Toàn cầu tăng chi quốc phòng

Các nước từ Đông sang Tây, từ châu Âu tới Trung Đông... đều chi mạnh cho quốc phòng trong năm 2016 và những năm tiếp theo, làm gia tăng nỗi lo tình hình thế giới thêm bất ổn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toan cau tang chi quoc phong Nhật Bản tăng cường khả năng phòng thủ
toan cau tang chi quoc phong Nga khẳng định đã giúp Syria tránh khỏi sự tan rã

Đó là nhận định được rút ra từ báo cáo ngân sách quốc phòng thường niên của IHS Janes được đăng tải trên IHS Markit (Anh) gần đây. Báo cáo dựa trên kết quả phân tích 105 quốc gia chiếm 99% tổng chi phí quốc phòng thế giới, cho thấy chi tiêu cho vũ khí, trang thiết bị quân sự… trên toàn cầu tăng 1% lên 1,57 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Cuộc chạy đua vũ trang mới?

Theo báo cáo trên, chi tiêu quân sự hàng năm của các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ chạm mốc 533 tỷ USD vào năm 2020. Điều này khiến các nhà phân tích lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới tại khu vực này. “Chi tiêu quốc phòng tăng có thể chịu trách nhiệm gián tiếp vê những leo thang căng thẳng trong khu vực, từ đó lại thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng nhanh hơn”, ông Craig Caffrey, nhà phân tích hàng đầu của IHS Jane’s nhận định.

toan cau tang chi quoc phong
Ấn Độ là một trong 5 quốc gia chi tiêu quốc phòng nhiều nhất năm 2016. (Nguồn: Reuters)

Các chuyên gia lập báo cáo cho rằng chi tiêu quốc phòng ở châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ trong những năm gần đây do tăng trưởng kinh tế và căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề Biển Đông. Điều đáng lưu ý là các quốc gia trong khu vực chi tiêu mạnh hơn cho quân sự khi họ thay đổi chiến lược từ bảo vệ lãnh thổ sang phô trương sức mạnh. Trong giai đoạn từ 2011-2015, các nước tiếp giáp Biển Đông đã chi khoảng 166 tỷ USD vào việc mua sắm thiết bị quốc phòng. Từ 2016-2020, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 250 tỷ USD với các ưu tiên chuyển dịch theo hướng tăng đầu tư vào hàng hải và hàng không.

Báo cáo cũng cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là hai quốc gia chi mạnh trong thập kỷ tới và là động lực chính thúc đẩy chi tiêu quân sự trong khu vực. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc dự báo tăng gần gấp đôi trong 10 năm: từ 123 tỷ USD năm 2010 lên 233 tỷ USD vào năm 2020, sẽ lớn hơn khoảng bốn lần so với Vương quốc Anh,  và nhiều hơn chi tiêu của cả Tây Âu. Đến năm 2025, Trung Quốc dự kiến chi nhiều tiền hơn tất cả các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cộng lại.

Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á gây ấn tượng khi qua mặt Nga và Saudi Arabia để lần đầu tiên lọt vào top 5 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng với khoảng 50,7 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2015.  Dự đoán đến năm 2018, quốc gia Nam Á sẽ vượt qua Anh để lên hạng 3 trong bảng xếp hạng này.

Theo ông Caffrey, một phần đáng kể trong khoản ngân sách quân sự của Ấn Độ được chi để đảm bảo cuộc sống và nhu cầu của binh lính. Nhưng từ năm 2017, “một quân đội tập trung vào hiện đại hóa” như của Ấn Độ rất có thể sẽ đầu tư nhiều cho các kế hoạch mua sắm vũ khí và nước này sẽ nổi lên là thị trường tăng trưởng chủ chốt của các nhà thầu quân sự. Hồi tháng 10 vừa qua, đất nước châu Á với khoảng 1,25 tỷ dân đã ký với Nga một hợp đồng mua vũ khí trị giá hàng tỷ USD bao gồm hệ thống tên lửa, trực thăng chiến đấu, tàu khu trục cỡ nhỏ…

Nhật Bản cũng buộc phải thay đổi chính sách “thắt lưng buộc bụng” trong lĩnh vực quốc phòng an ninh đã duy trì trong nhiều năm qua do các mối nguy cơ hiện hữu trong khu vực. Ngân sách quốc phòng của nước này sẽ dao động quanh mốc 41 tỷ USD từ nay đến năm 2020.

Kinh tế khó khăn vẫn chi đậm

Báo cáo ghi nhận các quốc gia châu Âu, Trung Đông hay Baltic vẫn chi mạnh cho quốc phòng bất chấp những áp lực về tài chính. 

Giá dầu thấp là nguyên nhân dẫn tới chi tiêu quốc phòng của các nước Trung Đông giảm. Tuy nhiên, sự cắt giảm này không đáng kể do những bất ổn vẫn tồn tại ở khu vực. Ngay cả ở các “điểm thấp”, chi tiêu quốc phòng Trung Đông trong hai năm 2015 và 2016 vẫn cao hơn so với năm 2013 và được dự báo sẽ tiệm cận mức cao của năm 2014 trong 2-3 năm tới. Trong giai đoạn từ 2012-2014, Trung Đông là khu vực phát triển nhanh nhất về chi tiêu quốc phòng.

