Afghanistan: Trung Quốc trước lựa chọn mới

Đức Khải
Việc Mỹ ngậm ngùi rút khỏi Afghanistan sau cuộc chiến 20 năm sẽ để lại khoảng trống chiến lược cho nhiều “ông lớn”, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng ở một xứ sở vốn khốc liệt như Afghanistan, sẽ không chỉ có niềm vui cho những người thay thế Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việc Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ để lại khoảng trống chiến lược cho nhiều nước lớn, trong đó có Trung Quốc. (Nguồn: CNBC)
Việc Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ để lại khoảng trống chiến lược cho nhiều nước lớn, trong đó có Trung Quốc. (Nguồn: CNBC)

Sau vụ tấn công tàn khốc ngày 11/9, Mỹ bắt đầu đưa quân đến Afghanistan nhằm tiêu diệt khủng bố và dựng lên một chính quyền thân Mỹ. Nhưng nước Mỹ đã quên rằng, Afghanistan bí ẩn và khốc liệt đã từng là tử địa cho các siêu cường trong lịch sử, từ Alexandar Đại đế đến đế chế Anh rồi Liên Xô và giờ đây là Mỹ.

Lợi mới lo cũ

Việc Mỹ sa lầy tại Afghanistan hơn hai thập niên có thể là kịch bản mà Trung Quốc và một vài quốc gia khác vừa muốn kéo dài lại vừa muốn kết thúc. Trung Quốc muốn kéo dài để “nhường” sự ác liệt ở Afghanistan cho Mỹ và đồng minh nhằm rảnh chân tập trung vào hạn chế sự lớn mạnh của các nhóm khủng bố vốn “ghét” Bắc Kinh, thuận lợi cho việc triển khai Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Nhưng mở rộng BRI qua Afghanistan thì nỗi lo lớn nhất của Trung Quốc lại là an ninh, là các nhóm thánh chiến ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Việc giữ chân Mỹ và đồng minh tại Afghanistan đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc về nhiều mặt, cho phép Trung Quốc mở rộng BRI tới khu vực bộ lạc Balochistan của Pakistan và khu vực Trung Á và giảm thiểu áp lực khủng bố từ các phần tử thánh chiến.

Nhưng giờ đây, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ tạo điều kiện cho Taliban và các nhóm thánh chiến có không gian hoạt động rộng hơn, hồi sinh sức mạnh nhanh hơn. Taliban tuyên bố đã chiếm được hơn 85% lãnh thổ Afghanistn chỉ trong vòng 60 ngày từ khi Mỹ rút quân.

Điều này khiến Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng bố cao hơn và phải tính lại kế hoạch Afghanistan hậu Mỹ.

Nhóm ly khai Baloch và Sindhi ở Pakistan đã gia tăng tấn công vào lợi ích Trung Quốc, đặc biệt là các dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) – dự án trọng điểm của BRI ở Nam Á, thậm chí tấn công cả Đại sứ Trung Quốc tại Pakistan khi ông này đi thị sát CPEC tại tỉnh Balochistan.

Thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Turkestan cũng đã bắt đầu chuyển các chiến binh Duy Ngô Nhĩ từ tỉnh Idlib của Syria đến sát Tân Cương.

Thế chân vạc mới

Một trong những hạn chế trong quan hệ Trung Quốc - Afghanistan là chưa có kết nối đường bộ. Nếu giữa hai nước có kết nối như vậy thì tình hình chính trị và an ninh hiện nay ở Afghanistan đã khác rất nhiều và phong trào cánh tả ở Afghanistan vốn nghiêng về Trung Quốc cũng đã không biến mất từ những năm 1980. Mỹ có thể cũng không bị cầm chân ở Afghanistan lâu như vậy.

Tuy Trung Quốc và Afghanistan có chung đường biên giới dài trên 74 km nhưng chỉ có thể kết nối qua con đèo duy nhất ở độ cao 5.000 mét là Wakhjir. Tuy nhiên, đèo Wakhjir lại không phải là một điểm giao cắt chính thức và không có đường dẫn từ phía Afghanistan cho dù đây là một phần của Con đường Tơ lụa.

