Bấp bênh một số phận, mong manh một chính sách

Tình hình chính trị xứ sở kim chi hiện không bình lặng, cương vị Tổng thống của bà Park Geun-hye bấp bênh hơn bao giờ hết. Điều này khiến tương lai chính sách “ngoại giao trung cường” mà bà Park vô cùng tâm huyết trở nên mong manh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach Hàn Quốc: Quốc hội kéo dài điều trần Tổng thống
bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach Hàn Quốc: Biểu tình đòi phế truất Tổng thống ngay lập tức

Nỗ lực và hy vọng

“Ngoại giao trung cường” là một khái niệm ngoại giao phổ biến của Hàn Quốc, đặc biệt dưới thời Tổng thống Park Geun-hye và đã trở thành một chiến lược ngoại giao thúc đẩy mối quan hệ song phương và đa phương của Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Các chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Park ra nước ngoài với những hoạt động ngoại giao ấn tượng chính là những nỗ lực nhằm hiện thực hóa chính sách “ngoại giao trung cường”. Tháng 5/2013, trong chuyến thăm Mỹ, Tổng thống Park đã đề xuất xây dựng một công viên quốc tế trên đường giới tuyến với miền Bắc như một phần của sáng kiến hòa bình nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực. Bà Park mô tả đề xuất này như một phần của ý tưởng "trustpolitik" (chính sách xây dựng lòng tin) mà bà đã đề ra trước cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc như một con đường mới để giải quyết cuộc xung đột đã kéo dài sáu thập kỷ.

Tháng 4/2015, Tổng thống Park đã có chuyến công du tới các nước Mỹ Latin như Brazil, Colombia, Peru và Chile. Tháng 12/2015, lần đầu tiên bà Park tham dự Hội nghị thượng đỉnh giữa Hàn Quốc và Nhóm 4 nước Trung tâm châu Âu (Visegrad Group, V4) bao gồm Czech, Hungary, Ba Lan và Slovakia tại thành phố Prague, Czech.

Đặc biệt, chính sách “ngoại giao trung cường” được thể hiện rõ nét qua chuyến thăm tới Iran của Tổng thống Park vào tháng 5/2015 nhằm tăng cường mối quan hệ với Iran, một đồng minh của Triều Tiên.

bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach
 Hình ảnh Tổng thống Park mặc trang phục Hijab của người Hồi giáo cho thấy sự cởi mở của Hàn Quốc đối với cộng đồng Hồi giáo. (Nguồn: Yonhap)

Trong chuyến thăm, Tổng thống Park đã gợi nhớ lại những ảnh hưởng của cha bà – cố Tổng thống Park Chung-hee đối với Iran, từ đó làm ấm lên quan hệ với nước chủ nhà. Bà cũng đưa đến Iran một số dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời sử dụng sức mạnh mềm để giành lấy thiện chí từ người Iran.

Cụ thể, hình ảnh Tổng thống Park mặc trang phục Hijab của người Hồi giáo cho thấy sự cởi mở của Hàn Quốc đối với cộng đồng Hồi giáo, giúp Seoul củng cố hình ảnh ngoại giao của mình ở khu vực Trung Đông. Những nỗ lực đó cho thấy mong muốn của Seoul là mở rộng quan hệ ngoại giao với những trung cường khác, từ đó có thể vươn xa tầm khu vực và quốc tế. Năm 2016, chính sách “ngoại giao trung cường” của bà Park càng được đẩy mạnh trong chương trình nghị sự với mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành đối tác chủ chốt của những cường quốc toàn cầu.

Có thể nói, với vai trò người đứng đầu đất nước đi lên từ Kỳ tích sông Hàn, Tổng thống Park đã có nhiều sáng kiến nhằm thực hiện hiệu quả nhất chính sách “ngoại giao trung cường”. Nổi bật là Sáng kiến Á-Âu nhằm thành lập một mạng lưới năng lượng và logistics từ Hàn Quốc, Nga, Trung Á và tới châu Âu; Sáng kiến “Hợp tác hòa bình khu vực Đông Bắc Á” (NAPCI) nhằm khắc phục một nghịch lý ở châu Á rằng các nước có sự phụ thuộc cao lẫn nhau về mặt kinh tế nhưng có mức độ thấp về niềm tin lẫn nhau và hợp tác chính trị; Sáng kiến Nhóm MIKTA gồm năm nước Hàn Quốc, Mexico, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia với tham vọng trở thành một diễn đàn của các nước tầm trung để bàn luận về các vấn đề toàn cầu.

