TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN có thể đưa đến hòa bình ở Bán đảo Triều Tiên | |
Nga - Trung ủng hộ giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên |
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 19/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định, Bắc Kinh để ngỏ tất cả các nỗ lực dẫn tới việc giải quyết vấn đề trên một cách hòa bình, thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.
Theo người phát ngôn này, tuyên bố chung được ký vào ngày 19/9/2005 giữa Trung Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản trong vòng thứ 4 của cuộc đàm phán 6 bên, là tiến triển quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên thông qua đàm phán.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Ông Lục Khảng cũng cho rằng, các bên liên quan cần rút kinh nghiệm từ việc đạt được thỏa thuận này, trong đó có việc khẳng định cốt lõi của vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên là vấn đề an ninh mà chìa khóa nằm trong tay của Mỹ và Triều Tiên. Ngoài ra, ông nhấn mạnh những quan ngại của tất cả các bên liên quan cần được giải quyết một cách công bằng.
Hiện Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đề xuất trong đó hối thúc Triều Tiên ngừng tiến hành các chương trình thử tên lửa và hạt nhân của nước này để đối lấy việc Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự trên quy mô lớn. Trung Quốc cũng đề xuất cách tiếp cận 2 chiều, một mặt nhằm phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, mặt khác thiết lập một cơ chế hòa bình tại đây.
Cũng trong ngày 19/9, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon nhấn mạnh việc hợp tác kinh tế liên Triều đóng một vai trò quan trong trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức ở thủ đô Seoul, Bộ trưởng Cho cho rằng "Sáng kiến kinh tế mới trên Bán đảo Triều Tiên" có thể là một giải pháp cho vấn đề hạt nhân hiện nay tại đây, đồng thời nhấn mạnh các bên liên quan cần đẩy mạnh các nỗ lực để giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.
Theo sáng kiến, Hàn Quốc hướng tới việc cải thiện mối quan hệ với Triều Tiên thông qua hợp tác kinh tế tại 3 vùng kinh tế lớn, gồm vùng kinh tế tại vùng biển phía Đông, vùng kinh tế tại vùng biển phía Tây và một vùng thuộc khu vực phi quân sự (DMZ) phân chia 2 miền Triều Tiên.
Bộ trưởng Cho cho biết thêm, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thúc đẩy các nỗ lực nhất quán nhằm ngăn chặn tình trạng đối đầu hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung, từ đó xây dựng nền hòa bình.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Phó Đô đốc Phil Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ đồn trú tại căn cứ quân sự Yokosuka (Nhật Bản), đã nhất trí tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn để đối phó với các vụ thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên.
Trong cuộc gặp ở thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Onodera nhấn mạnh Nhật Bản và Mỹ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có thể cùng đối phó với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân lần 6 và bắn tên lửa đạn đạo, đe dọa tới an ninh Nhật Bản và Mỹ. Bộ trưởng Onodera cũng đề nghị Tướng Sawyer không để xảy ra lỗ hổng về mặt an ninh sau khi một loạt tàu chiến của Hải quân Mỹ, trong đó có các tàu được trang bị hệ thống Aegis để đối phó với tên lửa Triều Tiên, gặp tai nạn trong thời gian qua.
Về phần mình, Tư lệnh Hạm đội 7 khẳng định sẽ dốc sức để củng cố vững chắc quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, đồng thời cam kết sẽ phối hợp với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để ngăn chặn Triều Tiên không có thêm các hành động khiêu khích.
Trong diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho rằng việc cộng đồng quốc tế gia tăng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên có thể buộc nước này phải quay lại bàn đàm phán bất chấp việc Bình Nhưỡng cảnh báo chỉ tập trung củng cố chương trình hạt nhân của mình. Lý giải cho nhận định trên, bà Bishop đã dẫn ra những sự kiện trong quá khứ khi các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp đặt, Triều Tiên đều quay trở lại bàn đàm phán và đó "rõ ràng là một chiến lược chung”.
Mỹ để ngỏ giải pháp quân sự với Triều Tiên Ngày 18/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nói bóng gió về sự tồn tại các giải pháp quân sự đối với Triều ... |
Tây Ban Nha trục xuất Đại sứ Triều Tiên Ngày 18/9, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết đã yêu cầu Đại sứ Triều Tiên tại Madrid rời khỏi nước này trước ngày ... |
Nga phản đối giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên Thượng nghị sỹ Nga Konstantin Kosachev ngày 18/9 cho rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rằng giải pháp quân sự đối với ... |