Thỏa thuận Fatah-Hamas: Nội trước, ngoại sau

Có ý kiến cho rằng Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ký thỏa thuận với người đứng đầu Phong trào Hồi giáo Hamas Khaled Mashaali hồi tuần trước là để thách thức Israel và thể hiện sự tức giận với Mỹ. Nhưng thực ra, ông có nhiều lý do hơn để làm điều đó…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa

Phóng viên Dan Ephron của tạp chí Newsweek đã tường thuật lại sự thất vọng của ông Abbas đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama khi không gây đủ áp lực buộc Israel ngừng xây dựng các khu định cư tại Bờ Tây. "Chính là ông Obama đề nghị ngừng hoàn toàn các khu định cư. Tôi đồng ý. Cả hai chúng tôi đều đã leo lên một cái cây. Sau đó, ông ấy leo xuống, cất thang và bảo tôi: Nhảy đi. Đã ba lần như thế rồi".

Trên thực tế, tình trạng "đóng băng" của tiến trình hòa bình Trung Đông khiến ông Abbas có lẽ không thể trông chờ thêm vào Mỹ. Ít nhất thì trong 18 tháng tới, ông Obama sẽ phải tập trung vào chiến dịch tái cử và từ trước đến nay chưa có ứng cử viên tổng thống Mỹ nào muốn mạo hiểm để mất lá phiếu từ những cử tri thân Israel. Thêm vào đó, có vẻ như chính những thay đổi tại khu vực cũng đã khiến hai phái chính trị ở Palestine đi đến bắt tay thỏa hiệp với nhau. Các cuộc biểu tình, nổi dậy tại Ai Cập đã phá vỡ liên minh kéo dài hàng thập kỷ giữa ông Abbas với cựu Tổng thống Hosni Mubarak; về phần mình, Hamas cũng tìm cách chuyển tổng hành dinh lưu vong của họ khỏi Syria, khi Tổng thống Bashar al-Assad đang phải vật lộn để kiểm soát cuộc nổi dậy của người dân.

Trong khi đó, những điều khoản sơ bộ của thỏa thuận ký ngày 4/5 như thành lập chính phủ lâm thời để mở đường cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong vòng một năm tới, chấm dứt sự chia rẽ giữa khu Bờ Tây và Dải Gaza… sẽ là "những viên gạch nền" thích hợp cho kế hoạch của Palestine nhằm tuyên bố thành lập một nhà nước độc lập tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 9 tới. Kế hoạch này đã nhận được một "cú huých lớn" hồi tháng 4, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo kết luận rằng chính quyền Palestine thực hiện đủ những cải cách kinh tế và hành chính để chịu trách nhiệm về một quốc gia có chủ quyền.

Dĩ nhiên Israel chẳng vui vẻ gì khi thấy phái Fatah của ông Abbas và phái Hamas bắt tay nhau. Những biến động tại khu vực đang khiến chính phủ Tel Aviv cảm thấy bị cô lập và nghi ngờ bất kỳ động thái mới nào trên chính trường Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh, thỏa thuận là một đòn giáng mạnh vào tiến trình hoà bình, rằng không thể có hòa bình với một chính phủ trong đó có một nửa kêu gọi hủy diệt Israel và ca ngợi cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden là "tử vì đạo" (ám chỉ các tuyên bố của Hamas).

Mỹ cũng đang phải đối mặt với một tình huống "tiến thoái lưỡng nan" khi chính quyền Obama vẫn khăng khăng cho rằng con đường dẫn tới một nhà nước Palestine phải đi qua các cuộc thương thuyết, chứ không phải thông qua một tuyên bố đơn phương. Một tuyên bố như vậy có thể khiến Washington lúng túng khi phải quyết định từ chối việc công nhận nhà nước này, trong khi vẫn tìm cách khởi động lại tiến trình thương thuyết sau khi "vạch giới hạn đỏ" đã bị vượt qua.

Bản thân giữa hai phái Fatah và Hamas vẫn còn nhiều vấn đề cần phải thương lượng trong tâm trạng hoài nghi của nhiều người Palestine. Tháng 2/2007, Fatah và Hamas cũng đã từng ký thỏa thuận giải quyết bất đồng ở Mecca (Saudi Arabia). Nhưng chỉ 3 tháng sau, hai bên lao vào cuộc nội chiến, kết thúc với việc Hamas kiểm soát Gaza. Trong nhiều mặt, thỏa thuận Cairo giống với thỏa thuận Mecca với nhiều chi tiết mù mờ để lại nhiều nghi vấn khi thực hiện, như việc không đề cập đến các cuộc bầu cử địa phương ngày 9/7 tới mà phái Fatah lạc quan sẽ thắng cử còn Hamas thì lại muốn trì hoãn.

Israel đang lo ngại cuộc bầu cử chung ở Palestine vào năm tới sẽ khiến Hamas kiểm soát nốt khu Bờ Tây. Nguy cơ tuyên bố độc lập cho Palestine bị Mỹ phủ quyết tại LHQ sẽ có thể khiến người Palestine nổi giận. Với việc Hamas vẫn tiếp tục kêu gọi "xóa sổ" Israel, có người cho rằng có lẽ thế giới nên sẵn sàng đón nhận một cuộc chiến tranh mới tại Trung Đông. Ưu tiên "nội trước, ngoại sau", có vẻ như ông Abbas đang đặt cược quá nhiều vào thỏa thuận lần này. Nhưng ít nhất, ông cũng đã nhận được điều mình muốn, đó là Hamas đã chấp nhận ông là Tổng thống của Palestine, đồng ý cho Fatah tiếp tục hợp tác an ninh với Israel ở Bờ Tây và hoạt động chính trị tại Gaza. Khi đến LHQ vào cuối năm nay để kêu gọi quốc tế công nhận nhà nước Palestine, ông có thể ngầng cao đầu trước những lời châm chọc rằng ông chỉ đại diện cho một nửa đất nước.

Minh Khôi

Đọc thêm

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động