Các nền kinh tế khu vực đồng Euro mới chỉ bắt đầu phục hồi nhưng theo chuyên gia Fenella McGerty của IHS Jane’s, các nước này sẽ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng do quan ngại về an ninh tăng. Ngân sách quốc phòng của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2016 là 219 tỷ USD, trong đó, ba nước Anh, Pháp và Đức chi đậm nhất. Đến năm 2020, ngân sách quốc phòng của Liên minh (khi đó không còn Anh) sẽ đạt trên 230 tỷ USD.

Chuyên gia McGerty dự báo môi trường an ninh không chắc chắn, trong đó có mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và sức ép gia tăng từ bên ngoài có thể khiến chi tiêu quốc phòng của các nước EU tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể chịu tác động nếu kinh tế hồi phục chậm và các cuộc thương thảo về việc Anh rời EU diễn ra không suôn sẻ.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra cách đây hơn 2 năm, đầu tư quốc phòng của các nước vùng Baltic đã tăng gấp đôi và tỷ lệ này sẽ được duy trì trong 2 năm tới. Từ 981 triệu USD năm 2014, tổng chi tiêu quốc phòng của khu vực này tăng vọt lên 1,45 tỷ USD trong năm 2016. Dự đoán, ngân sách quốc phòng của khu vực Baltic sẽ chiếm 2% GDP vào năm 2018, và mỗi quốc gia trong khu vực sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba ngân sách quốc phòng so với 10 năm trước, đạt 2,1 tỷ USD vào năm 2020. “Mức tăng trưởng này nhanh hơn bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu”, chuyên gia Mc Gerty khẳng định.

Nga rớt khỏi top 5, Mỹ vững ngôi đầu

Điểm gây bất ngờ trong báo cáo của IHS Jane’s năm nay là Nga đã xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng chi tiêu quốc phòng. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, Nga không nằm trong danh sách 5 quốc gia có chi phí quốc phòng cao nhất. Dự kiến, chi tiêu cho quốc phòng của nước này tiếp tục giảm trong năm 2017 và đến năm 2020 chỉ còn 41,4 tỷ USD. 

Theo Alexei Arbatov, Giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế ở Moscow, chi tiêu quốc phòng của Nga giảm “liên quan đến thâm hụt ngân sách và khủng hoảng kinh tế”. Các chuyên gia lập báo cáo của Jane’s cho biết thêm khi giá dầu hạ và phương Tây áp lệnh trừng phạt, Nga bắt đầu giảm dần ngân sách phân bổ cho quốc phòng.

Dù vậy, Nga vẫn có tỷ lệ phần trăm GDP chi cho quốc phòng cao hơn Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Theo nhiều nguồn tin, chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm tới 5% GDP của nước này. Mức giảm chi tiêu quốc phòng của Nga cũng ít hơn so với mức giảm các loại chi tiêu khác trong ngân sách.

Giữ vị trí số 1 trong danh sách vẫn là gương mặt quen thuộc Mỹ với khoản chi khổng lồ dành cho quốc phòng lên tới 622 tỷ USD trong năm 2016, chiếm 40% tổng chi phí quốc phòng thế giới. Theo Guy Eastman, chuyên gia cao cấp của IHS Jane’s, kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001, hơn 9.350 tỷ USD đã được phân bổ cho ngân sách quốc phòng của Mỹ. Nhiều chuyên gia quân sự thế giới dự báo dưới thời của Tổng thống Donald Trump, chi phí quốc phòng Mỹ sẽ tăng đột biến.

“Nền kinh tế châu Á đang phát triển nhanh hơn phần còn lại của thế giới và điều đó là động lực cho chi tiêu an ninh”. Bloomberg dẫn lời ông Doug Greenlaw, Phó Chủ tịch Công ty Lockheed Martin (Mỹ).
toan cau tang chi quoc phong Tổng Bí thư thăm, làm việc với lực lượng tình báo quốc phòng

Sáng 19/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới thăm, làm việc với Tổng cục II – Bộ ...

toan cau tang chi quoc phong Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông

Ngày 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông nhằm ngăn chặn các cường quốc ...

toan cau tang chi quoc phong Ấn Độ: Đoàn hộ tống quân đội bị tấn công, 3 người thiệt mạng

Ngày 17/12, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, các tay súng phiến quân đã tấn công một đoàn hộ tống quân ...

Nhất Phong (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2016

Đọc thêm

Dàn sao thể thao thế giới trong trang phục nữ tính và lịch lãm dự sự kiện Met Gala 2024

Dàn sao thể thao thế giới trong trang phục nữ tính và lịch lãm dự sự kiện Met Gala 2024

Tối 6/5, cựu nữ hoàng quần vợt Maria Sharapova, chị em tay vợt Venus và Serena Williams, tay đua F1 Lewis Hamilton... góp mặt tại Met Gala 2024.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị ...
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 8/5/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 8/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 8/5/2024.
Samsung chế giễu lỗi chuông báo thức trên iPhone của Apple

Samsung chế giễu lỗi chuông báo thức trên iPhone của Apple

Đối thủ hàng đầu của Apple là Samsung vừa tung ảnh chế giễu sự cố chuông báo thức trên iPhone không kêu bằng ảnh chế hài hước trên mạng xã ...
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ngoại trưởng Nga cho hay, các vấn đề kinh tế hiện chồng chất ở châu Âu do Mỹ đang sử dụng nơi đây để hỗ trợ Ukraine và chống lại ...
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động