TIN LIÊN QUAN | |
Chính phủ Italy công bố kế hoạch hỗ trợ người dân sau động đất | |
Nguy cơ tiếp tục xảy ra động đất lớn tại Italy |
Nhiều cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy tỷ lệ nói "Không" với cải cách Hiến pháp đang dẫn trước từ 2 đến 4 điểm so với phe nói "Có", song số người do dự hiện vẫn ở mức cao, lên đến 20%.
Theo những người khởi xướng cuộc trưng cầu dân ý, đề xuất cải cách Hiến pháp lần này nhằm đơn giản hóa thủ tục lập pháp và mang lại sự ổn định chính trị hơn nữa cho "Đất nước hình chiếc ủng", vốn có 60 chính phủ khác nhau kể từ năm 1946, thông qua việc loại bỏ nhiều quyền lực của Thượng viện.
Điểm khởi đầu không suôn sẻ
Phát biểu trước hàng chục nghìn người ủng hộ tụ họp tại Roma mới đây, Thủ tướng Italy Matteo Renzi khẳng định cuộc trưng cầu dân ý lần này không phải là một điểm đến mà là điểm khởi đầu để hiện đại hóa đất nước.
Khi nội dung trong đề xuất cải cách Hiến pháp được Quốc hội Italy thông qua hồi tháng 4/2016- là kết quả của rất nhiều cuộc trao đi đổi lại giữa lưỡng viện nước này - Thủ tướng Renzi đã thông báo tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 4/12 tới và trong trường hợp thất bại, ông Renzi sẽ từ chức. Tuy nhiên, kể từ đó thông điệp của đương kim Thủ tướng Italy đã được đưa ra khôn khéo hơn. Ông Renzi nhiều lần thừa nhận đã "mắc sai lầm khi pháp nhân hóa" cuộc bỏ phiếu này vốn để giải thích mong muốn thể hiện "một thông điệp nghiêm túc và có trách nhiệm".
Thủ tướng Italy Matteo Renzi. (Nguồn: Politico) |
Nhưng sự giải thích này hoàn toàn không thuyết phục được các đối thủ của ông Renzi khi họ đánh giá rằng cuộc cải cách Hiến pháp, kết hợp với một luật bầu cử mới vốn đã được thông qua, sẽ dẫn tới một sự tập trung nguy hiểm quyền lực vào trong tay một người duy nhất, đó là thủ tướng và trong trường hợp này là ông Matteo Renzi.
Theo đánh giá của Giáo sư luật thuộc trường Đại học Luiss de Rome Raffaele Bifulco, đây là một cuộc cải cách quan trọng đối với đất nước, thay đổi chế độ "lưỡng viện hoàn hảo" và mối quan hệ giữa nhà nước với các vùng là một phương cách làm cho chính phủ hoạt động hiệu quả hơn. Còn cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi lại cho rằng trong trường hợp phe nói "Không" chiến thắng, người đứng đầu chính phủ sẽ cần phải rút ra những bài học từ thất bại của một dự án mà đã trói buộc tất cả những hoạt động chính trị của mình.
Được ăn cả, ngã về không
Tất cả đối thủ của ông Renzi đều tin tưởng rằng Thủ tướng đương nhiệm sẽ từ chức hoặc chí ít cũng bị yếu thế. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Renzi lại loại trừ tất cả giả thuyết liên quan đến việc ra đi của ông này.
Theo ông Bifulco, nếu phe nói "Có" dành thắng lợi thì điều này đương nhiên sẽ có tác động tích cực đối với chính phủ. Nhưng nếu phe nói "Không" dành thắng lợi thì điều này không nói lên rằng chính phủ sẽ tự động phải từ chức và kể cả những người đối lập bên trong nội bộ đảng Dân chủ (PD) cầm quyền cũng có thể thỏa mãn nếu ông Renzi rời khỏi ban lãnh đạo của đảng nhưng vẫn ở lại trong hãng ngũ lãnh đạo của chính phủ.
Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano tuyên bố những người bỏ phiếu "Không" chỉ nhằm làm cho chính phủ sụp đổ cần phải biết rằng chính phủ sẽ không sụp đổ trong trường hợp chiến thắng thuộc về phe này. Trong khi đó, ông Vincenzo Boccia - Chủ tịch nghiệp đoàn giới chủ Italy nhận định nếu như phe nói "Có" dành thắng lợi thì đất nước Italy sẽ có sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế. Nước này sẽ hiện đại hơn và điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển tốt nhất có thể.
Trong vòng một tháng nay, ông Renzi liên tục đi vận động trên khắp đất nước nhằm thuyết phục người dân Italy về tính hợp lý của cải cách này. Ông Renzi cho biết số lượng người còn đang do dự hiện rất cao và điều này nói lên rằng tất cả vẫn còn ở phía trước.
Kết quả của cuộc bỏ phiếu lần này đang được chờ đợi cùng với những mối lo ngại của các đối tác châu Âu của Italy và giới kinh doanh vốn đang nghi ngờ một giai đoạn bất ổn chính trị mới và sự thiếu chắc chắn của nền kinh tế lớn thứ 3 trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Italy: Động đất kép tiếp tục rung chuyển miền Trung Đêm 26/10, hai trận động đất liên tiếp có cường độ 5,5 và 6,1 độ Richter đã làm rung chuyển miền Trung Italy, khu vực ... |
Italy cử 140 binh sĩ tới phái bộ NATO tại Latvia Ngày 14/10, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni cho biết, các binh sĩ nói trên sẽ tham gia một phái bộ của Tổ chức Hiệp ước ... |
10 nền kinh tế giàu có nhất thế giới 10 nền kinh tế trong bảng xếp hạng là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Ấn Độ, Canada, Australia và Italy. |