Cuộc chiến “mới mà cũ” tại Trung Đông

Trong bối cảnh mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng dần hạ nhiệt, cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa Riyadh và Tehran lại tiếp tục nóng lên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc chien moi ma cu tai trung dong Ngoại trưởng Mỹ và Ai Cập điện đàm về tình hình Trung Đông
cuoc chien moi ma cu tai trung dong Khẳng định vai trò tại Trung Đông

Khác biệt tôn giáo (Hồi giáo Shiite và Hồi giáo Sunni) đến lợi ích chính trị, kinh tế trong khu vực vẫn là các yếu tố chính đẩy Saudi Arabia và Iran, hai quốc gia lớn nhất tại Trung Đông vào cuộc cạnh tranh ảnh hưởng trong nhiều năm qua.

Điểm nóng Beirut

Trong vài tuần qua, Lebanon trở thành “chiến trường” mới nhất của hai nước. Một bên là Chính phủ của Tổng thống Lebanon Michel Aoun, do phong trào Hezbollah thân Iran hậu thuẫn. Phía bên kia “chiến tuyến” là Thủ tướng nước này Saad Hariri, người có mối quan hệ gần gũi với Saudi Arabia.

cuoc chien moi ma cu tai trung dong
Một trong những thách thức cho Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman khi nắm quyền là vấn đề Iran. (Nguồn: AP)

Một năm sau khi hai bên cam kết thành lập Chính phủ ngày 31/10/2016, hướng tới “sự hòa hợp dân tộc” và xoa dịu sự thù địch chính trị đang cản trở tiến bộ của đất nước, hòa bình lại bên bờ vực đổ vỡ. Ngày 4/11, dưới áp lực từ phía Saudi Arabia,

Thủ tướng Lebanon Hariri đã tuyên bố từ chức, phá vỡ chính quyền liên minh của Lebanon, gồm nhiều Bộ trưởng và thành viên Chính phủ từ Hezbollah.

Thật vậy, Riyadh hy vọng rằng động thái này sẽ khiến cho ảnh hưởng của Tehran tại Beirut bị suy giảm. Ông Raphaël Lefèvre, học giả tại Trung tâm Carnegie về vấn đề Trung Đông, nhận định: “Saudi Arabia nghĩ rằng khi nội các Lebanon bị giải thể, Hezbollah và đồng minh sẽ phải từ bỏ các vị trí quan trọng trong Chính phủ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra”. Trên thực tế, động thái này chỉ càng làm cho người dân Lebanon đứng về phía Thủ tướng Hariri, đồng thời tăng cường vai trò của Hezbollah trong những bất ổn vừa qua.

Sau cuộc chiến tại Syria, uy tín của phong trào Hezbollah thân Iran ở Lebanon đã lên tới đỉnh điểm. Vào thời điểm mà an ninh quốc gia bị đe dọa, Hezbollah đã liên minh với Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad và tiến hành nhiều đợt tấn công nhằm vào tổ chức IS và đẩy lùi lực lượng nổi dậy ra khỏi địa bàn lân cận. Còn tại Beirut, Hezbollah chỉ chiếm 11/128 ghế tại Quốc hội, nhưng lại giành được sự ủng hộ của Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội, hai nhân vật then chốt trong bộ máy chính trị.

Trong bối cảnh như vậy, việc Thủ tướng Saad Hariri từ chức chỉ như chất xúc tác cho sự lớn mạnh của Hezbollah. Do đó, nhân ngày Quốc khánh Lebanon (22/11), ông đã đảo ngược quyết định của mình, tuyên bố trì hoãn từ chức và tiến hành hội đàm với Tổng thống Michel Aoun vào ngày 28/11 trên truyền hình. Dẫu vậy, việc vị Thủ tướng theo dòng Sunni “xuống nước”, thay vì duy trì lập trường cứng rắn, cho thấy Saudi Arabia đã mất đi lợi thế trước Iran trong bàn cờ chính trị tại Lebanon.

