đây, hàng nghìn người tị nạn, chạy trốn khỏi những miền đất đang chìm trong chiến tranh, bạo loạn, đang cùng nhau giáo dục thế hệ tương lai.
Học sinh tại một ngôi trường người tị nạn ở Cisarua. |
Tại Cisarua, những người tị nạn đã tự thành lập bốn trường học. Sáng kiến độc đáo này tạo cơ hội để những đứa trẻ tị nạn được tới trường trong những năm tháng mỏi mòn đợi chờ hành trình tiếp theo, đưa chúng tới định cư ở một đất nước mới. "Những năm trước đây, khi đến Indonesia, tôi không thể tưởng tượng rằng một ngày nào đó tôi sẽ học tập tại một trường học như hiện tại", Ali Riad (14 tuổi) đến từ Iraq chia sẻ. Ali Riad muốn trở thành một bác sĩ để có thể giúp đỡ mọi người.
Tháng 3 vừa qua, những trường đặc biệt này đã kỷ niệm một năm thành lập, trở thành niềm tự hào to lớn đối với cộng đồng người tị nạn ở Cisarua và thắp sáng niềm tin cho nhiều tâm hồn trẻ nhỏ. 58 học sinh, phân theo độ tuổi và năng lực, học tập trong 4 phòng được sơn sáng sủa. Trường có thư viện nhỏ, sân chơi bóng.
Việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường do các tổ chức từ thiện quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, cộng đồng người tị nạn vẫn đóng vai trò nòng cốt, các bậc cha mẹ chuẩn bị đồ ăn trưa, dọn vệ sinh trường lớp, các tình nguyện viên chuẩn bị chương trình giảng dạy, quản lý tài chính và giám sát lớp học. Gần 20 tình nguyện viên là những người tị nạn, dạy toán, tiếng Anh, máy tính và thậm chí là nghệ thuật cho học sinh từ 6 đến 18 tuổi. Cha mẹ chúng ưu tiên hàng đầu môn tiếng Anh bởi họ hy vọng gia đình mình có thể tái định cư ở những nước như Canada, New Zealand hay Mỹ.
Đối với giáo viên, việc tình nguyện dạy trẻ em giúp họ giảm bớt sự lo lắng và chán nản khi sống ở khu vực trung chuyển người tị nạn như Cisarua. Ông Jafari, một người tị nạn đến từ Afghanistan, đã so sánh việc trải qua bốn tháng tại Cisarua trước khi làm tình nguyện viên, như bốn năm.
Hiện nay, khoảng 13.745 người tị nạn, phần lớn đến từ Afghanistan, Iran, Pakistan, Iraq và Sri Lanka (trong đó có gần 2.700 trẻ em) đăng ký với Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ở Indonesia.
Mặc dù nhiều trẻ em được đến trường như những đứa trẻ ở Cisarua nhưng cũng còn nhiều trẻ em đang sống trong cảnh nghèo khổ, không được tiếp cận với giáo dục. Chính những rào cản về ngôn ngữ, vấn đề di chuyển cùng gia đình để mưu sinh nơi xứ người đã cản bước các em tới trường.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã hoan nghênh sáng kiến của cộng đồng người di cư ở Cisarua, song nhấn mạnh mô hình này cần được mở rộng để đưa “ánh sáng của tương lai” tới với những đứa trẻ tị nạn trên khắp đất nước vạn đảo.
Đại sứ Việt Nam biểu diễn từ thiện ủng hộ nạn nhân thiên tai Sri Lanka Buổi biểu diễn của Đại sứ Việt Nam tại Sri Lanka đã được báo đài đưa tin rộng rãi và được Đài truyền hình Trung ... |
Năm 2015, thế giới có hơn 65 triệu người phải di cư và tị nạn Số liệu được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố ngày 20/6 trong báo cáo thường niên "Các xu hướng ... |
Thủ tướng hội kiến Tổng thống Sri Lanka và Tổng thư ký Liên hợp quốc Các cuộc hội kiến diễn ra chiều 26/5 trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ... |