Liên minh châu Âu trước sức ép tìm phương hướng phát triển

“Tuyên bố Rome” đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome vừa qua được đánh giá là một kết quả chỉ ở mức khiêm tốn. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien EU cam kết vì một liên minh vững mạnh hơn
lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien Mercosur và EU đạt tiến bộ đáng kể trong đàm phán FTA

Từ “Hiệp ước Rome” tới “Tuyên bố Rome”

Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc với việc 27 nước thành viên EU ký “Tuyên bố Rome” kêu gọi sự thống nhất, đoàn kết trong EU và vạch đường hướng tương lai cho liên minh này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh "lục địa già" đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng và chịu sức ép mang tính “sống còn” khi Anh đang chuẩn bị kích hoạt tiến trình rời khỏi EU và những bất đồng, rạn nứt trong EU vẫn hiện hữu, thì “Tuyên bố Rome” được đánh giá là một kết quả chỉ ở mức khiêm tốn. 

lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien
“Tuyên bố Rome” được đánh giá là một kết quả chỉ ở mức khiêm tốn. (Nguồn: Euronews)

Cách đây 60 năm, vào ngày 25/3/1957, 6 nước Tây Âu là Bỉ, Đức, Hà Lan, Italy, Luxembourg và Pháp đã cùng nhau ký “Hiệp ước Rome”, tạo lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. 16 năm sau, đã có thêm Anh, Đan Mạch và Ireland tham gia vào Cộng đồng này. Kể từ năm 1981, Cộng đồng Kinh tế châu Âu bắt đầu được mở rộng dần. 

Chiến tranh Lạnh kết thúc đã là niềm hứng khởi lớn với một hy vọng về một cộng đồng chung trải khắp châu Âu, không chỉ về kinh tế. Riêng trong năm 2004, Cộng đồng Kinh tế châu Âu, lúc đó đã trở thành Liên minh châu Âu, kết nạp thêm 10 quốc gia nữa, đa phần là các nước phía Đông.

Những tưởng với đà này thì EU sẽ tiếp tục được mở rộng và trở thành một liên minh hùng mạnh nhất thế giới, song vào năm 2016, lần đầu tiên EU gặp phải một cú sốc lớn khi một quốc gia thành viên rời bỏ liên minh. Việc nước Anh ra đi chính là biểu hiện cho thấy “sức khỏe” của EU đang có vấn đề. Trình độ phát triển kinh tế quá chênh lệch giữa Tây Âu và Đông Âu, quan niệm khác biệt về mức đóng góp và phần được hưởng giữa các nước giàu và các nước kém hơn, vấn đề di cư… đã gây ra biết bao mâu thuẫn thời gian qua. Ngày càng có nhiều cử tri thất vọng về Liên minh châu Âu. Chính bởi vậy, sau 60 năm sau khi đặt nền móng với “Hiệp ước Rome”, ngôi nhà chung châu Âu hiện đang chông chênh và phải tính tới giải pháp từ bỏ một ngôi nhà chung trong đó mọi thành viên đều bình đẳng.

Những thách thức ở "tuổi 60"

Những kết quả thu được tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Rome vừa kết thúc được giới chuyên gia đánh giá là chỉ nặng tính hình thức. Nguyên nhân được cho là do hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh Anh đang chuẩn bị kích hoạt tiến trình rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, vào ngày 29/3 tới. 

Trước sự kiện Brexit sắp diễn ra, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tỏ ra rất bi quan. Ngay trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome tại Italy, chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean Claude Juncker đã cho rằng, việc không có sự tham dự của Anh tại hội nghị này là một "thời khắc rất đáng buồn".

Theo ông Juncker, việc Anh rời EU là một "thảm kịch" cho cuộc gặp của 27 quốc gia thành viên EU ở Rome. Nhưng dù muốn hay không, EU vẫn buộc phải chấp nhận một kịch bản mà tương lai chỉ còn lại 27 thành viên. Thách thức đặt ra là EU phải tìm kiếm một kịch bản có lợi cho những quốc gia còn lại, nếu như không muốn chứng kiến những kịch bản tương tự như Brexit sẽ tạo nên hiệu ứng domino với sự ra đi của Hà Lan (Nexit), Đan Mạch (Dexit) hay Pháp (Frexit)…

lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien
EU đang đứng trước rất nhiều thách thức ở "tuổi 60".  (Nguồn: Getty Images)

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng di cư chưa có hồi kết cũng đang được xem là một trong những thách thức lớn nhất với tương lai của "lục địa già". Năm 2015, đã có hơn một triệu người di cư đến châu Âu. Chỉ tính riêng trong ba tháng đầu năm 2016, lượng người di cư là gần 155.000 người, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em đang mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp. Các nhà phân tích cho rằng, hiện EU cần một chính sách quyết liệt hơn để buộc các nước thành viên phải chung tay gánh vác trách nhiệm xử lý khủng hoảng nhập cư, không thể để tiếp tục tồn tại tình trạng có những thành viên bị quá tải như Italy hay Hy Lạp trong khi các nước khác như Áo, Hungary hay Slovakia, Ba Lan… lại thẳng thừng từ chối chia sẻ trách nhiệm.

