Cách Thủ tướng Abe Shinzo đảm bảo 'sinh mạng' của nước Nhật trong cục diện khó lường

Thu Hiền
TGVN. Bà Céline Pajon, nhà nghiên cứu Nhật Bản của Trung tâm châu Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp trả lời phỏng vấn về sức mạnh, ảnh hưởng của Nhật Bản trên trường quốc tế; chính sách đối ngoại của Tokyo đối với các nước lớn, các khu vực trên thế giới dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Đánh giá hiệu quả từ chính sách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Không gian chiến lược hay công cụ đối trọng
Cách Thủ tướng Abe Shinzo đảm bảo 'sinh mạng' của nước Nhật trong cục diện khó lường
Thủ tướng Abe Shinzo thực sự là hiện thân cho sự trở lại đáng chú ý của Nhật Bản trên trường quốc tế. (Nguồn: AP)

Nhờ giữ vững ghế quyền lực kể từ năm 2012 - thời gian nắm quyền dài nhất của một Thủ tướng trong lịch sử Nhật Bản - từ khi lên nắm quyền, ông Abe Shinzo đã tiến hành một chính sách ngoại giao được coi là chủ động và thực dụng. Bà nghĩ sao về điều này?

Thủ tướng Abe Shinzo thực sự là hiện thân cho sự trở lại đáng chú ý của Nhật Bản trên trường quốc tế. Điều này là nhờ thời gian dài ông nắm quyền, nhưng chủ yếu cũng do sự quan tâm của cá nhân ông đối với các vấn đề chiến lược. Ông nhanh chóng trang bị cho Nhật Bản một “chiến lược an ninh quốc gia” thực sự, dựa trên “chủ nghĩa hòa bình tích cực trên thế giới” và một nền ngoại giao chủ động.

Thông qua nhiều chuyến thăm chính thức, cá nhân Abe Shinzo đã góp phần tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản trên trường quốc tế. Ông luôn tỏ ra chủ động để bảo vệ tốt hơn lợi ích của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh Trung-Mỹ, đồng thời để bảo vệ tầm nhìn về thế giới và vai trò quốc tế của Nhật Bản. Do đó, Tokyo đã tìm cách thể hiện mình như một trụ cột trung tâm của nền dân chủ tự do và là người đi đầu của hệ thống đa phương được kế thừa từ năm 1945.

Chính Nhật Bản đã góp phần phổ biến thuật ngữ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mà giờ đây liên kết nhiều nước dân chủ lớn của châu Á trong một phong trào đối trọng với Trung Quốc và sáng kiến Con đường tơ lụa mới của họ.

Phần lớn chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhắm tới mục tiêu trước hết là thúc đẩy một môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho đất nước; tối đa hóa các lựa chọn, chẳng hạn bằng cách tìm kiếm thêm các đối tác, hoặc thậm chí là đàm phán để đi tới một sự xích lại gần tạm thời và có điều kiện với Trung Quốc vì lý do kinh tế.

Phải chăng chính sách đối ngoại của Nhật Bản về cơ bản xoay quanh sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Tokyo đánh mất ảnh hưởng ở châu Á?

Đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc quả thực là một ưu tiên quốc gia, dẫn tới việc tái cấu trúc và tác động đến toàn bộ nền ngoại giao của Nhật Bản, đó là không nói đến chính sách quốc phòng của nước này. Trên thực tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc (và đặc biệt là sự bành trướng trên biển) đặt ra hai rủi ro đối với Nhật Bản: rủi ro trực tiếp đối với an ninh và rủi ro hệ thống.

Từ năm 2012, việc Trung Quốc đã thường xuyên xâm phạm vùng biển và vùng trời xung quanh quần đảo Senkaku, trên biển Hoa Đông mà Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền từ năm 1970, đặt ra một tình huống đặc biệt khó khăn đối với Nhật Bản. Đáp lại, Nhật Bản đã tăng cường tư thế răn đe quân sự bằng cách tăng khả năng giám sát, can thiệp trên không và trên biển ở phía Tây Nam, hiện đại hóa thiết bị và tăng cường liên minh với Washington.

Rủi ro thứ hai đối với Nhật Bản mang tính hệ thống. Tokyo coi Bắc Kinh như một cường quốc xét lại, không chấp nhận trật tự thế giới tự do sau năm 1945. Dự án Con đường tơ lụa mới là một ví dụ minh họa hoàn hảo về tham vọng này của Trung Quốc. Đối mặt với rủi ro mang tính hệ thống này, Nhật Bản đưa ra một chiến lược đối trọng, bằng cách tăng cường liên minh với Washington, đa dạng hóa các đối tác quốc tế và đề xuất một tầm nhìn thay thế cho châu Á, dựa trên sự bảo vệ các giá trị tự do, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Tuy nhiên, Tokyo thận trọng để không làm tổn hại mối quan hệ thương mại với đối tác kinh tế số một của họ (Trung Quốc).

