Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Mỹ-Trung nóng càng thêm nóng (Kỳ 2)

Minh Vương
TGVN. Sự nổi lên của các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới mối quan hệ Mỹ-Trung trong năm 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Đại dịch - từ của năm 2020 (Kỳ 1)

Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Đại dịch - từ của năm 2020 (Kỳ 1)

Tại sao lại là Mỹ và Trung Quốc? Bởi lẽ, với ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự và tầm ảnh hưởng lớn so với phần còn lại, Washington và Bắc Kinh là hai người chơi lớn nhất tại khu vực. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này từng được coi “mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế XXI” và được theo dõi sát sao.

Trước đại dịch Covid-19, quan hệ Mỹ-Trung đã ít nhiều tiến triển theo những gì mà Tổng thống Donald Trump mong muốn. Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một, ký kết hồi tháng Một có nhiều điều khoản có lợi cho Washington. Chiến dịch thuyết phục phương Tây “tẩy chay” hạ tầng mạng 5G của Huawei, hàng loạt trừng phạt nhắm vào nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc, kêu gọi công ty Mỹ dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã tiến triển nhất định. Ông Trump đã mơ về nhiệm kỳ thứ hai. Song đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã thay đổi hoàn toàn điều đó.

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một năm đầy sóng gió. (Nguồn: AP)
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một năm đầy sóng gió. (Nguồn: AP)

Đi trước về sau

Là quốc gia đầu tiên chịu tác động lớn của đại dịch, đã có lúc Trung Quốc chứng kiến gần 7.000 ca nhiễm/ngày, song với biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt và hiệu quả, Trung Quốc đã ít nhiều kiểm soát được đại dịch, giảm số ca nhiễm xuống chỉ còn 17 người (ngày 14/12). Tính từ đầu dịch, Trung Quốc có tổng cộng 86.758 ca mắc Covid-19 và 4.634 trường hợp tử vong.

Đáng chú ý, với các chính sách phục hồi hiệu quả như rót hàng trăm tỷ USD đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn và hỗ trợ tiền mặt kích thích tiêu dùng, Trung Quốc đã sớm trên đà phục hồi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc sẽ là quốc gia hiếm hoi có tăng trưởng kinh tế dương năm 2020 (1,6%).

Trong khi đó, Mỹ, với nền y tế công cộng tốt và có quãng thời gian chuẩn bị, lại bối rối trong phòng, chống dịch. Tính đến ngày 14/12, Mỹ ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao nhất thế giới, với tổng cộng 16.902.920 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 307.800 ca tử vong từ đầu dịch. Đáng ngại hơn, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ đã tăng 50,000 người sau chưa đầy bốn tuần.

Quý II/2020 đã trở thành quý tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ, khi GDP giảm 31,4%. Ngay sau đó, GDP Mỹ quý III đã bật lại với tăng trưởng 33,1%, song khi hỗ trợ tài chính và chương trình kích thích kinh tế dần hết hiệu lực, Mỹ cần đối sách mới. Tốc độ tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch Covid-19 sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết sách của Washington thời gian tới.

Tuy nhiên, quyết sách đó ra sao và người đưa ra nó là ai vẫn còn bỏ ngỏ. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người Mỹ chết, nền kinh tế chao đảo, trong khi chính phủ thiếu vắng kế hoạch chống dịch toàn diện và đồng bộ đã làm ông Trump mất điểm với cử tri và thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua.

Quá trình đấu tranh, kiện tụng của ông chưa thể cản bước ông Joe Biden, ngày 14/12, nhận đủ số phiếu đại cử tri cần thiết và chính thức trở thành Tổng thống đắc cử Mỹ. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu gì cho thấy ông Donald Trump sẽ từ bỏ và ra đi trong êm đẹp vào ngày 20/1 tới.

Áp lực toàn diện

Tác động từ đại dịch đã khiến Washington đưa ra điều chỉnh mới, tăng cường áp lực với Bắc Kinh.

Trên khía cạnh chính trị, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã không minh bạch trong kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 và cần chịu trách nhiệm trước sự lây lan của đại dịch này. Mỹ không ngại đụng chạm tới vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương như Tân Cương, Hong Kong, đẩy mạnh cải thiện quan hệ với chính quyền Đài Loan, bất chấp phản đối của Trung Quốc. Căng thẳng đã có lúc đạt đỉnh hồi tháng Bảy, khi hai bên ăn miếng trả miếng bằng cách đóng của hai Tổng Lãnh sự quán tại Houston và Thành Đô.

Về kinh tế, Mỹ gia tăng trừng phạt nhắm vào các tập đoàn Trung Quốc. Hôm 12/11, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp và cá nhân Mỹ đầu tư vào các công ty bị Bộ Quốc phòng Mỹ xác định có dính líu quân đội Trung Quốc, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC), Công nghệ xây dựng Trung Quốc và Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc. Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.

Ngày 7/12, Bộ Tài chính Mỹ cũng công bố áp dụng biện pháp trừng phạt đối với 14 Đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc về vấn đề Hong Kong.

Về quân sự, Mỹ tăng cường thách thức Trung Quốc tại các điểm nóng khu vực. Ngày 21/10, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt ba hợp đồng bán vũ khí cho chính quyền Đài Loan trị giá hơn 1,8 tỷ USD. Hợp tác quốc phòng với đồng minh, đối tác khu vực được duy trì và mở rộng.

Đâu là nguyên nhân đằng sau sự tăng tốc triển khai các chính sách cứng rắn với Trung Quốc này?

Chính giới tại Washington nhận thức rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức lớn tới vị thế, lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cần được kiểm soát. Chính sách cứng rắn của Washington với Bắc Kinh chỉ là câu chuyện sớm muộn.