Ngoài ra, sự gia tăng của phong trào dân tộc cực hữu cũng đang là mối đe doạ lớn với EU, bởi hầu hết các đảng dân tuý tại các nước châu Âu hiện nay đều chống lại sự liên kết của EU, chống lại việc hội nhập và luôn hô khẩu hiệu đòi lại quyền tự quyết cho mỗi quốc gia. Đây là thách thức phức tạp với EU bởi chủ nghĩa dân tuý trước hết là vấn đề đối nội trong từng quốc gia thành viên và châu Âu không thể dùng các mệnh lệnh hành chính để ngăn cản xu hướng đó.

Để giải quyết vấn đề trên, các nhà phân tích cho rằng, EU cần phải tìm cách tác động đến ý thức của các công dân châu Âu để kéo họ ra khỏi làn sóng dân tuý. Trong bối cảnh đó, các cuộc bầu cử quan trọng tại các nước lớn như Pháp, Đức… trong năm 2017 này sẽ trả lời cho câu hỏi liệu các giá trị của một châu Âu hội nhập có còn đứng vững trước làn sóng dân tuý hay không?

Một thách thức lớn nữa đối với EU hiện nay còn là những mâu thuẫn trong sự phát triển kinh tế quá chênh lệch giữa Tây Âu và Đông Âu, hay quan niệm khác biệt về mức đóng góp và phần được hưởng giữa các nước giàu và các nước kém hơn.

Với 27 nước thành viên, thì việc tìm được một giải pháp dung hoà được lợi ích của tất cả các bên là vô cùng khó khăn do 27 thành viên này chênh lệch về trình độ phát triển, trình độ quản lý, quy mô nền kinh tế… Minh chứng rõ cho điều này là việc kể từ nửa cuối năm 2009, một loạt nước EU như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland đã rơi vào khủng hoảng nợ công. Riêng Hy Lạp, nợ công lên tới 150,3%, tương đương 300,8 tỉ Euro, buộc Liên minh phải ra tay cứu giúp nếu không muốn chứng kiến một sự ly khai của nước này khỏi Eurozone (Grecxit).

Bên cạnh đó, là cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản (như của Tây Ban Nha). Nhiều nước châu Âu, trong đó có các trụ cột như Pháp, Italy... cũng rơi vào suy thoái kinh tế. Những vấn đề xảy ra với một nước thành viên đều đòi hỏi các thành viên còn lại phải gánh vác trách nhiệm. Brexit là chính là minh chứng rõ nhất cho thấy sự phản ứng của nước Anh trước một cơ chế EU khiến Anh mất đi quyền độc lập, tự chủ, nhưng lại đòi hỏi những nghĩa vụ và trách nhiệm của một nước "trụ cột", mà theo nước Anh là quá nặng.

Chính vì thế, thời gian qua, nhóm các nước chủ chốt của Liên minh châu Âu như Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ… đã bàn đến ý tưởng xây dựng một Liên minh với 2 tốc độ phát triển; tốc độ cao hơn là nhóm các nước sáng lập Liên minh ngay từ đầu, chủ yếu là các nước Tây Âu, thấp hơn là các nước gia nhập sau này, chủ yếu là các nước Đông Âu, Nam Âu thì sẽ tham gia với ít cam kết hơn.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, châu Âu “đa tốc độ” chỉ có lợi với các nước lớn, song lại gây thiệt thòi cho một số nước Đông Âu như Ba Lan và Hungary. Những nước nhỏ hơn này quan ngại nếu họ không tham gia vào các quan hệ “hợp tác tăng cường” sẽ bị gạt ra rìa trong quá trình ra quyết định của khối và có nguy cơ trở thành “quốc gia hạng 2” trong EU. Qua đây có thể thấy rõ, bản thân EU cũng đang loay hoay tìm cách thu hẹp bất đồng về tương lai của khối này.

lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ chết yểu?

Một năm đã trôi qua kể từ ngày ký kết, nhưng Thỏa thuận về người tị nạn giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ ...

lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien EU cam kết vì một liên minh vững mạnh hơn

Chiều 25/3 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome đã ...

lien minh chau au truoc suc ep tim phuong huong phat trien Brexit có thể khiến Anh mất hơn 175.000 lao động từ EU

Nghiên cứu mới nhất của viện khảo sát trong lĩnh vực đất đai, bất động sản và xây dựng Royal Institution of Chartered Surveyors (RICS) ...

Trọng Đức (theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Tiếng Nga tiếp tục là phương tiện quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam

Tiếng Nga tiếp tục là phương tiện quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ III với chủ đề 'Tiếng Nga ở châu Á' diễn ra từ ngày 25-27/11.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Barcelona vs Brest; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động