Với AID, Indonesia tăng ảnh hưởng ngoại giao hay 'né' chỉ trích quốc tế?

Minh Nhật
TGVN. Việc Indonesia thành lập quỹ chuyên trách viện trợ nước ngoài, tập trung vào các nước khu vực Thái Bình Dương đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều khi cho rằng nước này lợi dụng viện trợ để xoa dịu những chỉ trích của quốc tế liên quan đến vấn đề độc lập của Papua.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te Indonesia: Tìm thấy hàng chục thi thể trong vụ tấn công ở Papua
voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te Động đất, sóng thần ở Indonesia: Các nguồn viện trợ tiếp tục đổ về Palu
voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te
Phó Tổng thống Jusuf Kalla (giữa) cùng các quan chức Indonesia trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế của Indonesia. (Nguồn: Jakarta Post)

Cơ quan Kế hoạch Phát triển Quốc gia và Bộ Tài chính Indonesia vừa mới thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế (AID) của Indonesia. Với ngân sách ban đầu khoảng 212 triệu USD, AID sẽ viện trợ một số quốc gia nhỏ để phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề tị nạn, xung đột sắc tộc… Theo Phó Tổng thống Jusuf Kalla, "đây là bước đi rất quan trọng" bởi "nền kinh tế của chúng ta tiếp tục mở rộng. Chúng ta hiện là một phần của G20. Chúng ta cần phải giúp đỡ các quốc gia khác".

60 triệu USD mỗi năm

AID ra mắt trong bối cảnh Jakarta đang vấp phải chỉ trích của quốc tế liên quan đến cáo buộc của người dân Papua cho rằng cảnh sát đã lạm dụng bạo lực đối với người biểu tình. Thậm chí, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 ở New York, một số quốc gia Thái Bình Dương đã kêu gọi cần phải có một cuộc điều tra làm rõ cáo buộc này.

Phủ nhận việc thành lập AID là nhằm xoa dịu những chỉ trích quốc tế, ông Cecep Herawan – Tổng Giám đốc Thông tin và Ngoại giao Công chúng, Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định, việc thành lập cơ quan này không liên quan gì đến vấn đề độc lập ở Papua. Ý tưởng thành lập một cơ quan chuyên trách về viện trợ cho các quốc gia được hình thành từ 2016, rất lâu trước khi tình trạng bất ổn lan rộng, châm ngòi cho các cuộc kêu gọi độc lập ở Papua.

Trong năm nay, Indonesia đã cấp viện trợ cho 5 quốc gia Thái Bình Dương gồm Nauru, Tuvalu, Quần đảo Solomon, Kiribati và Fiji để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và 2 quốc gia ngoài khu vực này là Myanmar và Philippines.

Ông Herawan cho biết, các nước thuộc Thái Bình Dương và Nam Á sẽ là ưu tiên trong chương trình viện trợ của Indonesia, một phần trong chiến lược “đưa các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau hơn” của Indonesia.

Trong buổi lễ ra mắt, Chính phủ Indonesia đã công bố kế hoạch sẽ dành khoảng 1 tỷ USD vào AID vào năm 2021. Hàng năm, nước này sẽ viện trợ khoảng 60 triệu USD cho các quốc gia nghèo ở khu vực Thái Bình Dương.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Indonesia có hơn 72 triệu người trong tổng số gần 270 triệu người vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Hàng năm, Indonesia vẫn nhận viện trợ từ Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, Mỹ, Singapore và WB. Năm 2019, Indonesia là quốc gia nhận viện trợ lớn thứ 2 trong danh sách viện trợ của Australia.

Việc Indonesia viện trợ cho các quốc gia khu vực Thái Bình Dương đặt ra câu hỏi, liệu Indonesia có nên tập trung trước hết vào việc nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là người dân nghèo ở khu vực nông thôn?

Công cụ ngoại giao quý giá

voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng AID giúp gia tăng sự tham gia của Indonesia trong thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. (Nguồn: AFP)

Phát biểu trong buổi lễ ra mắt, Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi khẳng định: “AID là một công cụ quý giá cho ngoại giao Indonesia mà chúng tôi có thể sử dụng để tăng sức ảnh hưởng trên trường quốc tế”.

