Mỹ sẽ ra mắt siêu phẩm pháo tầm xa trên 1.800km

Lê Ngọc
TGVN. Quân đội Mỹ đang áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc chế tạo một loại pháo chiến lược tầm xa, có tầm bắn 1.800 km (trước đây là tầm bắn bất khả thi), vượt xa các hệ thống pháo hiện hữu và sẽ ra mắt vào năm 2023.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km
Pháo Paris của Đức. (Nguồn: Steam Community)
TIN LIÊN QUAN
my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km Mỹ thua trong cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh
my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km Quân đội Nga ráo riết tiếp nhận hơn 1.100 vũ khí hiện đại và sửa chữa thiết bị quân sự

Các mẫu pháo “khủng”

Trước đây, trong số các khẩu pháo khủng được biết đến có “Paris” cỡ 210mm với chiều dài tới 34m mà người Đức đã sử dụng để pháo kích thủ đô nước Pháp năm 1918. Khẩu pháp này sử dụng quả đạn nặng 120kg bay ở độ cao 45km với tầm bắn có thể lên tới 130km. Nòng pháo được neo giữ bằng các dây cáp cố định trên một khung thẳng đứng để không bị uốn cong vì chính trọng lượng của mình.

Sau mỗi lần bắn, đường kính trong của nòng pháo lại tăng lên do bị mài mòn và giãn nở, do đó, người Đức bắn các viên đạn với kích cỡ tăng dần. Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Đức có hai khẩu pháo có biệt danh “Dora” và “Fat Gustav” với tầm bắn 48km. Trọng lượng của pháo (không tính toa tàu 40 trục) là1.350 tấn, cỡ đạn 800mm, nhưng kỷ lục là trọng lượng của đạn - 4.800kg (bộc phá) và 7.000kg (xuyên bê tông).

Vào cuối những năm 1980, muốn loại pháo lưỡng dụng, vừa bắn đạn vừa có thể phóng được cả vệ tinh lên vũ trụ, Tổng thống Iraq lúc đó là Saddam Hussein đã thuê kỹ sư Gerald Bull người Canada tham gia hiện đại hóa tên lửa Scud và thiết kế pháo Big Babylon, nòng pháo được đặt gia công từng phần ở Anh, được cho là có chiều dài 156m, đường kính 1m, dự tính tốc độ đạn pháo lên tới 3 km/s.

Đồng thời Bull cũng tham gia chế tạo pháo hạng nặng System 350 cho nước này. Được bố trí bên sườn đồi, System 350 có đường kính nòng 350mm chiều dài nòng 45m, và có thể bắn viên đạn 136kg với 15kg thuốc nổ xa đến 750km. Gerald Bull bị ám sát năm 1990 (được cho là bởi các điệp viên Israel - MOSSAD) và System 350 cũng như Big Babylon không bao giờ được hoàn thành.

Siêu phẩm pháo cần vượt ải công nghệ

Hiện tại, pháo nặng nhất của Lục quân Mỹ là pháo tự hành 155-mm M109A6 Paladin có tầm bắn chỉ 40km. Pháo lớn nhất từng được chế tạo là Schwerer Gustav có tầm bắn xa 45km. Kỷ lục về tầm bắn trong tất cả các hệ thống pháo đã được sản xuất hàng loạt thuộc về pháo AGS trang bị cho tàu khu trục Zumwalt - 150 km (pháo tự hành “Koalitsia –SV” Nga - chỉ 70 km). Chiều dài nòng pháo gần 10m, AGS có được cự ly bắn lớn như vậy, trước hết, là nhờ có một lượng nhiên liệu lớn cho động cơ tên lửa của quả đạn pháo chiều dài vượt quá 2 mét.

my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km
Nòng pháo Big Babylon tại một viện bảo tàng. (Nguồn: War History)

Quân đội Mỹ đang thống nhất với Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu tên lửa, cùng Trung tâm Phân tích Quân đội phát triển một hệ thống pháo siêu xa, nguyên mẫu sẽ ra mắt vào năm 2023, sau đó, sẽ đưa ra quyết định về việc có nên bắt đầu chương trình hay không. Theo trình tự, Chương trình này phải qua được “ải công nghệ lớn” - là thử nghiệm tại Căn cứ hỗ trợ Hải quân Dahlgren (Virginia) - nơi đã từng thử nghiệm Railgun, sau đó, một báo cáo sẽ được gửi đến lãnh đạo quân đội để phê duyệt.