Tuy nhiên, tại sao chúng được triển khai mạnh vào lúc này? Lưỡng đảng, lưỡng viện ủng hộ các chính sách cứng rắn với Trung Quốc và ông Trump nhận thức rằng thúc đẩy các chính sách này là con đường để ông trở lại Nhà Trắng. Do đó, ông đã tích cực thể hiện thái độ với Trung Quốc, thách thức Bắc Kinh trong những vấn đề nhạy cảm nhất dù đó là Tân Cương, Hong Kong hay Đài Loan.

Thêm vào đó, ông Trump tích cực chỉ trích, coi Trung Quốc là “kẻ xấu”, với nước Mỹ là “người tốt” và các chính sách cứng rắn với Trung Quốc là điều nên làm.

Việc ông liên tục khẳng định SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc”, hoài nghi các nỗ lực điều tra nguồn gốc dịch bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Vũ Hán là một ví dụ như vậy. Quan trọng hơn, đó còn là cách ông hướng sự chú ý của cử tri khỏi những vấn đề nội bộ nước Mỹ đang đối mặt.

“Chính giới tại Washington nhận thức rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức lớn tới vị thế, lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cần được kiểm soát. Chính sách cứng rắn của Washington với Bắc Kinh chỉ là câu chuyện sớm muộn”.

Chiến lược “Tuần hoàn kép”

Trung Quốc, trước áp lực từ Mỹ, cũng đã có những điều chỉnh cần thiết.

Thứ nhất, Trung Quốc đã tích cực “minh oan”, đáp trả mọi cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc không minh bạch trong quá trình chống dịch Covid-19 và nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Cuối tháng 11, sau khi WHO khởi động tiến trình điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2, hàng loạt báo cáo và nghiên cứu “khoa học” từ giới học giả Trung Quốc đã gạt bỏ giả thuyết rằng SARS-CoV-2 xuất phát từ Trung Quốc, cho rằng virus này có nguồn gốc tại Ấn Độ, xuất hiện tại Italy trước khi đến tại Trung Quốc. Xét cho cùng, việc bị cáo buộc làm lây lan đại dịch chết người sẽ tác động tiêu cực tới nỗ lực xây dựng hình ảnh cường quốc có trách nhiệm của Trung Quốc.

Thứ hai, đại dịch Covid-19 là cú hích để Trung Quốc đẩy nhanh triển khai chiến lược “tuần hoàn kép”. Trong bài phát biểu khai mạc Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ ba tối ngày 4/11, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định đây là “cục diện phát triển mới” gồm hai vòng tuần hoàn trong nước và quốc tế bổ trợ lẫn nhau, trong đó vòng tuần hoàn trong nước là chủ đạo song vẫn mở cửa, phù hợp với nhu cầu phát triển tự thân của Trung Quốc và đem lại lợi ích cho các nước khác.

Đáng chú ý, chính sách “tuần hoàn trong nước” này đã được ghi trong các mục tiêu lớn hơn về phát triển trong nước của Trung Quốc như “Made in China 2025” và từng được đề cập bởi giới học giả và một số lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Khái niệm này dựa trên ý tưởng kép về một nhà nước, đóng vai trò là động cơ chính của hoạt động kinh tế và về một nền kinh tế được kích thích từ bên trong, đặc biệt là tiêu dùng trong nước.

Do đó, chính sách này có thể giúp Trung Quốc hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, củng cố vai trò của chính quyền trung ương trong nền kinh tế. Theo cục diện này, Bắc Kinh đã soạn thảo kế hoạch đầu tư quốc gia cho các ngành chiến lược như viễn thông và chip bán dẫn, qua đó hướng tới giảm nhẹ tác động từ các lệnh trừng phạt từ Washington.

Thứ ba, Trung Quốc một mặt vẫn duy trì hợp tác quốc phòng với các đối tác trong khu vực, song không ngại thể hiện lập trường cứng rắn khi bị Mỹ thách thức trong những vấn đề nhạy cảm về chủ quyền, cho dù đó là tại Tân Cương, Hong Kong hay Đài Loan. Đơn cử, trước việc Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng với chính quyền Đài Loan, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã tăng cường tuần tra tại Eo biển Đài Loan, khiến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng đáng chú ý nhất tại châu Á - Thái Bình Dương và luôn đứng trên bờ vực xung đột.

Quan hệ Mỹ - Trung năm 2020 dưới tác động của đại dịch Covid-19 không hạ nhiệt mà còn trở nên nóng hơn bao giờ hết. Điều này đặt ra nhiều thách thức đáng kể đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.

Sức mạnh kinh tế: 'Quân bài' giúp Trung Quốc soán ngôi Mỹ ở châu Á

Sức mạnh kinh tế: 'Quân bài' giúp Trung Quốc soán ngôi Mỹ ở châu Á

TGVN. Theo tờ The Hill, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dường như Mỹ đang nhận được sự ủng hộ nhiều hơn so với ...

Mỹ- Trung Quốc: Tình thời giận lấn thương

Mỹ- Trung Quốc: Tình thời giận lấn thương

TGVN. Tuần qua, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép với Trung Quốc. Từ diễn biến này, hãy nhìn ...

Trật tự bốn cực - liều thuốc trị bách bệnh cho một thế giới ngày càng mong manh?

Trật tự bốn cực - liều thuốc trị bách bệnh cho một thế giới ngày càng mong manh?

TGVN. Bài viết của Daron Acemoglu, Giáo sư kinh tế tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ về những lợi ích của trật tự ...

Minh Vương

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động