Khó được duy trì

Những tháng cuối năm 2016, tình hình chính trị xứ sở kim chi không bình lặng trước bê bối của Tổng thống Park và nhiệm kỳ của bà cũng có thể phải kết thúc sớm. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách “ngoại giao trung cường” của bà Park cũng sẽ có cùng số phận.

Mặc dù mọi nỗ lực đã được thể hiện rõ ràng nhưng thành công trên mặt trận đối ngoại của Hàn Quốc vẫn còn khá xa vời. Với những căng thẳng trong quan hệ với Triều Tiên, Sáng kiến Á - Âu, “trustpolitik” và NAPCI đều phải đối mặt với khó khăn ngay từ khi mới bắt đầu. Chính quyền mới của Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn liệu rằng có nên tiếp tục đẩy mạnh “ngoại giao trung cường” hay không khi chính sách này đã trở thành một “điệp khúc” dưới chính quyền Tổng thống Park, hầu như không có bài phát biểu đối ngoại nào của các quan chức mà không nhắc tới “bản sắc” này của Seoul.

bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach
Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua đề xuất luận tội Tổng thống Park Geun-hye với 234/300 phiếu tán thành. Nhà lãnh đạo này đã xin lỗi toàn thể nhân dân Hàn Quốc vì để xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, đồng thời kêu gọi chính phủ tiếp tục lưu tâm tới các vấn đề kinh tế và an ninh quốc gia (Nguồn: EPA)

Với mong muốn tạo ra sự khác biệt, Tổng thống kế nhiệm cũng có thể sẽ không duy trì “di sản” với những thành quả chưa rõ ràng từ chính sách “ngoại giao trung cường” của bà Park. Các chính phủ mới luôn nỗ lực tìm ra phong cách đối ngoại riêng nhằm phân biệt với người tiền nhiệm.

Sự thay đổi chính sách trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Á là một ví dụ. Dưới thời Tổng thống Roh Moo-hyun, Hàn Quốc đã đưa ra Sáng kiến “Trung Á toàn diện”, song dưới thời Tổng thống Myung-bak, sáng kiến này được đổi thành Sáng kiến “châu Á mới” và dưới thời Tổng thống Park Geun-hye, Sáng kiến Âu – Á ra đời. Mặc dù chỉ là “bình mới rượu cũ” với mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại của Seoul với các nước Trung Á nhưng các nhà lãnh đạo vẫn muốn đưa ra một chính sách mang dấu ấn riêng.

Một ví dụ khác, năm 2010, Tổng thống Lee Myung-bak đã đưa ra Sáng kiến tăng trưởng xanh toàn cầu và coi đây như là một chính sách nhằm đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm toàn cầu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Mặc dù đây là sáng kiến quan trọng và có tiềm năng nhưng khi lên nắm quyền, với mong muốn thể hiện sự khác biệt với chính quyền trước, Tổng thống Park đã xóa bỏ sáng kiến này. Có thể, MIKTA cũng sẽ có một số phận tương tự trong tay chính quyền tiếp theo của Hàn Quốc.

Như vậy, tương lai của chính sách “ngoại giao trung cường” của bà Park khá mong manh. Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi nhưng không thể phủ nhận nó đã giúp nền đối ngoại Seoul chứng kiến sự ấm lên trong quan hệ với nhiều quốc gia mà các chính quyền trước khó có thể làm được.

bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach Hàn Quốc: Cựu chủ tịch đảng Saenuri rút khỏi đảng cầm quyền

Ngày 2/1, Cựu Chủ tịch đảng Saenuri cầm quyền ở Hàn Quốc, Nghị sỹ Lee Jung-hyun đã rút khỏi đảng để nhận trách nhiệm về ...

bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach 2017: Hàn Quốc hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế còn 2,6%

Chính phủ Hàn Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2017, từ 3% xuống còn 2,6%, do dự đoán sự phục ...

bap benh mot so phan mong manh mot chinh sach Hàn Quốc: Tòa án Hiến pháp chính thức xem xét vụ luận tội Tổng thống

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 27/12 thông báo sẽ bắt đầu chính thức xem xét vụ luận tội Tổng thống Park Geun-hye vào ...

Hằng Phạm (theo the Diplomat, Korea Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động