TIN LIÊN QUAN | |
Báo Mỹ: Triều Tiên đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa tới Mỹ vào năm 2020 | |
Nhật Bản, Mỹ tìm kiếm biện pháp mạnh để đối phó với Triều Tiên |
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Bình Nhưỡng ngày 11/9 đã yêu cầu Washington công nhận Triều Tiên là “nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không chịu lùi bước. Ảnh: Getty |
“Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cố phủ nhận vị thế chiến lược của Triều Tiên với tư cách là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hợp pháp”, KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng chỉ trích Tổng thống Obama tìm cách thúc đẩy các biện pháp trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5 là “điều nực cười”, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh hạt nhân của mình.
Tuyên bố trên được đưa ra sau vụ thử hạt nhân lần thứ năm và là vụ thử nghiệm lớn nhất của Triều Tiên từ trước đến nay hồi cuối tuần trước.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng cho rằng vụ thử hạt nhân là phản ứng đáp trả cần thiết cái mà ông gọi là “nguy cơ hạt nhân từ Mỹ”. Triều Tiên sẽ nỗ lực tăng cường sức mạnh hạt nhân cả về “chất lượng và số lượng”, tuyên bố cho biết.
Trong khi đó, theo hãng tin Nga TASS, Hội đồng Tái thiết Quốc gia Triều Tiên (NRC) ngày 11/9 đã chỉ trích mạnh mẽ những đánh giá tiêu cực của Tổng thống Hàn Quốc Park Gyun-hye về tình hình Bán đảo Triều Tiên.
Trong một thông cáo, NRC nhấn mạnh Tổng thống Hàn Quốc “cần kiềm chế những tuyên bố vội vã" khi đánh giá chế độ xã hội ở Triều Tiên.
Theo NRC, Tổng thống Park Gyun-hye đã miêu tả những hành động (thử tên lửa và hạt nhân) của Triều Tiên là thể hiện sự “coi thường và bạo ngược”, đồng thời cho rằng tình hình ở Triều Tiên là “khẩn cấp”.
Thông cáo của NRC cũng nêu rõ Triều Tiên sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách vừa phát triển kinh tế vừa tăng cường năng lực hạt nhân.
Về phía Hàn Quốc, một quan chức của Phủ Tổng thống nước này khẳng định không có thay đổi gì trong lập trường của Seoul về một Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.
Hãng thông tấn Yonhap cũng dẫn lời quan chức trên bác bỏ một số tin tức nói rằng Seoul đang xem xét trang bị vũ khí hạt nhân trong bối cảnh các mối đe dọa từ phía Triều Tiên đang gia tăng.
Phái viên hàng đầu của Hàn Quốc về hạt nhân cũng đã nói chuyện qua điện thoại với đối tác phía Trung Quốc và nhấn mạnh nhu cầu đưa ra nghị quyết trừng phạt mới từ Hội đồng Bảo an, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc trong một tuyên bố cho biết.
Đến nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)… đều đã rã ra tuyên bố lên án vụ thử hạt nhân hôm 9/9 của Bình Nhưỡng. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định sẽ sớm đưa ra một nghị quyết nhằm đáp trả hành động này của Triều Tiên.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân Ngày 9/9, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân và nhiều khả năng đã gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo. |
HĐBA LHQ kịch liệt lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên Ngày 9/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) khẳng định sẽ sớm đưa ra một nghị quyết nhằm đáp trả hành động ... |
Nhiều quốc gia phản đối vụ thử hạt nhân của Triều Tiên Ngay sau khi Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần 5 vào hôm qua (9/9), nhiều quốc gia đã lên tiếng phản đối và ... |