Không cân sức

Ngoài ra, Beirut không phải là nơi duy nhất Riyadh đang gặp bất lợi trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng với Tehran.

Tại Syria, sự hỗ trợ của Iran về mặt tiền bạc, nhân lực cùng trang thiết bị cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì chế độ này. Bên cạnh đó, nguồn lực của Tehran đã kích thích tinh thần chiến đấu của lực lượng dân quân, giúp quân đội Assad dễ dàng chiêu quân đánh bại IS. Thành công trên tương phản với nỗ lực của Saudi Arabia, khi lực lượng nổi dậy do nước này hậu thuẫn ngày càng trở nên mất phương hướng.

Ở Iraq, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) thân Iran đang phát triển thành một nhánh quân đội lớn mạnh và độc lập, với con số lên tới 120.000 người. Đáng chú ý, nhiều binh lính trong số này sau đó đã gia nhập vào lực lượng quân đội chính quy và được huấn luyện bởi các chuyên gia quân sự Mỹ. Còn tại Baghdad, đảng cầm quyền Hồi giáo Dawa và tổ chức Badr kiểm soát Bộ Nội vụ vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với Tehran.

Trong khi đó, những kỳ vọng của Saudi Arabia vào chuyến thăm của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hồi tháng 10 vừa qua đã không thành hiện thực. Bất chấp việc đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Iraq tới Riyadh trong 25 năm qua, quan hệ hai bên chưa đạt được nhiều tiến triển đáng kể mà chỉ là vài cam kết hỗ trợ về mặt tài chính.

Ngay cả ở Yemen, nơi Saudi Arabia trực tiếp can thiệp quân sự, kết quả cũng không mấy khả quan. Lực lượng Houthi và đồng minh, dưới sự hỗ trợ của Iran, chưa thể kiểm soát hoàn toàn khu vực chiếm đóng, trong đó có eo biển chiến lược Bab el-Mandeb. Trong khi đó, Riyadh đang sa lầy trong một cuộc chiến tốn kém, khi viện trợ của Iran cho lực lượng nổi dậy tại Yemen là không đáng kể. Những lời chỉ trích, tố cáo Iran đứng sau vụ phóng tên lửa nhắm vào Saudi Arabia cũng không thể gỡ gạc lại thể diện cho Quốc vương Salman.

Thậm chí, cấm vận mà phía Saudi Arabia và ba nước vùng Vịnh khác áp đặt lên Qatar không khiến Doha từ bỏ quan hệ ngoại giao với Tehran. Có thể nói rằng bên cạnh chính sách ngoại giao độc lập, lợi ích đến từ việc bang giao với Iran là lý do khiến cho Qatar từ chối “cúi mình” trước sự bao vây của các nước.

Trong bối cảnh đó, việc Thái tử Mohammed Bin Salman lên nắm quyền có thể sẽ là luồng gió mới, xoay chuyển tình thế của Saudi Arabia trong cuộc chiến giành ảnh hưởng với Iran trong khu vực. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi Thái tử Mohammed Bin Salman phải nỗ lực không ít để có thể khôi phục vị thế và ảnh hưởng của Saudi Arabia tại khu vực Trung Đông luôn nóng bỏng này.

cuoc chien moi ma cu tai trung dong EU cam kết tăng cường hỗ trợ người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông

Ngày 15/11, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 16 nước thành viên cam kết đón khoảng 34.400 người tị nạn trực tiếp từ các ...

cuoc chien moi ma cu tai trung dong Mỹ rút khỏi JCPOA: Quyết định thay đổi cục diện Trung Đông

Thỏa thuận hạt nhân của Iran với các nước P5+1 (JCPOA) được ký kết hồi tháng 7/2015 có thể sẽ lùi vào quá khứ chỉ ...

cuoc chien moi ma cu tai trung dong Lãnh đạo Mỹ, Israel thảo luận về tình hình Trung Đông

Tối 18/9 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bên lề Khóa họp 72 Đại Hội đồng ...

Minh Vương (tổng hợp)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động