Mỗi ải công nghệ phải vượt qua sẽ là cơ hội để đánh giá xem mẫu pháo mới có đáp ứng các mục tiêu chiến đấu và chi phí hay không. Theo Tổng Tham mưu trưởng Lục quân, tướng James McConville nói với Defense News trong một cuộc phỏng vấn gần đây, “nếu chúng ta có thể phát triển hệ thống pháo tầm xa chiến lược, giá các viên đạn có thể chỉ là 400.000 USD hoặc 500.000 USD so với đạn hàng triệu USD, giá cả cũng là vấn đề. Chắc chắn, có một số vấn đề vật lý trong việc thực hiện dự án, và cần phải đối đầu.”

Pháo tầm xa đang được phát triển không phải là một bản phóng tác của pháo điện từ (Railgun). Railgun mạnh nhưng nhiều khả năng không thể bắn đầu đạn đi xa 1.800km. Railgun cũng cần rất nhiều năng lượng, và dễ dàng lấy được năng lượng đó từ các phản ứng hóa học hơn là từ nguồn năng lượng cỡ megawatt. Theo một thông tin của Lục quân, đạn pháo mới có thể có giá 400.000 đến 500.000 USD/viên, đạn của pháo điện từ rất đơn giản và rẻ, trong khi động cơ tên lửa đắt hơn đáng kể.

Khả thi và tầm bắn là thống soái

Đối với Lục quân, tầm bắn sẽ có vai trò thống soái trong các hoạt động chống lại các đối thủ, nhất là những nước đầu tư nhiều cho các công nghệ phòng thủ. Sự kết hợp các hệ thống phòng không tầm xa, pháo binh và phòng thủ bờ biển với sự tích hợp các radar tầm xa, ngoài đường chân trời sẽ rất khó để chống lại. Hệ thống tích hợp đó thách thức cả máy bay, tàu tinh vi nhất.

my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km
Pháo tự hành 155-mm M109A6 Paladin có tầm bắn 40km. (Nguồn: ASC. Army)

Một trong những cách để giải quyết vấn đề đó là dùng hỏa lực đất đối đất có thể xuyên qua hệ thống phức hợp chống tiếp cận/chống thâm nhập và làm tan rã mạng lưới phòng thủ của đối phương, tạo ra các cơ hội cho lực lượng chung khai thác. Hỏa lực đất đối đất có thể được cung cấp bởi Lục quân không cần phải sử dụng đến Không quân. Có hai hệ thống bổ sung sẽ được thiết kế để xâm nhập lãnh thổ của kẻ thù. Tên lửa siêu thanh, với công nghệ tinh xảo, sẽ rất tốn kém và có lẽ sẽ không bao giờ có đủ số lượng. Và nữa, pháo chiến lược, có thể bắn một số lượng đạn giá cả phải chăng hơn, có thể là 12, 16 hoặc 20 cấp tập để tiêu diệt mục tiêu.

Theo một chuyên gia Nga, việc chế tạo khẩu pháo bắn 1.800km là hoàn toàn có thể, tuy nhiên, cần những công nghệ đột phá vì để tăng tầm bắn của pháo AGS lên gấp hơn 10 lần bằng những giải pháp kỹ thuật truyền thống là không thể. Với phương pháp tăng tốc đạn trong nòng súng truyền thống, phải tăng chiều dài quả đạn lên tới 25m (để tăng thể tích nhiên liệu cho động cơ phản lực) - giải pháp bất khả thi.

Có một số phương pháp khác tăng tầm bắn và hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu như sử dụng liều phóng không phải là thuốc súng, mà là dung dịch lỏng các chất cháy; làm cho phần lớn quỹ đạo bay của đạn ở trên khoảng không gian không khí loãng... Nhưng, sẽ là phi thực tế nếu cứ tăng mãi chiều dài của nòng pháo, vì một trong những yêu cầu chủ yếu đối với các trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại là khả năng cơ động cao.

my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km Cường quốc quân sự Nga mạnh cỡ nào?

TGVN. Quân đội Nga được cho là đứng thứ hai (sau Mỹ) trong danh sách các quân đội mạnh nhất thế giới.

my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km Radar 'săn mục tiêu tàng hình' của Nga lợi hại thế nào?

TGVN. Truyền thông Nga cho biết, đến cuối năm 2019, lực lượng Phòng không Quân khu phía Nam của Nga sẽ được trang bị hệ ...

my se ra mat sieu pham phao tam xa tren 1800km 'Mục sở thị' mắt xích phòng không LOWER AD - trường phái vũ khí mới của Mỹ

TGVN. Mỹ đang nghiên cứu phát triển trường phái vũ khí mới là tạo một hệ thống phức hợp, nhiều cấu phần - đó là ...

(theo Cont, Popularmechanics và Defensenews)

Đọc thêm

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trở thành người dẫn đầu ...
Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

15h ngày hôm nay (3/5), Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi vào lớp 10.
iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

Kích thước màn hình iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ được gia tăng lên lần lượt 6,3 inch và 6,9 inch.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động