Hệ thống tên lửa phòng không S-400. (Nguồn: TASS) |
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, quan chức cấp cao trong Hội đồng Bắc Cực của Nga Korchunov nói: "Về sự xuất hiện của các hệ thống S-400 trên các đảo thuộc Nga ở Bắc Cực, đây là bước đi hợp lý sau khi bố trí hệ thống radar liên tục trên lãnh thổ đất nước. Hệ thống S-400 có chức năng phòng thủ thuần tuý. Việc bố trí các tổ hợp này ở đâu chăng nữa cũng không gây lo ngại, nếu (dĩ nhiên) những ai thể hiện sự quan ngại như vậy không có ý định gây hấn liên quan đến khu vực hoặc chủ thể mà S-400 cần bảo vệ".
Ông Korchunov cũng nêu rõ, Nga hành động ở Bắc Cực tương ứng với bối cảnh chính trị-quân sự. Việc Moskva hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tiến hành các hoạt động thực hành chiến đấu-huấn luyện ở Bắc Cực hoàn toàn không thừa và mang tính phòng thủ. Hoạt động của Nga không đe dọa an ninh quốc gia của các nước vùng Bắc Cực và không hề vi phạm bất kỳ thỏa thuận pháp lý quốc tế nào. Ông nói: "Nga chưa bao giờ triển khai quân đội trên lãnh thổ các nước khác ở Bắc Cực và không cung cấp lãnh thổ của mình để bố trí binh sĩ của các nước khác, kể cả các nước bên ngoài khu vực".
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay, do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Nó là phiên bản cải tiến của S-300, vốn được giới thiệu bởi Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh, là câu trả lời cho hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1/1990 và mãi đến năm 2007, Nga mới chính thức đưa hệ thống này vào hoạt động.
S-400 (tên mã định danh của NATO: SA-21 Growler), được thiết kế để tiêu diệt khí cụ bay của đối phương bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái trong phạm vi 400 km và tên lửa đạn đạo cách xa 60 km. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5–10 m - đây là điều mà không hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.
So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số: Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400 km so với 240 km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn (600 km so với 350 km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8 km/giây so với 2 km/giây).
S-400 bao gồm một số thành phần chính như: một chiếc xe tải dùng để chở và phóng tên lửa hoạt động cùng với các radar riêng biệt, hoạt động cùng lúc ở nhiều tần số khác nhau để tạo độ chính xác cao hơn. Thường thì 1 tiểu đoàn S-400 có khoảng 12 xe phóng với 48 tên lửa tầm xa hoặc rất xa (mỗi xe phóng có 4 tên lửa). 1 tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600 km. Một lữ đoàn tác chiến (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này.
| Sau S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục gây choáng váng với tên lửa phòng không SUNGUR? TGVN. Hệ thống tên lửa phòng không SUNGUR được gắn trên nóc xe bọc thép Vuran 4x4 do Công ty BMC của Thổ Nhĩ Kỳ ... |
| 'Chấp' mọi loại tên lửa của Mỹ, S-400 của Nga vẫn không có 'khắc tinh' TGVN. Quân đội Mỹ đang tìm các phương thức chống lại hệ thống tên lửa phòng không (SAM) S-400 Triumph của Nga với việc thử ... |
| Virus corona cũng có thể tác động đến tiến độ cung cấp S-400 của Nga cho Trung Quốc TGVN. Tình hình lây lan dịch bệnh coronavirus có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 của Nga cho ... |