Bước đi khôn khéo của Thủ tướng Nhật Bản

Quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 22/10 của Thủ tướng Shinzo Abe được cho là sẽ giúp nhà lãnh đạo Nhật Bản một lần nữa giành chiến thắng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
buoc di khon kheo cua thu tuong nhat ban Bầu cử Hạ viện Nhật Bản bước vào chiến dịch vận động tranh cử
buoc di khon kheo cua thu tuong nhat ban Thủ tướng Nhật Bản giải tán Hạ Viện

Nhiều nhà phân tích cho rằng Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe sẽ dễ dàng tiếp tục một nhiệm kì mới.

Thời cơ thuận lợi

Mọi thứ đang ủng hộ ông Abe. Sau những rắc rối chính trị và tỷ lệ ủng hộ chạm đáy hồi tháng Bảy, nội các mới của Thủ tướng Shinzo Abe đã khôi phục lại niềm tin nơi người dân. Các vị trí chủ chốt như Ngoại trưởng Taro Kono và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cũng giành được nhiều sự ủng hộ từ công chúng.

Cùng với đó, ông Shinzo Abe cũng thực hiện những thay đổi trong nội bộ ban lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) nhằm hướng tới xây dựng một chính quyền ổn định và đặt nền móng vững chắc trong việc thực hiện những chính sách nếu tái đắc cử trong nhiệm kỳ tới.

buoc di khon kheo cua thu tuong nhat ban
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng những người ủng hộ tại Fukushima. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, dưới tài lèo lái của vị "thuyền trưởng" Shinzo Abe, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi và tăng trưởng liên tục. Tiếp tục Chính sách Abenomics, sửa đổi Hiến pháp, phát triển nguồn nhân lực, cải cách lao động, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Triều Tiên là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của đương kim Thủ tướng Abe và đảng LDP.

Theo một cuộc khảo sát của tờ Yomiuri Shimbun từ ngày 8 – 10/9, có 50% số người được hỏi ủng hộ Thủ tướng đương nhiệm, trong khi chỉ có 39% phản đối. Nhiều chuyên gia nhận định tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên đang diễn biến phức tạp là cơ hội thuận lợi để ông Abe thể hiện khả năng lãnh đạo của mình. Lập trường cứng rắn nhằm gia tăng sức ép của ông Abe đối với vấn đề khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên cũng mang lại sự đồng tình của không ít cử tri.

Trong khi đó, nội bộ của phe đối lập lại liên tiếp gặp nhiều bất ổn và không giành được nhiều thiện cảm từ công chúng. Cũng trong cuộc khảo sát của Yomiuri Shimbun, ứng cử viên của đảng này, cựu Ngoại trưởng Seiji Maehara chỉ giành được 33% sự ủng hộ và khó có thể làm nên điều kì diệu trong cuộc bầu cử sắp tới.

Ngay cả người được coi là đối thủ chính trị lớn nhất của ông Abe, Thị trưởng thành phố Tokyo Yuriko Koike cũng đã tuyên bố rút lui ngày 10/10. Đảng của Hy vọng do bà thành lập thì phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ ủng hộ liên tục giảm sút, từ mức 29% ngày 3/10 xuống chỉ còn 13% một tuần sau đó.

Bởi vậy có thể nói, việc Thủ tướng Shinzo Abe tiến hành giải tán Hạ viện vào ngày 29/9 nhằm tạo khoảng trống chính trị cho cuộc bầu cử sắp tới là một bước đi táo bạo nhưng đúng đắn. Bản thân ông Abe cũng nhận định: “Một cuộc bầu cử trong hoàn cảnh này cũng sẽ là một phép thử về niềm tin dành cho tôi”.

Cần nhiều hơn một chiến thắng

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu Thủ tướng Shinzo Abe bỏ qua những khó khăn mà ông có thể phải đối mặt trong cuộc bầu cử sắp tới.

Bất chấp việc thị trưởng thành phố Tokyo Yuriko Koike không tham gia cuộc bầu cử sắp tới, và đảng của bà tuy bị sút giảm tỷ lệ ủng hộ vẫn được đánh giá sẽ trở thành một thế lực mới trong Quốc hội Nhật Bản. Trong khi đó, đảng “Dân chủ Hợp hiến Nhật Bản” được thành lập đầu tháng 10 vừa qua cũng hứa hẹn sẽ có thể cản bước tiến của LDP tại Quốc hội. Lập trường phản đối thay đổi Hiến pháp đã khiến đảng này nhận được 18% sự ủng hộ của công chúng Nhật.

Sự trỗi dậy của hai đảng này có lẽ là một kịch bản mà LDP không muốn xảy ra vào lúc này, khi nó tạo thêm rủi ro cho cuộc vận động tranh cử sắp tới. Ở thời điểm hiện tại, một chiến thắng sít sao là không đủ đối với ông Abe. Vị Thủ tướng đương nhiệm cần giành được 2/3 số phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới, nếu không muốn đảng cầm quyền của mình bị loại bỏ trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng năm 2018. Bên cạnh đó, việc chiến thắng một cách áp đảo sẽ tạo động lực cho chính quyền của ông Shinzo Abe thúc đẩy quá trình thay đổi Hiến pháp Nhật Bản và tiếp tục chính sách Abenomics.

Xét cho cùng, thành bại trong “ván bài” chính trị này phụ thuộc nhiều vào niềm tin của nhân dân Nhật Bản đối với nhà lãnh đạo của mình, cũng như sự ủng hộ trong nội bộ đảng LDP dành cho ông Abe, hơn là sự cạnh tranh đến từ các chính đảng mới thành lập.

buoc di khon kheo cua thu tuong nhat ban Nhật Bản cam kết thực thi chính sách kinh tế “táo bạo”

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 20/9 cam kết sẽ thực thi những chính sách “mạnh bạo” về thuế, ngân sách, thay đổi các ...

buoc di khon kheo cua thu tuong nhat ban Nhật Bản tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran

Ngày 19/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe  tuyên bố với Tổng thống Iran Hassan Rouhani thành phố New York (Mỹ) rằng Nhật Bản tiếp ...

buoc di khon kheo cua thu tuong nhat ban Thủ tướng Nhật để ngỏ khả năng bầu cử sớm

Ngày 17/9, giới chức Nhật Bản cho biết Thủ tướng nước này Shinzo Abe đang xem xét khả năng tổ chức bầu cử sớm vào ...

Vũ Sơn Tùng

Xem nhiều

Đọc thêm

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với 'hạm đội ngầm' của Nga.
Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Tỏa sáng ở trận Al-Nassr thắng Al-Gharafa tại AFC Champions League, Cristiano Ronaldo gia tăng thành tích ghi bàn đáng nể từ khi sang tuổi 30.
Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Bất động sản mới nhất: Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 'tuyệt chủng' ở Hà Nội và TPHCM, bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) ...
5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là nội dung quy định về 5 trường hợp phải đổi chứng nhận đăng ký xe (cà vẹt xe) và biển số xe từ ngày 1/1/2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11: EUR, Yen Nhật 'leo dốc', USD rời đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/11 ghi nhận đồng USD đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm.
CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

CĐV khen ngợi hết lời hành động HLV Ruben Amorim

Các CĐV MU hết lời ca ngợi hành động của tân HLV Ruben Amorim sau trận hòa Ipswich Town 1-1.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động