Bà Retno cho biết, AID sẽ cung cấp viện trợ cho các nước nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng nhân đạo… Bằng cách đó, nền kinh tế G20 có thể các nước khác giúp giảm nghèo đói và bất bình đẳng. “Việc này sẽ làm gia tăng sự tham gia của Indonesia trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Trong năm tới, khi quỹ này đạt 283 triệu USD, Chính phủ Trung ương sẽ trao quyền quản lý và quyết định quốc gia nào sẽ nhận viện trợ từ AID cho Bộ Ngoại giao. “Điều đó sẽ giúp vị thế ngoại giao Indonesia ngày càng được củng cố”, ông Herewan nhấn mạnh.

Các cơ quan giám sát Chính phủ cho rằng, việc thành lập Quỹ này có thể giúp Indonesia giành được thiện cảm của một số quốc gia trong khu vực. Theo ông Andreas Harsono – một nhà nghiên cứu cao cấp về Theo dõi Nhân quyền cho rằng, Indonesia có “toan tính” trong việc thành lập Quỹ AID và tập trung viện trợ cho các nước Thái Bình Dương.

“Thật khó để tin rằng AID được thành lập không nhằm mục đích ‘lôi kéo’ thiện cảm của các nước trong khu vực Thái Bình Dương”, ông nói.

Bằng chứng là vào tháng trước, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Solomon, Nauru và Tuvalu là ba quốc gia đã lên tiếng phủ nhận lại những gì đã xảy ra tại Papua. Thật trùng hợp, trước đó, ba quốc gia này đã nhận viện trợ từ Indonesia.

Tuy nhiên, ông Andreas Harsono nhấn mạnh, dù Indonesia có thể giành ảnh hưởng với một số quốc gia Thái Bình Dương, nhưng chính quyền các quốc gia này cũng cần phải có những động thái giúp xoa dịu người dân khi tình trạng bạo lực, phân biệt sắc tộc, hủy hoại môi trường ở Papua diễn ra mạnh mẽ.

“Chúng ta sẽ thấy AID hiệu quả như thế nào đối với các chương trình nghị sự của Indonesia”, ông nói thêm.

Giáo sư Hikmahanto Juwana, Đại học Indonesia đánh giá: “Nếu nhìn vào Trung Quốc, họ đã thành công trong việc dùng các chương trình viện trợ quốc tế để giành ảnh hưởng tại khu vực, phục vụ cho chương trình nghị sự về chính trị và đối ngoại của họ. Indonesia sẽ phải bắt đầu và đi một chặng đường dài để có thể thành công như Trung Quốc”.

Chuyên gia quan hệ quốc tế này nói thêm, Trung Quốc và Ấn Độ cũng từng là những nhà tài trợ trong khi vẫn nhận viện trợ.

Không loại trừ khả năng tranh cãi trong việc Indonesia viện trợ cho các nước Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo Giáo sư Juwana, nếu Indonesia thật sự giúp các nước này phát triển, mang lại lợi ích cho người dân, thì những tranh cãi đó sẽ được chấm dứt.

voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te UNICEF lo ngại thiếu hụt nguồn tài trợ cho các chương trình cứu trợ trẻ em

TGVN. Ngày 22/10, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết hàng triệu trẻ em sống tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi ...

voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te Indonesia: Lo ngại có biểu tình quy mô lớn, Đại sứ quán Mỹ ban hành cảnh báo an ninh

Đại sứ quán Mỹ tại Jakarta đã ban hành một cảnh báo an ninh ngay trước khi Indonesia công bố kết quả bầu cử tổng ...

voi aid indonesia tang anh huong ngoai giao hay ne chi trich quoc te ​Indonesia: Hơn 30 công nhân thiệt mạng trong vụ tấn công đẫm máu tại Papua

Cảnh sát Indonesia cho biết trong hai ngày 2 và 3/12, tại tỉnh Papua của nước này đã xảy ra vụ tấn công đẫm máu ...

(theo CNA, Reuters)

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động