Việt Nam nên nhìn vượt ra các thể chế khu vực

Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây thường mô tả Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược nhất trong các thể chế khu vực châu Á, theo ông Murray Hiebert. Tuy nhiên, bên cạnh sự chủ động trong các thể chế khu vực, việc thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ song phương cũng rất đáng chú trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh gửi thư chúc mừng ngành Ngoại giao
viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc Vượt thác ghềnh, ra biển lớn

Đánh giá của ông về cục diện khu vực châu Á và thế giới hiện nay cũng như các khuynh hướng và thể chế khu vực tại đây? Những yếu tố này có tác động như thế nào tới Việt Nam?

Châu Á hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, từ mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông cùng sự suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang gây ảnh hưởng lên toàn bộ khu vực; bên cạnh đó là vấn đề biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố từ Trung Đông đã và đang thách thức khu vực này. Hầu hết các thể chế khu vực xuất phát từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) đang gặp phải thách thức nghiêm trọng trong việc giải quyết những vấn đề này. ASEAN chưa thể đạt được sự đồng thuận trong phương cách đối phó với các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ít nhất, đến giờ, EAS là cơ chế có thể cho phép các quốc gia khu vực thảo luận nhiều hơn về những thách thức kể trên, tuy nhiên, nó lại không có công cụ giải quyết những vấn đề này.

viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc
Ông Murray Hiebert, cố vấn cấp cao và phó Giám đốc CSIS.

Việc Việt Nam tham gia những thể chế hiện hành này rất quan trọng. Tuy nhiên, Hà Nội không thể hy vọng điều đó có thể giúp khắc phục các thách thức khu vực. Việt Nam nên nhìn xa hơn các thể chế khu vực, tiến đến thắt chặt mối quan hệ song phương để tìm kiếm những hỗ trợ về ngoại giao từ các thế lực khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ .

Từ có thể miêu tả sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong vài thập kỷ qua là “đáng kinh ngạc”. Trong vài năm qua, Hà Nội đang ngày càng tích cực hơn trong các cấu trúc khu vực. Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây thường mô tả Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược nhất trong các thể chế khu vực châu Á.

Ấn tượng của ông về chính sách đối ngoại của Việt Nam trên phương diện song phương và đa phương? Những chính sách này mang lại thắng lợi gì cho Việt Nam?

Hiện có khá ít quốc gia phát triển tầm trung có được hoạt động ngoại giao năng động như Việt Nam. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã củng cố hợp tác an ninh với Nhật Bản, thắt chặt quan hệ kinh tế với Hàn Quốc và EU. Một trong những thành tựu lớn  của Việt Nam là bình thường hóa toàn diện hơn với Mỹ trong nhiều lĩnh vực như thương mại – với Hiệp định TPP, hợp tác quân sự, đối thoại chính trị, tăng cường trao đổi giáo dục và bảo vệ môi trường.

viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc

Murray Hiebert là cố vấn cao cấp và phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ). Trước khi làm việc cho CSIS, ông là giám đốc cao cấp về khu vực Đông Nam Á tại Phòng thương mại Mỹ .

Trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực, đơn cử như tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, Việt Nam rất tích cực tham gia vào công tác giải quyết các tranh chấp khu vực và bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc bắt đầu có những hành động quyết liệt hơn tại đây vào năm 2009. Hà Nội đã bắt đầu đóng vai trò chiến lược trong ASEAN và EAS, trong khi nhiều quốc gia có tiếng nói trong ASEAN như Thái Lan hay Indonesia đang bị phân tâm bởi các vấn đề trong nước.

Việt Nam cũng chủ động hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Hà Nội đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và an ninh với Nhật Bản, đặc biệt là xem xét tăng cường hợp tác về các vấn đề hàng hải (MDA). Trong hợp tác với Hàn Quốc, Việt Nam có những thành quả đặc biệt tích cực trong việc mở rộng quan hệ đầu tư, nhất là việc Hà Nội thu hút được nhà đầu tư lớn như Samsung. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mở rộng quan hệ ngoại giao với EU, nổi bật là ký Hiệp định EVFTA với Liên minh 28 quốc gia châu Âu này.

Có rất ít quốc gia trên thế giới gần đây có được sự thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ song phương với Việt Nam như Mỹ. Hai quốc gia đã mở rộng đáng kể các mối quan hệ kinh tế, nổi bật là việc Việt Nam tham gia TPP, trao đổi chính trị, hợp tác quân sự và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong hợp tác giáo dục, đối phó vấn đề biến đổi khí hậu.

Trung Quốc, một đồng minh - láng giềng thân cận nhưng lại gây áp lực đáng kể đối với Việt Nam ở Biển Đông trong sáu năm qua. Tuy nhiên, Hà Nội đã tìm cách duy trì một mối quan hệ đa dạng trên nhiều phương diện với thế lực hàng đầu thế giới này.

Theo ông, Ngoại giao Việt Nam nên tập trung vào những phương diện gì trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai?

Tại thời điểm này, thách thức an ninh và ngoại giao lớn nhất của Việt Nam là vấn đề Biển Đông với sự quyết đoán hơn của Trung Quốc. Việt Nam cần tiếp tục chủ động trong các diễn đàn quốc tế như ASEAN, ARF, EAS, Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần duy trì các biện pháp chống lại áp lực từ người hàng xóm phương Bắc thông qua việc mở rộng quan hệ an ninh - kinh tế với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ và EU.

Xin cảm ơn ông!

viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc Nghiên cứu chiến lược trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo và tham mưu chiến lược của ngành Ngoại giao là một trong những nhiệm vụ ...

viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc Phát huy vai trò kết nối

Đến Việt Nam từ năm 1992 từ khi còn là nhà ngoại giao trẻ, đó là cơ duyên để ông Giles Lever trở lại mảnh ...

viet nam nen nhin vuot ra cac the che khu vuc Vai trò then chốt trong kiến trúc thể chế hiện đại

Tôi đã có vinh dự là Đại sứ Pháp tại Việt Nam từ tháng 3/1989 tới mùa xuân năm 1993, một giai đoạn quan trọng ...

Minh Tuấn (thực hiện)

Đọc thêm

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động