Để chuẩn bị cho một Afghanistan hậu Mỹ, Bắc Kinh đã bắt đầu mở rộng BRI trên lãnh thổ Afghanistan với sự hậu thuẫn của Pakistan. Chính phủ Afghanistan cũng đã nhanh chóng làm một con đường dài 50 km, trị giá 5 triệu USD trên địa hình gồ ghề để lần đầu tiên kết nối được với Trung Quốc bằng đường bộ.

Tin liên quan
Tình hình Afghanistan: Nga kêu gọi hành động trước khi quá muộn, Trung Quốc nên nghĩ về vai trò của mình? Tình hình Afghanistan: Nga kêu gọi hành động trước khi quá muộn, Trung Quốc nên nghĩ về vai trò của mình?

Afghanistan ban đầu không nằm trong BRI do lo ngại về an ninh. Nhưng giờ đây, Bắc Kinh đã có thể mở rộng BRI đến Afghanistan thông qua CPEC với sự hậu thuẫn của Pakistan. Năm 2016, Trung Quốc và Afghanistan đã ký thỏa thuận về ba lĩnh vực mà Afghanistan có lợi thế đặc biệt cho BRI là vận chuyển hàng hóa, năng lượng và dữ liệu số.

Đến nay, hai bên đã thực hiện một số dự án như Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, Dự án Vận tải Đường sắt đặc biệt Trung Quốc - Afghanistan, hành lang hàng không Kabul - Urumqi… Thủ lĩnh Taliban gần đây cũng tuyên bố có quan hệ tốt với Bắc Kinh, hoan nghênh Trung Quốc đầu tư vào Afghanistan và sẵn sàng đàm phán, đảm bảo an ninh cho các lợi ích của Trung Quốc.

Sức hấp dẫn của Afghanistan

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, khi Afghanistan kết nối trực tiếp với Trung Quốc, mối quan hệ chính trị giữa Kabul với Bắc Kinh cũng sẽ được cải thiện. Khi đó, môi trường an ninh và ổn định chính trị ở Afghanistan sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Afghanistan với chỉ khoảng 1,19 tỷ USD nhưng con số này sẽ tăng gấp ba mỗi năm nếu an ninh được bảo đảm.

Afghanistan là quốc gia giàu tài nguyên được ước tính có giá trị trên ba nghìn tỷ USD. Các tài nguyên này có thể trở thành nguồn FDI lớn và đóng góp đáng kể như một nguồn nguyên liệu lớn cho tất cả các thành viên BRI. Afghanistan có vị trí địa chính trị nằm giữa Nam Á, Trung Á, Trung Quốc và Trung Đông, có thể liên kết tất cả các khu vực này và đặc biệt thuận lợi trong vận chuyển từ Trung Á giàu năng lượng sang Nam Á nghèo năng lượng.

Nhưng để có được những lợi thế đó, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt về an ninh bởi khi ảnh hưởng của Taliban lớn mạnh trở lại, có thể Bắc Kinh sẽ phải đương đầu với những cuộc tấn công của Taliban và các phong trào Hồi giáo cực đoan khác.

Tình hình Afghanistan: Taliban ‘tung’ đề nghị lớn

Tình hình Afghanistan: Taliban ‘tung’ đề nghị lớn

Ngày 15/7, nhà đàm phán của chính phủ Afghanistan Nader Nadery cho biết, lực lượng Taliban đã đề xuất ngừng bắn 3 tháng, đổi lại ...

Tình hình Afghanistan nguy hiểm, Mỹ mở đường tháo chạy cho các đồng minh

Tình hình Afghanistan nguy hiểm, Mỹ mở đường tháo chạy cho các đồng minh

Ngày 14/7, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết, các chuyến bay di tản những người Afghanistan xin cấp thị thực ...

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn nhé!
Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam tại vòng tứ kết U23 châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4.
Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Tôi được biết phim Lật mặt 7 là phim loại K, vậy thì phim loại K là phim gì và bao nhiêu tuổi mới được xem phim Lật mặt 7? ...
Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Burnley tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Truyền thông Anh cho biết, tiền vệ trẻ của Real Madrid đang nổi Jude Bellingham yêu người mẫu Hà Lan hơn 5 tuổi Laura Celia Valk.
Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda EZ-6 tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024, mẫu xe điện này sẽ thay thế Mazda 6 tại thị trường ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động