Liệu việc chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc dự kiến ban đầu vào tháng 4/2020 và cuối cùng đã bị hoãn vô thời hạn vì đại dịch Covid-19 có làm phương hại tới mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo?

Sự ấm lên của quan hệ hai nước hiện nay, bắt đầu vào năm 2018, chỉ mang tính hoàn cảnh và phần lớn phụ thuộc vào thái độ hòa giải của Bắc Kinh, vốn đang gặp khó khăn dưới áp lực của Mỹ.

Vào tháng 10/2018, tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Abe Shinzo đã tuyên bố một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ hai nước, đặc biệt dựa trên sự hợp tác kinh tế ở các nước thứ ba. Chuyến thăm cấp nhà nước của Tập Cận Bình, ban đầu được lên kế hoạch vào tháng 4/2020, lẽ ra đã là điểm cao trào của mối quan hệ ấm lên này, với việc thông qua một lộ trình song phương mới cho 10 năm tới.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã trì hoãn chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Dù sao đi nữa, trên thực tế cuộc gặp này cũng không tạo nên một bước ngoặt cơ bản trong mối quan hệ, vẫn còn đó những rào cản quan hệ như những ký ức chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ, cạnh tranh chiến lược. Năm 2019 là một năm kỷ lục về sự xâm phạm của Trung Quốc vào vùng lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku. Do đó, Nhật Bản không hề "ngây ngô", và tiếp tục thực hiện một chiến lược răn đe, đối trọng và cam kết có điều kiện với Trung Quốc.

Thủ tướng Abe Shinzo đôi khi được coi là đồng minh tốt nhất của Donald Trump trên trường quốc tế. Điều này có thực sự đúng và là mối quan hệ hai chiều tương xứng?

Quan hệ Nhật-Mỹ là sự bảo đảm "sinh mạng" cho Tokyo. Do đó, điều quan trọng có tính chất sống còn đối với Chính quyền Nhật Bản là phải hòa hợp với ông chủ Nhà Trắng, bất kể đó là ai. Thủ tướng Shinzo Abe đã làm những gì cần phải làm để chiếm cảm tình từ Tổng thống Donald Trump.

Trên mặt trận an ninh, những nỗ lực này nhìn chung đã mang lại kết quả, Tổng thống Donald Trump tái khẳng định rằng hiệp ước an ninh song phương vẫn là nền tảng của hòa bình ở châu Á, và đã được áp dụng thuận lợi cho vấn đề tranh chấp tại quần đảo Senkaku, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Tuy nhiên, Tokyo gặp nhiều khó khăn hơn trên lĩnh vực thương mại. Vào mùa Xuân năm 2018, Washington đã áp thuế đối với việc xuất khẩu thép và nhôm, mà không cho Nhật Bản được hưởng cơ chế miễn trừ dành cho các đồng minh của Mỹ. Rốt cuộc, Tokyo miễn cưỡng chấp nhận mở các cuộc đàm phán cho một hiệp định thương mại song phương (văn kiện đầu tiên về nông nghiệp đã được ký kết vào tháng 9/2019).

Trong vấn đề Triều Tiên, Tokyo cũng cảm thấy bất an đối với Washington sau khi Tổng thống Donald Trump quay sang ủng hộ cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng.

Cuối cùng, Tổng thống Mỹ tiếp tục chỉ trích chi phí cho các liên minh của mình và có thể gia tăng áp lực đối với Nhật Bản trong các cuộc tái đàm phán sắp tới đây đòi Tokyo tăng đóng góp tài chính cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc đảo này.

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Thứ kết nối, điều chia đôi

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Thứ kết nối, điều chia đôi

TGVN. Gặp gỡ trong bối cảnh khu vực đang biến chuyển phức tạp, lãnh đạo ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc rõ ràng ...

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Dấu ấn lịch sử riêng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Dấu ấn lịch sử riêng

TGVN. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa phá kỷ lục về thời gian cầm quyền tại xứ Phù Tang, cho thấy ông đã cầm quyền ...

Gặp Thủ tướng Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản nói “không nên bỏ mặc” quan hệ căng thẳng

Gặp Thủ tướng Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản nói “không nên bỏ mặc” quan hệ căng thẳng

TGVN. Cuộc gặp gỡ kéo dài 20 phút giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Nak Yon chưa ...

Thu Hiền (theo areion24.news)

Đọc thêm

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Trung Quốc khởi xướng dự án thí điểm nguồn nước tại Lào, cho phép khoảng 2.000 cư dân địa phương có thể tiếp cận với nước uống an toàn.
Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang thúc đẩy các phong trào tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ khắp thế giới.
Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Báo Thế giới & Việt Nam đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Báo Thế giới & Việt Nam có tác phẩm giải khuyến khích.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động